Triển khai dạy học phù hợp với thực tiễn địa phương
Dù gặp khó khăn do thiếu nhân lực, cơ sở vật chất, nhưng các trường đã triển khai dạy học linh hoạt để phù hợp với thực tiễn địa phương.
Các trường học linh hoạt triển khai chương trình dạy và học
Khó khăn trong triển khai chương trình mới
Năm học 2022-2023, bên cạnh khối lớp 3 và lớp 7, ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với khối lớp 10. Ngoài những môn học bắt buộc, học sinh phải chọn 4 trong 9 môn học tự chọn. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực và cơ sở vật chất không đồng bộ nên việc triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới gặp không ít khó khăn.
Tại trường THPT Phú Bình, huyện Phú Bình, năm học này, Nhà trường tuyển sinh 13 lớp với trên 580 học sinh lớp 10. Điểm mới trong chương trình dạy và học của năm nay đó là ngoài các môn học bắt buộc thì học sinh được quyền chọn một trong những môn trong tổ hợp tự chọn như Địa lý, Vật lý, Âm nhạc, Mỹ thuật…Những đổi mới căn bản này để học sinh có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên những bất cập về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất khiến cho việc sắp xếp các môn học tự chọn tại Nhà trường gặp khó khăn.
Thầy giáo Dương Thanh Trọng, Hiệu trưởng trường THPT Phú Bình cho biết: Đối với 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật do Nhà trường nói riêng và các trường THPT trên địa bàn tỉnh nói chung không có giáo viên dạy các môn học này, nên khi có học sinh đăng ký lựa chọn, Nhà trường sẽ phải báo cáo với Sở GD&ĐT có kế hoạch thuê giáo viên theo định mức khoán để đảm bảo nguồn nhân lực.
Tương tự như trường THPT Phú Bình, năm học 2022 – 2023 trường THPT Ngô Quyền tuyển sinh 450 học sinh vào lớp 10. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với trường là không thể sắp xếp được giáo viên giảng dạy ở các môn học tự chọn như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tiếng dân tộc, Ngoại ngữ 2…
Video đang HOT
Nhiều trường THPT chưa đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy các môn nghệ thuật
Thầy giáo Phan Vũ Hào, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên chia sẻ: “Các em học sinh sẽ đăng ký rất nhiều ở môn Âm nhạc và Mĩ thuật, bởi đây là 2 môn học giúp các em giải tỏa căng thẳng và thoải mái về tâm lý. Tuy nhiên, về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường trong những năm tới cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu về việc giảng dạy các bộ môn nghệ thuật, các bộ môn nhạc họa ở trong nhà trường”.
Linh hoạt đảm bảo chất lượng dạy và học
Để khắc phục những khó khăn và đáp ứng nhu cầu dạy và học trong năm học này, các trường học đã triển khai linh hoạt và có những phương án phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng trường THPT Lương Ngọc Quyến chia sẻ: Năm học 2022 – 2023, Nhà trường có khoảng hơn 2000 học sinh, với 3 khối và 45 lớp, trong đó riêng khối 10 có 15 lớp. Trước khi diễn ra kỳ thi vào lớp 10 năm 2022, Nhà trường đã công khai phương án tuyển sinh và ngay sau khi có kết quả thi trường đã tiến hành tập trung các em để chuẩn bị về tư tưởng, tâm thế cho học sinh, cũng như làm tốt công tác phân luồng sớm, định hướng và cho học sinh đăng ký chọn theo 3 tổ hợp (KHTN1; KHTN2 và KHXH) học tập nội quy, quy định của nhà trường.
Chính bởi vậy, dù còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất nhưng Nhà trường không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên hay khó khăn trong tổ chức các hoạt động dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các trường bố trí kế hoạch dạy học và thời khóa biểu hợp lý
Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động liên hệ với Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng để hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên có đủ trình độ, bố trí kế hoạch dạy học và thời khóa biểu hợp lý. Ngành Giáo dục cũng tiếp tục thực hiện tốt cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục công lập để thực hiện thuê, khoán giáo viên giảng dạy trong điều kiện thiếu biên chế theo định mức.
Đồng thời, rà soát, điều động sắp xếp giáo viên thực hiện dạy liên trường đối với một số môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh… Năm 2022, Sở GD&ĐT cũng đã đề xuất nhu cầu đào tạo 20 giáo viên dạy môn Âm nhạc và Mỹ thuật cho các trường THPT.
Ông Đào Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên thông tin: “Sở đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên lớp 10 dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018; yêu cầu các nhà trường xây dựng các tổ hợp bộ môn trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ của nhà trường và thông báo công khai trong phương án tuyển sinh của nhà trường; đồng thời, tuyên truyền tới học sinh và cha mẹ học sinh để các em học sinh biết được và đăng ký tổ hợp môn học cho phù hợp”.
Đổi mới đúng nghĩa
Tính đến năm học 2022 - 2023, các trường học trên cả nước đã triển khai Chương trình GDPT 2018 được 6 khối lớp, trong đó nhiều nhất là tiểu học
Ảnh minh họa Internet.
Tính đến năm học 2022 - 2023, các trường học trên cả nước đã triển khai Chương trình GDPT 2018 được 6 khối lớp, trong đó nhiều nhất là tiểu học, với lớp 1, lớp 2 và lớp 3.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp học này trong năm học 2022 - 2023 được Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý là đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học.
Chuyển từ Chương trình GDPT 2006 sang thực hiện Chương trình GDPT 2018, mục tiêu thay đổi thì nội dung, phương pháp quản trị nhà trường buộc phải thay đổi theo. Chương trình GDPT 2018 có những môn học, hoạt động giáo dục mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng khác, đòi hỏi ban giám hiệu phải thay đổi cách quản trị. Việc quản trị đội ngũ, phân công giáo viên, sắp xếp thời khóa biểu, nhất là khi triển khai các môn học mới; rồi quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn học liệu ra sao để bảo đảm hiệu quả cũng là nội dung quan trọng cần lưu ý.
Mấu chốt của đổi mới quản trị trường học nằm ở vai trò của người hiệu trưởng, là nhà quản trị. Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước nhà trường và người học, phụ huynh về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả.
Thực tế hiện nay khó có thể nói hết những vất vả của hiệu trưởng các trường học khi đồng thời quản trị cùng lúc hai chương trình (GDPT 2006, GDPT 2018). Dù vậy, với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công cuộc đổi mới, thời gian qua đa số lãnh đạo các trường đã nỗ lực để theo kịp yêu cầu. Nhiều trường tiểu học, đặc biệt với mô hình trường chất lượng cao, tiên tiến, tư thục, hiệu trưởng đã mạnh dạn hướng đến quản trị hiện đại, thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội - giải trình.
Tuy nhiên, so với các bậc học cao hơn, thực tiễn đổi mới quản trị nhà trường ở cấp tiểu học vẫn còn lắm gian nan. Mặc dù trong quá trình chuẩn bị thực hiện Chương trình GDPT 2018, công tác tập huấn quản trị nhà trường được Bộ hết sức quan tâm, song thực tế triển khai vẫn còn bất cập. Nguyên do là ở cấp tiểu học, khái niệm tự chủ chưa được phát huy mạnh mẽ. Nhiều nơi còn thiếu giáo viên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng; một số giáo viên, cán bộ quản lý lớn tuổi, ngại đổi mới và chưa tự tin vào chính mình. Các vấn đề về quản trị nhân sự thường làm theo kinh nghiệm. Đặc biệt là dân chủ ở cơ sở nhiều nơi vẫn còn nằm trên... quy chế.
Những ai quan tâm đến giáo dục hẳn còn nhớ vụ việc mất dân chủ ở một trường tiểu học tại Hà Nội vài năm trước, khi phụ huynh yêu cầu làm rõ nguyên nhân con bị gãy chân, nhà trường đã "đáp trả" bằng kết quả khảo sát 100% giáo viên, nhân viên trong nhà trường trả lời... đúng với ý của hiệu trưởng. Tại một hội nghị thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục - đào tạo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ở Hà Nội, nhiều đại biểu từng thừa nhận có thực tế văn bản quy chế dân chủ rất nhiều nhưng việc thực hiện tại không ít cơ sở giáo dục còn hình thức, sơ sài, chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao. Thậm chí có tình trạng "quyền của hiệu trưởng càng cấp dưới càng to".
Triển khai Chương trình GDPT mới đòi hỏi công tác quản trị tại các cơ sở giáo dục phải đổi mới, thậm chí phải đi trước một bước. Muốn làm tốt điều này, không chỉ hiệu trưởng phải thay đổi về nhận thức, tư duy, cách làm, mà quan trọng hơn cần dân chủ hóa mạnh mẽ trong công tác quản trị, tạo môi trường để giáo viên, nhân viên phát huy năng lực, tiếng nói của mình. Khi mọi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường đều có tiếng nói và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, đều tăng cường tính tự chủ thì công cuộc đổi mới quản trị trường học theo đó mới thực sự hiệu quả.
Nhiều điểm mới trong năm học 2022 2023 của ngành giáo dục TP.HCM TP.HCM đã tổ chức lễ khai giảng đồng loạt vào ngày 5/9 với gần 1,7 triệu học sinh ở các cấp học tại TP.HCM trong năm học 2022 - 2023 này, tăng khoảng 21.900 học sinh so với năm ngoái... Lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 tại trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Theo Sở Giáo...