Triển khai ngay sách giáo khoa mới từ 2018 sẽ khó yên tâm về chất lượng
Theo phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hồ Ngọc Đại lo lắng về chương trình mớiTại sao cần so sánh Chương trình tổng thể mới với Chương trình năm 1979?3 thầy 1 sách và nguy cơ tích hợp “thịt chó – nước chè”"Chuột cùng sào” mới vào sư phạm, chương trình mới sẽ đi về đâu?
Ngày 2/11, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (ảnh quochoi.vn).
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Đến nay, việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội tuy đã đạt được một số kết quả nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành để làm căn cứ biên soạn sách giáo khoa, thời gian thực tế để hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến;
Việc chuẩn bị điều kiện về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.
Nếu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ngay từ năm học 2018 – 2019 sẽ khó yên tâm về chất lượng.
Đồng thời, nếu theo lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới nêu tại Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội thì việc chuẩn bị giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ gặp nhiều khó khăn, bất cập;
Trong 3 năm học đầu tiên của lộ trình, mỗi năm học đều phải triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở 3 lớp thuộc ba cấp học khác nhau, trong khi 2 năm học cuối của lộ trình mỗi năm học chỉ triển khai thêm ở 1 hoặc 2 lớp ở cấp tiểu học”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu:
“Mặt khác, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII vừa thông qua Nghị quyết một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ cần có thời gian để chỉ đạo triển khai các nghị quyết này trong ngành Giáo dục, đánh giá tác động của chính sách đối với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và có biện pháp giải quyết.
Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng và áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đồng thời tạo sự đồng thuận, yên tâm của xã hội cần điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất:
“Về nội dung điều chỉnh: Căn cứ tình hình xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, việc chuẩn bị về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc;
Video đang HOT
Trên cơ sở phân tích lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép:
Triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 – 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 – 2022.
Lộ trình cụ thể đối với từng lớp như sau:
- Năm học 2019 – 2020: Lớp 1;
- Năm học 2020 – 2021: Lớp 2 và lớp 6;
- Năm học 2021 – 2022: Lớp 3, lớp 7 và lớp 10;
- Năm học 2022 – 2023: Lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
- Năm học 2023 – 2024: Lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, so với lộ trình nêu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, việc bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ở cấp tiểu học chậm 1 năm, ở cấp trung học cơ sở chậm 2 năm và ở cấp trung học phổ thông chậm 3 năm.
Tuy nhiên, việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn bám sát yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội là:
Triển khai theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học và sau 5 năm thì tất cả các lớp trên phạm vi cả nước đều thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng:
“Việc điều chỉnh sẽ có tác động:
Theo phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục;
Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa mới; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Đào tạo giáo viên dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;
Tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo phương án mới sẽ tạo thuận lợi để triển khai các hoạt động truyền thông tạo sự tin tưởng, lạc quan, yên tâm và đồng thuận của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân.
Đồng thời sẽ tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng biên soạn sách giáo khoa, góp phần thực hiện tốt chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa và phát huy hiệu quả đóng góp của xã hội trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Mặt khác, kinh phí thực hiện xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa theo lộ trình đã điều chỉnh cũng không phát sinh do thời gian để tất cả các lớp trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn là 5 năm.
Phương án mới sẽ có nhiều thời gian hơn để địa phương rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học;
Ưu tiên ngân sách địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư bổ sung cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới”
Theo GDVN
Nhiều đại biểu thấu cảm với Bộ trưởng Nhạ
"Nhiệm kỳ mới được hai năm, không phải chúng ta biện bạch cho cái sự chậm nhưng cần chia sẻ những khó khăn cho người kế thừa. Vì, kế thừa mà gần như làm lại".
Ngày mai (2/11), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bên hành lang kỳ họp thứ 4, ngày 31/10, trao đổi với báo chí, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: "Tôi từng tham gia rất nhiều những cuộc thảo luận về giáo dục.
Tôi thấy, giáo dục là vấn đề luôn luôn chịu tác động mạnh mẽ từ các vấn đề xã hội và giải quyết không đơn giản chút nào".
Đại biểu Dương Trung Quốc đoàn Đồng Nai. Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.
Đại biểu Dương Trung Quốc chia sẻ: "Việc chúng ta cố gắng xây dựng một chương trình giáo dục phù hợp với Việt Nam rất cần thiết, có thể nói đã vật vã bao nhiêu năm nay.
Chương trình phổ thông mới, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã thảo luận rất kỹ thậm chí gợi ý lùi nhiều thời gian hơn nữa. Bởi vì, chúng ta không thể biến học trò thành đối tượng thử nghiệm được.
Vì cần có thời gian trong khi chúng ta chịu áp lực của nhiệm kỳ. Chúng ta nên nhớ, khi kết thúc nhiệm kỳ trước, vấn đề giáo dục bừa bộn như thế.
Nay nhiệm kỳ mới được hai năm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải kế thừa cái cũ, để thực hiện nghị quyết mới được một thời gian ngắn.
Chuyện này, tôi mong muốn tạo thời gian nhiều hơn để có cơ sở chuẩn bị tốt hơn cho chương trình mới".
Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết thêm: "Vấn đề không đơn giản là xây dựng chương trình, sách giáo khoa mà sách giáo khoa đi vào nhà trường phải qua thầy cô, rồi cần điều chỉnh... Tất cả điều đó cần phải có thời gian.
Khi thảo luận chúng tôi thấy bên ngành giáo dục rất quyết tâm, muốn chỉ lùi một năm với cách tính toán cuốn chiếu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cố gắng nỗ lực không để thời gian áp dụng chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới lùi lại quá lâu.
Vì nếu lùi lại quá lâu thì sẽ bước sang một nhiệm kỳ nữa, không chừng nó rơi vào một chặng đường khác.
Tôi cho cách nghĩ nào cũng tốt, tôi nghĩ nên tạo môi trường ủng hộ cho người ta. Nhìn thấy trước khó, nhưng khó nhất ở lĩnh vực giáo dục là không cho phép sai sót, làm lại".
Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh: "Tôi đồng ý lùi lại để triển khai chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới để làm cho tốt hơn. Bởi vì bản thân việc xây dựng chương trình phổ thông mới khi kết thúc nhiệm kỳ trước còn bề bộn như câu chuyện môn sử bàn còn hay không còn trong chương trình mới. Trong khi, nhiệm kỳ này mới được hai năm.
Tôi phân tích như vậy không phải biện bạch cho cái sự chậm mà để chia sẻ những khó khăn cho người kế thừa. Nếu kế thừa cái gì đó thong dong, thanh thoát thì lại dễ, còn kế thừa gần như làm lại phải có thời gian để chuẩn bị tốt.
Tôi cũng chia sẻ với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố gắng lắm khi đề xuất xin lùi một năm. Vấn đề này cũng được thảo luận rất kỹ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
Đây là một ghi nhận, một sự quyết tâm, chia sẻ khó khăn, đó là một thử thách rất lớn".
Đại biểu Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình (ảnh Trinh Phúc).
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình có ý kiến: "Trong tờ trình của Quốc hội xin lùi thời gian thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
Trong tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ lý do vì sao xin lùi. Tôi đồng tình với lý do đó. Bởi lẽ, giáo dục là vấn đề rất hệ trọng của quốc gia, không thể thiếu cân nhắc khi làm".
Vị đại biểu này cho rằng: "Rõ ràng, chúng ta mong muốn triển khai chương trình vào năm 2018, nhưng vì là việc hệ trọng nên cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở cơ quan chuyên môn, lắng nghe ý kiến của tất cả các nhà khoa học, của các thầy giáo, cô giáo và học sinh để hoàn thiện khung chương trình và sách giáo khoa một cách phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Chính vì thế, việc lùi lại để thực hiện cho tốt hơn, chuẩn mực hơn là rất cần thiết, không nên quá lo lắng vào việc triển khai chậm".
Cũng theo đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương: "Chương trình mới cần được triển khai thì song song với nó là chuẩn bị đội ngũ cho tốt, tập huấn đội ngũ giáo viên.
Việc dạy tích hợp tôi cho là một thách thức mới. Tôi cho rằng, dạy tích hợp là đúng, thể hiện tinh thần tiếp thu tiên tiến của thế giới.
Quan trọng là do cách làm hay cũng chính là khâu chuẩn bị. Phương pháp dạy tích hợp chưa chuẩn bị đồng bộ thì chưa phát huy được.
Còn nếu triển khai dạy học theo tích hợp thì giúp học sinh có kiến thức tổng hợp và thực tiễn hơn. Các lĩnh vực, kiến thức khoa học gần nhau được tích hợp trong một bài giảng thì sau này, tiếp thu và đi vào thực tiễn sẽ giúp học sinh nhận thức tốt hơn".
Theo GDVN
Làm nhanh, nóng vội với giáo dục thì không thể hiệu quả được! Phải làm cho kỹ nếu cần thiết không chỉ lùi một năm mà vài năm cũng được, không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới... Trong chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, có nội dung Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của...