Triển khai chương trình, SGK phổ thông mới: Hiệu quả cao nhờ “kịch bản” tốt
Năm học 2019 – 2020, ngành GD tỉnh Bến Tre xác định sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29, đồng thời sẵn sàng triển khai thực hiện chương trình, SGK phổ thông mới. Xung quanh vấn đề này, ông Lê Ngọc Bữu – Giám đốc Sở GD&ĐT đã có những trao đổi với Báo GD&TĐ.
Ảnh minh họa/ Internet
Bảo đảm các điều kiện cần thiết
- Năm học 2019 – 2020, ngành GD tỉnh Bến Tre xác định là năm học bản lề, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới chương trình, SGK phổ thông mới. Cụ thể ngành đã có bước chuẩn bị như thế nào, thưa ông?
- Trước mắt, chúng tôi xác định phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng GD-ĐT, đồng thời ưu tiên xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) đạt chuẩn, đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn.
Ngoài ra, chú trọng phát triển toàn diện GD-ĐT trên cơ sở khắc phục những hạn chế, kết hợp huy động mọi nguồn lực để tạo sự chuyển biến về chất lượng. Mặt khác, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chú trọng GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, CNTT vào học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Ông Lê Ngọc Bữu phát biểu tại Hội nghị giao ban tại UBND tỉnh Bến Tre. Ảnh: Đăng Huy
- Vậy còn vấn đề về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học nhằm bảo đảm chất lượng các hoạt động GD-ĐT thì sao?
Video đang HOT
- Vấn đề này, chúng tôi cũng đã tính đến. Theo đó, ngành GD kết hợp với đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường lớp theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, bồi dưỡng GV và CBQL thực hiện chương trình, SGK GDPT mới từ năm học 2020 – 2021.
Cùng với đó, các cơ sở GD công lập có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được giao trong năm để thực hiện đầy đủ việc mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp học xuống cấp. Khi mua sắm thiết bị dạy học cần quan tâm đến chất lượng thiết bị, thực hiện quy trình theo quy định hiện hành, không để xảy ra tình trạng mua sắm không đúng, sai quy trình.
Ngoài ra, chúng tôi thực hiện đầu tư xây dựng trường lớp học bám sát kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 được phê duyệt, bảo đảm sau đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở GD công lập đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có ưu tiên đầu tư cho các trường có điều kiện đạt chuẩn quốc gia, trường nằm trong kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới và bổ sung cơ sở vật chất để các trường tổ chức học 2 buổi/ngày, có tổ chức bán trú…
Cùng với đó, tăng cường trang bị thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy để các trường phổ thông đều có thư viện đạt chuẩn về cơ sở vật chất, có phòng vi tính có kết nối Internet, trường trung học đều có phòng thí nghiệm – thực hành, thiết bị tối thiểu phục vụ dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới. Đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, mở rộng quy mô các trường học, trong đó bổ sung, trang bị mới thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.
Ảnh minh họa/ Internet
Tăng cường quyền chủ động cho các trường
- Ông vừa chia sẻ đến công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD. Vậy nội dung này sẽ được triển khai thực hiện như thế nào trong năm học này?
“Chúng tôi yêu cầu các Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu với UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng GV và CBQL thực hiện chương trình, SGK GDPT mới từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2024 – 2025 phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương”.
Ông Lê Ngọc Bữu
- Chúng tôi chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD gắn với nhu cầu phát triển của xã hội. Đồng thời thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
Cụ thể, chúng tôi nghiêm túc thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL, thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng. Bố trí sử dụng đội ngũ GV theo đúng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn. Thực hiện việc tuyển dụng viên chức trong ngành đúng quy định, ưu tiên bổ sung GV cho bậc học MN.
Đối với GV các cấp học, từng bước sẽ bổ sung, điều chỉnh, sắp xếp, bố trí đủ theo biên chế quy định. Đặc biệt là phải bảo đảm 100% GV đạt chuẩn về chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp.
Cùng với đó, chúng tôi đặt mục tiêu phấn đấu tổ chức bồi dưỡng quản lý GD cho 100 cán bộ, viên chức; bồi dưỡng lý luận chính trị cho 130 cán bộ; đào tạo sau đại học cho 55 cán bộ, viên chức; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho khoảng 1.000 CBQL và GV. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh, Sở Nội vụ để tổ chức thi/xét thăng hạng cho GV các cấp học.
- Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của đổi mới GD là tăng cường quyền tự chủ và chủ động cho các cơ sở GD. Vậy ngành GD-ĐT tỉnh Bến Tre sẽ thực hiện việc này như thế nào?
- Chúng tôi luôn xác định phải tăng cường quyền chủ động cho các cơ sở GD trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch GD. Các cơ sở GD chủ động trong việc phát triển năng lực HS theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
Theo đó, chúng tôi cũng chỉ đạo các nhà trường, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Đồng thời chú trọng tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với mô hình sản xuất, kinh doanh ở địa phương.
Ngoài ra, khuyến khích các nhà trường nghiên cứu vận dụng tinh thần GD tích hợp khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán (STEM) trong việc thực hiện chương trình GDPT ở những môn học liên quan. Nâng cao vai trò của GV chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp GD toàn diện cho học sinh; tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Mặt khác, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong hoạt động dạy – học.
Đặc biệt, chúng tôi cũng tăng cường tự chủ trong GD-ĐT. Cụ thể, đã có 100% cơ sở GD công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo quy định. Theo đó, tất cả các cơ sở GD công lập thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở thực hiện chi, sử dụng có hiệu quả kinh phí được giao trong hoạt động của đơn vị. Các đơn vị trường học phải thanh toán các chế độ chính sách cho cán bộ GV đầy đủ kịp thời đúng quy định hiện hành.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Phong (thực hiện)
Theo GDTĐ
Bến Tre: Tiếp tục không thu học phí bằng tiền mặt
Sở GD&ĐT Bến Tre vừa có văn bản về việc tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện thu học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh từ năm học 2019-2020 theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, ngành Giáo dục Bến Tre sẽ thực hiện thu học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hoàn thành trước tháng 12/2019. Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập tiến hành lựa chọn đơn vị thu hộ học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (cần có sự bàn bạc thống nhất trong tập thể), lưu ý việc lựa chọn đơn vị tư vấn thu hộ là tổ chức tín dụng, tổ chức thanh toán trung gian có sự linh hoạt, tiện lợi nhất cho cha mẹ học sinh trong thực hiện nộp tiền học phí.
Các cơ sở giáo dục công lập thực hiện công khai tài khoản của đơn vị và có hướng dẫn cụ thể các hình thức thanh toán như: qua tài khoản, lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS), mã thanh toán QRCode hay phần mềm thanh toán trên điện thoại di động, máy tính... để cha mẹ học sinh biết.
Lưu ý các đơn vị lựa chọn phương thức thanh toán, hình thức thanh toán phải tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh và tuyên truyền tư vấn để cha mẹ học sinh dễ hiểu, dễ biết để thực hiện trong thanh toán học phí không dùng tiền mặt.
Trao đổi thống nhất với các tổ chức tín dụng, tổ chức thanh toán trung gian khi cha mẹ học sinh thực hiện nộp học phí không dùng tiền mặt qua các hình thức nêu trên không phải nộp bất kỳ khoản phí dịch vụ nào.
Thời gian báo cáo kết quả tổ chức triển khai phương án thu học phí không dùng tiền mặt về Sở là ngày 10/7/2019.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Các khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học Sở GD&ĐT Hưng Yên hướng dẫn thực hiện các khoản thu đầu năm học 2019 - 2020, trong đó nêu rõ các khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học. Ảnh minh họa/internet Cụ thể gồm: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; Các khoản ủng hộ không...