Triển khai dạy môn kinh doanh: Đụng đâu, thiếu đó
Chưa có chuẩn đào tạo, chưa có chương trình, chưa có cả đội ngũ giáo viên… khiến ý tưởng triển khai dạy kinh doanh trong trường phổ thông đang đứng trước hàng loạt khó khăn.
Lồng ghép hay lập môn riêng?
Theo Vụ Giáo dục Trung học, việc dạy kinh doanh sẽ được dạy từ cấp trung học cơ sở theo hình thức lồng ghép với một số môn như môn công nghệ, giáo dục công dân, hoạt động giáo dục hướng nghiệp… Ở bậc trung học phổ thông, sẽ hình thành chủ đề tự chọn có tên Nghề kinh doanh với 105 tiết, bắt đầu dạy từ lớp 11.
Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh ý tưởng này.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi, Đại học Sư phạm Hà Nội, không nên coi giáo dục kinh doanh là môn độc lập vì chương trình giáo dục phổ thông hiện đã quá tải. “Nên tích hợp với các môn hiện có,” ông Khôi nói.
Đây cũng là ý kiến của phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kim Long, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo ông Long, nội dung cần dạy cho học sinh là rất nhiều, không thể ôm đồm, gây áp lực cho học sinh. Chỉ cần dạy các em những kiến thức cơ bản về vấn đề này như việc quy trình, các vấn đề về đầu tư, lãi suất, hiệu quả kinh doanh… Do đó, có thể tích hợp với các môn học vốn sẵn có trong nhà trường.
Giờ học của học sinh trường Trung học phổ thông dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.
Trong khi đó, phó giáo sư, tiến sĩ Đào Thái Lai, thành viên ban soạn thảo đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 lại ủng hộ chủ trương của Vụ Giáo dục Trung học.
Theo ông Lai, lên bậc trung học phổ thông, xu hướng ngành nghề rất đa dạng. Vì thế, bên cạnh các môn bắt buộc như văn, toán, ngoại ngữ, nên có nhiều môn tự chọn cho học sinh, trong đó có môn kinh doanh. “Chúng tôi cũng kiến nghị bộ xem xét đưa nội dung này vào chương tình giáo dục phổ thông sau năm 2015,” ông Lai cho biết.
Ai sẽ dạy?
Video đang HOT
Phương pháp dạy chưa rõ ràng, vấn đề giáo viên càng nan giải hơn. “Ai sẽ là người dạy kinh doanh cho học sinh? Giáo viên hay doanh nhân? Nếu là giáo viên thì kiêm nhiệm hay đào tạo riêng?” ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chuyên nghiệp đặt câu hỏi.
Theo chia sẻ của ông Vinh, hệ trung học chuyên nghiệp đã triển khai nội dung này được hai năm nhưng giáo viên vẫn là vấn đề đau đầu nhất.
Thừa nhận vai trò đặc biệt của giáo viên, ông Đoàn Văn Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, Vụ sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên hiện có từ các trường.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng không thể có biên chế giáo viên chỉ dạy vài chục tiết, vì thế phải tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy kiêm nhiệm. Hơn nữa, ngay cả với các môn đã đưa vào trường phổ thông như công nghệ hay hoạt động hướng nghiệp đến nay vẫn chưa có cơ sở sư phạm nào đào tạo riêng biệt.
Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng giảng dạy, ông Kiên Sorit, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, một trong những trường đã thực hiện thí điểm việc đưa nội dung kinh doanh vào giảng dạy, cho rằng để giáo viên kiêm nhiệm là rất khó.
Theo ông Sorit, bản thân giáo viên phải yêu thích kinh doanh, có trải nghiệm thực tế thì việc dạy mới hiệu quả. “Thiếu kinh nghiệm thực tế nên khi dạy, giáo viên đôi khi thiếu tự tin và khó thuyết phục được học sinh. Nội dung giảng dạy vì thế cũng khô cứng, lý thuyết, thiếu sinh động,” ông Kiên Sorit nói.
Cũng theo vị hiệu trưởng này, một vấn đề khó khăn khác của kiêm nhiệm là chế độ. Mỗi giáo viên đều đã có một môn dạy riêng, khi đi học, kiêm thêm nội dung kinh doanh nhưng chế độ không thay đổi (vì vẫn hưởng lương theo biên chế) nên nhiều khi giáo viên không nhiệt tình.
Nhìn vấn đề một cách tổng thể hơn, ông Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, cốt lõi của tất cả những bất đồng quan điểm trên là do vẫn chưa có một chuẩn đầu ra cho học sinh khi dạy môn học này. Mặc dù nội dung kinh doanh đã được thí điểm trên một số trường từ năm 2006 nhưng để triển khai rộng trên toàn quốc lại là vấn đề hoàn toàn khác. “Phải có chuẩn đầu ra, trên cơ sở đó mới xác định dạy cái gì, nội dung ra sao, phương pháp thế nào, giáo viên cần tiêu chuẩn gì. Nhưng tiếc là điều này lại chưa được đặt ra,” ông Vinh nói.
Theo Vietnam
Sẽ dạy kinh doanh từ bậc phổ thông
Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ triển khai đại trà nội dung tự chọn nghề kinh doanh từ lớp 11, sau 2015 đây sẽ là môn học tự chọn cho học sinh.
Từ năm học 2013-2014, học sinh lớp 11 sẽ học kinh doanh.
Dự kiến sẽ có 10 chủ đề
Ông Đoàn Văn Ninh, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết ngay trong năm nay sẽ cập nhật, đổi mới nội dung giáo dục kinh doanh đang được thực hiện ở môn công nghệ và một số môn học, ở một số lớp. Bên cạnh đó, biên soạn một số chủ đề tự chọn để dạy trong các trường THCS.
Riêng chương trình hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 sẽ xây dựng thêm nội dung tự chọn nghề kinh doanh (thời lượng 105 tiết), dự kiến sẽ có 10 chủ đề gồm: Tầm quan trọng của kinh doanh trong xã hội; tạo lập, xây dựng ý tưởng kinh doanh; xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh; lựa chọn thị trường phù hợp; lựa chọn địa điểm kinh doanh; nguồn vốn để thành lập một doanh nghiệp; quản lý tài chính; tự tạo việc làm; các hình thức pháp lý về quyền sở hữu doanh nghiệp; chi phí khởi sự doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm học 2013-2014 sẽ tổ chức triển khai trong phạm vi 15 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền, mỗi tỉnh, thành chọn 10 trường THPT.
Một trong những điều kiện tối thiểu mà các trường được chọn là học sinh lớp 11 của trường tự nguyện đăng ký học tự chọn nghề kinh doanh.
Đối với định hướng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, cấp THPT, giáo dục kinh doanh sẽ được xây dựng là một trong các môn học tự chọn; ở cấp THCS, môn học này sẽ là một chủ đề hội tụ/liên môn được tích hợp lồng ghép vào nội dung của các môn học ở các lớp của cấp học này.
Trước khi đưa ra định hướng này, từ năm 2006, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã hợp tác với Viện Khoa học giáo dục VN đưa chương trình giáo dục về kinh doanh vào trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Tại chương trình này, giáo dục kinh doanh được giảng dạy như một môn học tự chọn đối với học sinh THPT, nhằm trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kinh doanh và doanh nghiệp. Với những kiến thức và kỹ năng này, chương trình mong muốn giúp các em định hướng nghề nghiệp và tự lập nghiệp.
Theo bà Lê Vân Anh, Viện Khoa học giáo dục VN, kết quả thí điểm cho thấy với những em sau khi tốt nghiệp THPT không đi làm ngay mà đi học tiếp thì ảnh hưởng của giáo dục kinh doanh không rõ ràng lắm. Song, với những em thực sự say mê công việc thì chương trình mang lại nhiều kiến thức hữu dụng.
Mặc dù vậy, báo cáo đánh giá cũng chỉ ra rằng nội dung dạy vẫn tập trung nhiều về lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn; nhiều phần nội dung giáo viên chỉ giảng lý thuyết, không có bài tập thực hành, ứng dụng, học sinh khó tiếp thu. Nguyên nhân của vấn đề này do một phần cơ sở vật chất của các trường còn thiếu thốn, không có đủ điều kiện cho học sinh thực hành, mặt khác là do trình độ giáo viên còn yếu, đa số là dạy kiêm nhiệm nên kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về kinh doanh còn rất thiếu.
Quan trọng là học sinh phải thích
Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, cho rằng giáo dục kinh doanh sẽ giúp học sinh phát triển một cách toàn diện trong việc nắm bắt các cơ hội trong cuộc sống, không ngại rủi ro. Bên cạnh đó, giáo dục kinh doanh có thể xem là một hình thức giáo dục hướng nghiệp hiệu quả, bồi dưỡng những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của giới trẻ.
Cũng theo ông Vinh, sẽ là muộn nếu chúng ta chờ đến khi học sinh vào đại học mới học chương trình này. Hiện mỗi năm nước ta tạo ra khoảng trên 1,2 triệu việc làm, trong khi dân số trong độ tuổi lao động là trên 52 triệu người. Chúng ta lại đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên nguy cơ sẽ có nhiều lao động dôi dư trong tương lai.
Cùng chung lo lắng này, đại diện Sở GD-ĐT Trà Vinh, thông tin tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn ở tỉnh này còn hết sức khiêm tốn, chiếm chưa đến 2% ở tất cả các nhóm tuổi.
Sở GD-ĐT tỉnh này cũng cho biết, trên 95% những người được hỏi cho rằng cần thiết phải đưa giáo dục về kinh doanh vào trường THPT. Tuy nhiên, chương trình thí điểm được triển khai trong thời gian ngắn nên trong giai đoạn 2, học sinh phải học 2 buổi/tuần, tạo nên một áp lực học tập khá nặng cho học sinh và giáo viên. Do vậy, cần xây dựng chương trình phù hợp và nên lồng ghép vào môn giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THTP, đặc biệt là học sinh lớp 12.
Trong khi đó, ông Trần Quang Đông, Hiệu trưởng trường THPT Đồng Xoài, Bình Phước, cho rằng việc tích hợp một số tiết về kiến thức kinh doanh trong môn công nghệ lớp 10 như hiện nay là quá ít và thiếu thực tế, làm cho chương trình chính khóa thêm nặng nề. Trong trường THPT, việc giảng dạy kinh doanh như một nghề trong hoạt động giáo dục nghề phổ thông là phù hợp nhất.
Cũng theo ông Đông, không nhất thiết tất cả học sinh phải học kinh doanh. Nhữnghọc sinh muốn tìm cho mình một công việc ổn định sau này nhưng lại không có khả năng thi đậu ĐH; những học sinh có hoàn cảnh khó khăn khó có điều kiện theo học ở bậc học cao hơn; có tố chất kinh doanh, thích học kinh doanh... mới là đối tượng cần học môn này.
Bà Ngô Thị Lan, Hiệu trưởng trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa, đề nghịhọc sinh hoàn thành chương trình giáo dục kinh doanh được thay thế nội dung của dạy nghề phổ thông và có thể coi đây là một nghề.
Theo Thanh Niên
Học nghề cho... vui Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề thực hiện trong trường phổ thông đã trên 20 năm, và dù là môn học bắt buộc nhưng lại không mấy hiệu quả. HS Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM) trong giờ học nấu ăn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Học sinh học, phụ huynh thực hành Mục tiêu của môn thủ công - kỹ thuật ở bậc...