Triển khai đào tạo 22 nghề chuyển giao từ Đức
Tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa phối hợp với Tập đoàn đào tạo Avestos, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) tổ chức hội nghị “Hướng dẫn đào tạo thí điểm 22 nghề cấp độ quốc tế chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang Đức”.
Ông Trương Anh Dũng phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị nhằm bảo đảm chuẩn bị tốt hơn nữa các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, công tác thông tin quảng bá, quyết tâm thực hiện thành công việc đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Đức bao gồm: 66 lớp với 1.056 sinh viên, để tạo ra một lực lượng lao động thực sự có trình độ cao, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn Đức.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho biết: Tiếp nối chương trình phối hợp với Học viện Chisholm – Úc, từ năm 2017 đã tổ chức đào tạo thí điểm cho 12 nghề theo 12 bộ chương trình chuyển giao từ Úc, tại 25 trường cao đẳng với 41 lớp, năm nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Tập đoàn Avestos tiếp tục tổ chức đào tạo thí điểm 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức với tổng số 66 lớp tại 45 trường cao đẳng.
Trao chứng chỉ cho các giáo viên đã được đào tạo tại Đức.
Chuẩn bị cho chương trình đào tạo thí điểm, đến nay, 264 giảng viên của 45 trường được cử đi đào tạo tại Đức đã hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề đạt tiêu chuẩn của Đức, sẵn sàng bắt đầu giảng dạy 66 lớp tại 45 trường từ tháng 11/2019. Công tác tuyển sinh các lớp thí điểm tại các trường cơ bản đã hoàn thành.
Kết quả kiểm định tháng 1/2019 cho thấy, hầu hết các trường thực hiện thí điểm đều đạt các tiêu chí kiểm định của Đức, một số trường được chuyên gia Đức đánh giá cao về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo như: Trường cao đẳng quốc tế Lilama 2, Trường cao đẳng cơ điện Hà nội và Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, các trường đào tạo khối nghề du lịch…
Phía đối tác Đức cũng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chuyên gia Đức sang hướng dẫn đào tạo thí điểm cho từng lớp, từng nghề tại các trường, bắt đầu từ tháng 11/2019. Đến thời điểm này, các điều kiện để tổ chức đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang Đức cơ bản đã bảo đảm, sẵn sàng cho việc triển khai đào tạo.
Theo baodansinh
Trường cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2: Đào tạo 3 ngành do Đức chuyển giao
Từ năm học 2019-2020, Trường cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 (huyện Long Thành) sẽ đào tạo 3 trong số 22 nghề được chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức). Đó là 3 nghề: chế tạo thiết bị cơ khí, kỹ thuật lắp đặt thiết bị cơ khí và công nghệ hàn.
Sinh viên Trường cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 (huyện Long Thành) trong giờ thực hành với thiết bị hiện đại. Ảnh tư liệu
Để được phép đào tạo 3 nghề này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Tập đoàn đào tạo Avestos - CHLB Đức đã tổ chức tổng kết khảo sát kiểm tra và đánh giá các điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn quy định của CHLB Đức tại Trường cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2. Các chương trình được chuyển giao từ CHLB Đức phù hợp với điều kiện công nghiệp của Việt Nam, trang thiết bị đào tạo của nhà trường được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đức.
Trong năm đầu tiên, chỉ tiêu tuyển sinh mỗi ngành là 16 sinh viên. Thời hạn nhận hồ sơ đến hết ngày 20-10. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp 2 bằng tốt nghiệp: 1 bằng của Việt Nam theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và 1 bằng của CHLB Đức. Sinh viên tham gia học khóa học này được hỗ trợ học phí, bố trí chỗ ở ký túc xá, cung cấp tài liệu học tập, bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp và được ưu tiên lựa chọn xuất khẩu lao động sang Đức.
Hải An
Theo baodongnai
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp làm việc với Đoàn đánh giá của GIZ Ngày 9/9, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã làm việc với Đoàn đánh giá của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ). Bổi làm việc nhằm đánh giá những kết quả hoạt động của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam do GIZ tài trợ. Đồng thời, thảo luận, trao đổi những thách thức hệ thống giáo...