Triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới: Khó nhất là cơ sở vật chất
Điều kiện tối thiểu khi triển khai chương trình sách giáo khoa mới trong năm học 2020 – 2021 là HS tiểu học phải học 2 buổi/ngày, sĩ số 35 HS/lớp ở tiểu học.
Thực hiện quy định này, tưởng chừng chỉ có các trường khu vực vùng sâu vùng xa mới gặp khó khăn nhưng thực tế ngay tại Hà Nội cũng là thách thức không nhỏ.
Sĩ số lớp học quá đông khiến Hà Nội gặp khó khi triển khai Chương trình SGK mới.
Một trong những yêu cầu quan trọng của việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa GDPT mới là phải bảo đảm mỗi lớp có một phòng học để HS học 2 buổi/ ngày hoặc tối thiểu 6 buổi/tuần với sĩ số 35 HS/lớp. Quy định này là thách thức không nhỏ với ngành GD-ĐT Hà Nội, bởi quy mô HS lớn, dân số cơ học tăng nhanh.
Video đang HOT
Một số quận nội thành có sĩ số bình quân cao hơn nhiều so với quy định như quận Cầu Giấy có sĩ số bình quân là 56 HS/lớp; quận Thanh Xuân là 57 HS/lớp; quận Hoàng Mai 51 HS/lớp; quận Hà Đông 50 HS/lớp. Việc giảm tải sĩ số HS trong lớp học đã được thành phố thực hiện từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Chắc chắn, việc giảm sĩ số lớp học xuống 35 HS/lớp tại một số quận nội thành sẽ không thể thực hiện được trong năm học tới.
Bên cạnh đó, nhiều trường học ở khu vực ngoại thành cũng gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Mặc dù nhiều địa phương quan tâm đầu tư kinh phí, song do mạng lưới trường lớp, nhiều trường học đã xuống cấp, nên cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn còn thiếu thốn. Như tại huyện Phú Xuyên, có trường vẫn còn tới 5 điểm lẻ, mỗi điểm cách nhau 5 – 6 km. Tại Ba Vì, trong số 35 trường tiểu học, hầu hết đều có điểm lẻ và phòng học cấp 4. Do ngân sách địa phương hạn chế, việc huy động xã hội hóa lại khó khăn, nên đầu tư cho giáo dục còn khiêm tốn.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 764 trường tiểu học với gần 740.000 HS và 36.000 giáo viên. Năm học 2019 – 2020, toàn thành phố thành lập và xây mới được 77 trường học; sửa chữa, nâng cấp 427 trường. Tỉ lệ HS tiểu học học 2 buổi/ngày của Hà Nội đã đạt gần 95%, song vẫn chưa đồng đều ở các địa bàn. Điệp khúc “nội thành thiếu đất, ngoại thành thiếu tiền” luôn là bài toán khiến ngành GD-ĐT Hà Nội gặp khó khăn trong việc xây dựng trường học, lớp học.
Để đáp ứng các yêu cầu triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới, ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, ngay từ bây giờ, hiệu trưởng các trường cần căn cứ vào quy mô HS lớp 1 của năm học 2020 – 2021, tính toán số phòng học cần bổ sung và đề nghị có cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị khó khăn, nhằm bảo đảm để mọi HS tiểu học được học 2 buổi/ngày với điều kiện tốt nhất vào năm học 2020 – 2021.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị tập trung rà soát quy hoạch mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Yêu cầu các phòng GD&ĐT tích cực tham mưu UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng cường trang thiết bị dạy học cho các nhà trường, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất để triển khai có chất lượng Chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm 2020 – 2021.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Tỷ lệ trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày còn thấp
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, tỷ lệ trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày hiện vẫn còn thấp. Cụ thể, số trường tiểu học công lập dạy học 2 buổi/ngày với 9 -10 buổi/tuần mới có 65/294 trường (tỷ lệ 9,09%).
TP.Biên Hòa là địa phương chịu áp lực nhất trong việc triển khai dạy 2 buổi/ngày do sĩ số học sinh đông, thiếu trường lớp.
Trường tiểu học Phước Khánh (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch) hiện đang dạy học 2 buổi/ngày. Ảnh: C.Nghĩa
Hiện Biên Hòa chỉ có 5/56 trường tiểu học công lập dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% học sinh ở các khối lớp. Tỷ lệ bình quân của học sinh và giáo viên/lớp toàn thành phố ở các trường tiểu học công lập lần lượt là 42,73 học sinh/lớp và 1,22 giáo viên/lớp.
Công Nghĩa
Theo baodongnai
Lai Châu tập trung vận động học sinh ra lớp đầy đủ, đúng độ tuổi Lai Châu là tỉnh miền núi, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, địa hình đồi núi chia cắt, cơ sở vật chất giáo dục còn nhiều thiếu thốn, nhận thức người dân về việc đưa con em đến trường còn hạn chế. Vì vậy, việc vận động học sinh các cấp đến trường đầy đủ, đúng độ tuổi luôn là vấn...