Triển khai đào tạo trực tuyến toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp
“Cho phép phát triển thị trường đào tạo trực tuyến, cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học có đủ năng lực có thể cung cấp các chương trình, môn học, module trực tuyến cho học sinh tại các trường hoặc người dân từ công nhân tới thanh niên có nhu cầu học tích lũy modun trực tuyến”.
Đó là thông tin được ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương bình và xã hội (LĐTB&XH) chia sẻ tại Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học trong kỷ nguyên số đối với lĩnh vực nghề nghiệp sáng diễn ra sáng nay (17/4) tại TPHCM.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Quân phát biểu tại hội thảo sáng nay
Ông Lê Quân cho rằng giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức lớn. “Tư duy của chính chúng ta là tư duy hệ thống, bao cấp và chậm chuyển đổi theo nhu cầu và yêu cầu của thị trường.
Thứ hai, chúng ta phải đổi mới trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế trong đó có nguồn lực về tài chính và đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ ba, chúng ta đang lúng túng đổi mới các cơ chế chính sách để đáp ứng những yêu cầu mới.
Ngoài ra việc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý xã hội, người học có tâm lý học chạy theo bằng cấp, chưa chú trọng đến yếu tố thực nghề, thực nghiệp”, Thứ trưởng Lê Quân nói.
Bên cạnh những khó khăn, ông Quân cũng cho rằng giáo dục nghề nghiệp sẽ có những cơ hội lớn. Trong đó, nhu cầu từ xã hội và thị trường nhiều trong khi cơ cấu nguồn nhân lực đang bất hợp lý. Cứ trung bình có 1 cử nhân kỹ sư nhưng chưa có được 1 người trình độ giáo dục nghề nghiệp bậc cao đẳng, trung cấp. Vì vậy, sắp tới nhu cầu về đào tạo thợ kỹ thuật, kỹ thuật viên ở trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp sẽ vô cùng lớn. Ngoài ra, việc hợp tác quốc tế và những biến đổi công nghệ sẽ rút ngắn khoảng cách tụt hậu, lạc hậu…
Video đang HOT
Sinh viên trường cao đẳng nghề học thực hành với trang thiết bị hiện đại
Thứ trưởng Lê Quân cho biết, hiện Bộ LĐTB&XH đang triển khai 2 dự án lớn. Bao gồm: Một là, xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu tích hợp hệ thống trong toàn quốc để kết nối tất cả các trường nghề để toàn bộ thủ tục hành chính, công tác kiểm định chất lượng, quản lý văn bằng chứng chỉ… đều được thực hiện trực tuyến.
Hai là, phát triển thị trường đào tạo trực tuyến. Theo đó, cho phép phát triển thị trường đào tạo trực tuyến, cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực có thể cung cấp các chương trình, môn học, modun trực tuyến cho học sinh tại các trường hoặc người dân từ công nhân tới thanh niên có nhu cầu học tích lũy modun trực tuyến… Việc này sẽ hình thành thị trường đào tạo trực tuyến trong đó nhiều đơn vị có giải pháp đào tạo trực tuyến cho đơn vị của mình và cung cấp cho cả thị trường giáo dục nghề nghiệp”.
Ngoài ra, Thứ trưởng Quân cũng cho hay, Bộ LĐTB&XH đã đề xuất một số giải pháp như tăng cuờng quản lý nhà nước từ cấp bộ tới sở, ngành. Tập trung đào tạo đội ngũ lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó hiệu trưởng phải có đủ năng lực phẩm chất, có động lực, áp lực để triển khai giải pháp đổi mới. Tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên và kỹ thuật cho các trường nghề, phải ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình đổi mới quản lý cũng như đổi mới hoạt động.
Còn ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) cho biết hiện Bộ đang chỉ đạo xây dựng 6 môn học chung cho các bậc cao đẳng và trung cấp. Chủ trương của Bộ sẽ đưa 6 môn học này vào đào tạo trực tuyến, cho phép người học toàn quốc được học và thi các môn học này online.
Theo ông Minh, việc này nhằm giảm thiểu chi phí đào tạo, tạo sự linh hoạt cho người học, và tạo sự thân thiện của người học với công nghệ thông tin. Ngoài ra Bộ sẽ cho triển khai nhiều modun đào tạo online khác như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, kỹ năng, kiến thức nghề cơ bản để người học tại mọi nơi và mọi lúc có thể dễ dàng tiếp cận giáo dục nghề nghiệp.
Lan Phương
Theo Dân trí
Hút người học bằng thương hiệu
Giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động đang ngày càng trở nên gắn kết với nhau, khi hàng loạt các nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, thu hút nhân lực có trình độ, kỹ năng cao.
(Ảnh minh họa)
Điều này đặt ra thách thức cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải nỗ lực chuyển mình, tạo niềm tin để thu hút học sinh sinh viên lựa chọn học nghề, coi học nghề thực sự là một hướng lập nghiệp đúng đắn.
Rộng mở các nhóm ngành đào tạo
Nhận định về nhu cầu nhân lực trong thời gian tới, ý kiến chuyên gia cho rằng, các nhóm ngành chi phối thị trường lao động trong tương lai sẽ bao gồm: Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật; Kinh tế tài chính, hành chính - pháp luật; Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, "hút" nhân lực trong xây dựng, cấp thoát nước.
Nhóm ngành Khoa học và xã hội, thiếu nhất là nhân lực trong ngành Quản trị du lịch và khách sạn... nhóm ngành Sư phạm. Đặc biệt trong cuộc CMCN 4.0, các nhóm ngành sẽ chiếm ưu thế và cần nhiều nhân lực hơn là công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, kỹ thuật xây dựng, công nghệ sinh học, quản trị dịch vụ và nghệ thuật.
Tư vấn tuyển sinh trung cấp, cao đẳng (TC, CĐ) năm 2018, ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ LĐ-TB&XH, cho biết: Năm nay tuyển sinh bậc TC, CĐ không có thay đổi gì lớn, thí sinh tốt nghiệp THCS, THPT có thể lựa chọn một trong ba hình thức thi tuyển, xét tuyển và kết hợp thi và xét tuyển để đăng ký tuyển sinh vào các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo nhiều đợt quanh năm.
Cũng theo ông Đỗ Văn Giang, cơ hội vào học TC, CĐ rất rộng mở, với trên 800 ngành nghề CĐ, 500 ngành nghề TC, học nghề sẽ giúp các bạn trẻ sớm lập thân, lập nghiệp.
Do đó, các em học sinh cần chủ động tìm hiểu, tham khảo tư vấn để lựa chọn được đúng ngành nghề phù hợp khả năng và sở thích. Khi có lựa chọn đúng đắn, các em sẽ có động lực để học tốt, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, trau dồi kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Tự chủ và gắn với doanh nghiệp
TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Bộ LĐ-TB&XH đã xác định năm 2018 là năm trọng điểm, đột phá của giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần đổi mới, nâng cao chất lượng.
Đột phá về giáo dục nghề nghiệp, từ năm 2018, các trường TC, CĐ dạy nghề sẽ phải thực sự năng động, đổi mới công tác đào tạo để thu hút người học, đồng thời chủ động trong tự chủ, tự hoàn thiện, đảm bảo hiệu quả đào tạo.
Điểm nổi bật và khác biệt của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo gắn với thực hành, gắn với doanh nghiệp tại các vị trí việc làm, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Thực tế, nhiều trường, nhiều ngành nghề đã cam kết với người học ngay khi tuyển sinh là có việc làm sau tốt nghiệp, nếu không sẽ hoàn trả học phí.
Thế mạnh của giáo dục nghề nghiệp chính là thời gian đào tạo ngắn, chi phí không cao mà lại có nhiều cơ hội việc làm tốt, thu nhập đảm bảo. Nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề đã khởi nghiệp thành công, không chỉ tạo việc làm cho mình mà còn tạo công ăn, việc làm cho nhiều người khác với mức thu nhập cao trong xã hội.
Đồng hành với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã cử các chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp, am hiểu về thị trường lao động và xu hướng lựa chọn ngành nghề để tư vấn tại các chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp...
Tuyên truyền và đổi mới công tác đào tạo, quản lý theo phương châm lấy chất lượng, hiệu quả là mục tiêu hàng đầu. Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, tập trung tìm giải pháp giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.
Theo định hướng mới của ngành giáo dục nghề nghiệp, toàn bộ chương trình đào tạo phải đẩy mạnh các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp, xác định mục tiêu đào tạo, đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Các trường muốn tuyển sinh được thì phải tự khẳng định thương hiệu bằng cách xây dựng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế.
Anh Quang
Theo giaoducthoidai.vn
Thiếu tương tác, doanh nghiệp lẫn cơ sở dạy nghề đều gặp khó Cả nước có 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chỉ 10% doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quá ít, điều này khiến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lẫn doanh nghiệp đều gặp khó. Đại diện Tập đoàn VinGroup chia sẻ về nhu cầu tuyển dụng của tập đoàn - Ảnh: THANH TÚ...