Triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường
TPHCM vừa triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học năm 2019.
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị thủ trưởng các đơn vị trường học tuyên truyền, phổ biến, triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo có liên quan của thành phố về thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2018-2020, cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Song song đó, trường học cần tiếp tục thực hiện đổi mới, đa dạng hóa các mô hình, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường phù hợp với từng nhóm đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh ở mỗi cấp học.
Ngoài ra, trường học cũng tổ chức tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đấu tranh bài trừ với hành vi xả rác ra đường và kênh rạch, thải rác đúng nơi quy định, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thay đổi hành vi, hình thành các thói quen tích cực để bảo vệ môi trường như hưởng ứng phong trào “ Chống rác thải nhựa”, “ Trường học không rác”, “ Học sinh không xả rác”…
Tất cả nội dung nói trên có thể triển khai lồng ghép thông qua các hoạt động chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phong trào, vui chơi giải trí, chương trình lồng ghép tại trường học.
Video đang HOT
Dự kiến, từ tháng 9 đến tháng 10-2019, Sở GD-ĐT đi kiểm tra quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục, truyền thông về bảo vệ môi trường và phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn 24 quận, huyện.
MINH QUÂN
Sáng kiến vì môi trường ở ngôi trường vùng sâu vùng xa
Mặc dù sinh sống và giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, không có nhiều điều kiện để tìm tòi, học hỏi nhưng thầy Nguyễn Ngọc Hải (46 tuổi), giáo viên Sinh học Trường THPT An Lạc Thôn (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) vẫn đam mê nghiên cứu khoa học. Thầy cùng các học sinh của mình không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu những đề tài mới để bảo vệ môi trường và phục vụ giảng dạy.
Thầy Hải và học trò trong phòng thí nghiệm của trường
Nhiều sáng kiến... thiếu kinh phí
"Lúc mới về đây tôi chỉ định về chơi thôi chứ không định ở lại giảng. Lúc ấy nơi đây khó khăn lắm, nước ngập và thiếu thốn nhiều thứ, ngôi trường thì cũng chưa ai biết đến. Dần dần mình cảm thấy muốn làm điều gì đó, muốn trường sẽ nổi tiếng ở một lĩnh vực nào đó và các em học sinh không bị thiệt thòi nên, tôi quyết định ở lại", thầy Hải chia sẻ sau hơn 20 năm gắn bó với ngôi trường An Lạc Thôn.
Năm 2003, thầy Hải và học trò tham gia cuộc thi về sử dụng và bảo vệ nguồn nước và đoạt giải Nhất với sáng kiến dùng trái gòn để thu gom dầu loang. Năm 2007 và 2011, thầy và học sinh đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế với 2 đề tài về thu gom dầu loang.
Đến nay, thầy Hải đã có trên 90 đề tài nghiên cứu, chủ yếu về giáo dục, môi trường. Thông qua tiết dạy trên lớp, thầy lồng ghép để khơi gợi ý tưởng cho các em nghiên cứu. Chọn các em từ nhiều lớp tạo thành một nhóm. Các đề tài chủ yếu bắt nguồn từ ý tưởng của các em học sinh.
Giới thiệu về đề tài xử lý khí thải biogas của mình, em Trịnh Minh Quí cho biết, em bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm lớp 11. Đa số người dân chăn nuôi dùng khí biogas để đun nấu nhưng không quan tâm đến các chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe, môi trường, đặc biệt là khi đun nấu.
"Từ đó, chúng em nghĩ ra ý tưởng loại bỏ những chất đó để sạch, an toàn hơn cho người sử dụng. Ban đầu phải sục khí biogas qua nước vôi trong, sau đó dẫn tiếp qua phôi sắt và than hoạt tính để hấp thụ hết những phần còn sót lại mà nước vôi trong chưa hấp thụ được hết", Quí chia sẻ.
Tiếp lời học trò, thầy Hải cho biết, khó khăn nhất là vấn đề kinh phí để kiểm chứng và triển khai ý tưởng. "Trước đây, các em học sinh cũng thực hiện đề tài dùng lá khóm làm tơ sợi, dệt vải rất đẹp nhưng không mua nổi máy dệt nên không triển khai được. Có rất nhiều ý tưởng hay, thiết thực và có kế hoạch sẵn nhưng lại không có kinh phí thì cũng thua", thầy giáo tâm sự.
Thầy Nguyễn Quang Khải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT An Lạc Thôn đánh giá, "Thầy Hải là người có chuyên môn vững vàng, có năng lực, luôn phấn đấu hết mình và có nhiều cống hiến cho nhà trường. Vì vậy, nhà trường cũng hỗ trợ, tạo điều kiện cho thầy và các em trong khả năng của mình. Tuy nhiên, cũng chỉ giúp được một phần nào thôi".
Luôn hướng đến học trò
Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, nam giáo viên luôn sát cánh bên cạnh các em để hỗ trợ thực hiện đề tài của chính mình. Với nhiệm vụ là Tổ trưởng chuyên môn và giảng dạy môn Sinh học, thầy Hải đã khuyến khích, hướng dẫn cho các em học sinh tham gia nghiên cứu khoa học trong nhà trường, hướng dẫn các em tham dự nhiều cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Quốc gia và đạt được không ít thành quả tốt.
Thầy đã hướng dẫn học sinh tham gia 2 đề tài lọt vào TOP 25 cuộc thi "Hành động vì nguồn nước" do Sách & Hành động và Đoàn TNCS NAWAPI đồng tổ chức do Đại sứ quán ISRAEL bảo trợ, thầy làm Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) "Em yêu môi trường" và CLB này đã đạt giải thưởng Môi trường Việt Nam 2013.
Thầy Hải còn nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin như soạn giảng bằng giáo án điện tử, sử dụng thiết bị dạy học ở từng tiết dạy, quản lý điểm của học sinh...
Không chỉ giáo dục về môi trường, giáo viên sinh học còn giáo dục chuyên đề hàng tháng cho các em học sinh như tâm lý, tổ chức gặp mặt chia sẻ với các em về chữ "Hiếu". Thầy Hải mời một vài học sinh tiêu biểu viết bài và mời thêm một thầy giáo kì cựu để cùng nhau ngồi bàn về cái tôi của học sinh ngày nay để các em thấy được công ơn của ba mẹ như thế nào, sự đua đòi có nên hay không và đây cũng là chuyên đề mà thầy tâm đắc nhất khi nó đã lấy đi nước mắt của hơn 100 em học sinh tham gia chuyên đề ngày hôm ấy.
Bên cạnh đó, bằng cách tổ chức những trò chơi vui nhộn, những hoạt động cộng đồng, thầy Hải lồng ghép giáo dục ý thức an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và động vật hoang dã giúp học sinh dễ tiếp thu và có ý thức hơn. Đồng thời, các em còn là tuyên truyền viên tích cực cho các bạn khác lớp, thậm chí cho cả gia đình và người thân.
Từ những đóng góp của mình, thầy Hải nhiều lần được tặng bằng khen và được tuyên dương là Giáo viên giỏi cấp trường, Công đoàn viên xuất sắc, Lao động tiên tiến, gương "Điển hình tiên tiến ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015", gương "Điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015".
Đặc biệt, ngày 15/10/2018, Chủ tịch nước đã ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động cho thầy Hải: "Thời gian tới, trong năm mới 2019, tôi và các em sẽ cố gắng phấn đấu để tiếp tục giữ vững thành tích đạt được nhiều năm qua. Bản thân tôi sẽ đầu tư thêm chuyên môn và định hướng ngành nghề cho các em. Những em nào có đam mê nghiên cứu thì tiếp tục hỗ trợ cho các em", thầy Hải cười.
Diễm Kiều
Theo baophapluat
Giải pháp để nhà vệ sinh không còn ám ảnh học trò Quan trọng nhất là nhà trường phải giáo dục ý thức học sinh trong việc bảo vệ môi trường nói chung và khu vệ sinh nói riêng. Nhiều năm quản lý trường học ở Hà Nội, thầy Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn) cho rằng nhà trường cần dành sự quan tâm đúng mức đến nhà vệ...