Triển khai đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng đổi mới giáo dục
Chính sách học bổng đối với đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam: Người được cử đi đào tạo được cấp học phí; sinh hoạt phí; kinh phí thực tập, tham gia hội thảo ở nước ngoài và khen thưởng (nếu có).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ theo Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2030.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, đối tượng tuyển sinh trình độ tiến sĩ bao gồm:Giảng viên đại học; những người đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước, ở nước ngoài hoặc chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ giữa cơ sở giáo dục ở trong nước với cơ sở giáo dục ở nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng thụ hưởng của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định số 911/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cam kết trở thành giảng viên của cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
Đối với trình độ thạc sĩ, đối tượng tuyển sinh là: Giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao.
Thời gian tuyển sinh: Đến năm 2030. Hình thức đào tạo gồm: Đào tạo chính quy toàn thời gian ở Việt Nam; đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài. Đào tạo phối hợp một phần thời gian ở Việt Nam và một phần thời gian ở nước ngoài đối với trình độ tiến sĩ.
Video đang HOT
Chính sách học bổng đối với đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam: Người được cử đi đào tạo được cấp học phí; sinh hoạt phí; kinh phí thực tập, tham gia hội thảo ở nước ngoài và khen thưởng (nếu có).
Đối với đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài: Người được cử đi đào tạo được cấp học phí; sinh hoạt phí; bảo hiểm y tế; vé máy bay một lượt đi và về; phí đi đường (01 lượt đưa đón ở sân bay về nơi ở lúc bắt đầu và kết thúc khóa học); khen thưởng; hỗ trợ một phần rủi ro bất khả kháng, phí chuyển, nhận tiền qua ngân hàng và các loại phí bắt buộc khác theo quy định của cơ sở tiếp nhận (nếu có)…
Dự thảo nêu rõ các điều kiện chung là: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khỏe để đi học, không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đăng ký ngành học và trình độ đào tạo phù hợp với chuyên môn và nhu cầu công tác của cơ sở giáo dục đại học cử đi hoặc cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu tuyển dụng (sau đây viết tắt là cơ sở cử đi);
Điều kiện cụ thể đối với ứng viên dự tuyển đi học ở nước ngoài: Không quá 35 tuổi nếu dự tuyển đi học thạc sĩ; không quá 45 tuổi nếu dự tuyển đi học tiến sĩ tính đến ngày đăng ký dự tuyển; đáp ứng yêu cầu đầu vào của cơ sở tiếp nhận ở nước ngoài.
Quyền lợi của người được cử đi đào tạo là được cấp học bổng và chi phí đào tạo tương ứng với trình độ và hình thức đào tạo đã dự tuyển và trúng tuyển trong thời gian quy định. Được hưởng các quyền lợi quy định tại Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
Trách nhiệm của người được cử đi đào tạo là thực hiện quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ trong khuôn khổ Đề án 89 và của cơ sở cử đi; có trách nhiệm bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành và bao gồm cả các trường hợp sau:
Tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không hoàn thành chương trình đào tạo và không được cơ sở tiếp nhận đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng không quay trở lại làm việc tại cơ sở cử đi hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.
Lấy ý kiến về đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
Bộ GDĐT vừa tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết, quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đang giảm mạnh bởi nhiều nguyên nhân.
Ảnh minh họa
Do đó, Bộ GDĐT chủ trương xây dựng lại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, đảm bảo theo đúng quy định của luật và yêu cầu tập trung vào chất lượng. Ông Sơn nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ có thể tăng được quy mô đào tạo khi chúng ta đảm bảo với xã hội, cam kết với xã hội về chất lượng".
Lần này, dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ đã có những bước đổi mới quan trọng về tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ, theo hướng tăng cường tự chủ, công khai, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở GDĐH, tiệm cận với thông lệ của các nước phát triển.
Còn dự thảo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ chỉ quy định khung về tiêu chuẩn giảng viên, người hướng dẫn, điều kiện tuyển sinh, yêu cầu về thành viên và quy định bảo vệ luận án. Dự thảo cũng nêu chi tiết các quy định liên quan đến trách nhiệm của Bộ GDĐT - cơ quan kiểm tra giám sát và trọng tài khi có khiếu kiện tố cáo liên quan đến chất lượng và quy trình đào tạo tiến sĩ.
Về cấu trúc, dự thảo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ giảm từ 8 chương và 32 điều xuống 5 chương và 26 điều, giảm thiểu các chi tiết cầm tay chỉ việc, giao cơ sở tự chủ. Bộ GDĐT chỉ quy định chuẩn và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra giám sát theo chuẩn.
Trước đó, sau khi Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, số lượng nghiên cứu sinh tuyển mới năm 2018 giảm đáng kể. Trong khi, Luật Giáo dục ĐH 2012 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH năm 2018 quy định mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo trong chuyên môn.
Có nhiều phân tích được đưa ra, song một trong những nguyên nhân tác động đến thực trạng khiến lượng nghiên cứu sinh (NCS) giảm hẳn là do yêu cầu "công bố quốc tế" với các bài báo; việc đào tạo NCS gắn nhiều hơn với hoạt động nghiên cứu khoa học...
Khi ấy ông Hoàng Minh Sơn (là Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) thừa nhận rằng, chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang có vấn đề, song không thể vì thế mà không làm nữa.
Nhiều chuyên gia cũng đồng tình rằng dù người ta nhiều lần nhắc tới con số 24.000 như một minh chứng cho số lượng tiến sĩ quá nhiều ở Việt Nam, song nhu cầu giảng viên có trình độ tiến sĩ thực sự có chất lượng, nhất là cho các trường ĐH, vẫn là rất lớn.
Ông Sơn khi ấy đã đề xuất, cần phải gắn đầu tư cho nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ thì chất lượng đào tạo tiến sĩ mới có thể nâng lên.
Hiện Bộ GDĐT đã đăng công khai lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo thạc sĩ từ ngày 18/9 đến ngày 18/11 và dự thảo Thông tư quy định Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ từ ngày 7/10 đến ngày 7/12.
Quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chỉ tăng khi đảm bảo chất lượng Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ có thể tăng được quy mô đào tạo khi chúng ta đảm bảo với xã hội, cam kết với xã hội về chất lượng". Ngày 12/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Thứ trưởng...