Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 10: Bài 1 – Nhiều trường bối rối

Theo dõi VGT trên

Năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 trên toàn quốc sẽ bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới, được xây dựng theo hướng phân hóa cao, định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai.

Tuy nhiên, những điểm mới của chương trình học này đang khiến nhiều trường bối rối.

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 10: Bài 1 - Nhiều trường bối rối - Hình 1

Ảnh minh họa: VNE

Có đáp ứng hàng chục lựa chọn của học sinh?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được phê duyệt và triển khai theo hình thức cuốn chiếu, sắp sang năm thứ ba. Hiện các lớp 1, 2 ở bậc tiểu học và lớp 6 ở bậc THCS đang thực hiện chương trình mới. Năm học 2022-2023 sẽ triển khai tiếp ở các lớp 3 (tiểu học) lớp 7 (THCS) và lớp 10 (THPT). Ở cấp THPT, chương trình đặt mục tiêu tăng cường phân hóa, định hướng nghề nghiệp, xem đây là một bước chuyển tiếp để học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có thể lựa chọn, theo đuổi tiếp những ngành học gần với nghề nghiệp tương lai.

Thay vì học 13 môn học bắt buộc như chương trình hiện hành, chương trình mới ở cấp THPT sẽ bao gồm các môn học bắt buộc (quy định cứng), các môn học tự chọn và các môn học được lựa chọn (phải chọn 5 trong số 9 môn của 3 nhóm môn học, mỗi nhóm, chọn ít nhất 1 môn). Có 7 môn học, hoạt động bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương.

Các môn học tự chọn gồm Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Và ba nhóm môn học để lựa chọn gồm: Nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Riêng môn Nghệ thuật gồm hai phân môn Âm nhạc, Mỹ thuật thì học sinh được chọn 1 trong 2 phân môn (tính là 1 môn). Như vậy, với chương trình lớp 10 mới, học sinh vẫn bắt buộc phải học 12 môn học (7 môn, hoạt động quy định cứng và 5 môn được lựa chọn). Bên cạnh đó có thêm 2 môn tự chọn.

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 10: Bài 1 - Nhiều trường bối rối - Hình 2

Giáo viên tham gia tập huấn về chương trình giáo dục mới Ảnh: Hà Lê

Nếu hướng đến mục tiêu xây dựng các tổ hợp môn học đáp ứng nhu cầu người học thì trong hoàn cảnh hiện nay, hầu hết trường THPT sẽ gặp khó khăn. Cụ thể là khó khăn về cơ sở vật chất, phòng học, về giáo viên… Vì với nguyên tắc xây dựng các tổ hợp từ các nhóm môn ở trên, sẽ có hàng chục tổ hợp môn học có thể là lựa chọn của người học. Ví dụ chỉ với phương án lựa chọn 2 môn của nhóm Khoa học tự nhiên, 2 môn nhóm Khoa học xã hội và 1 môn nhóm Công nghệ-Nghệ thuật cùng với 7 môn học bắt buộc, đã có thể chia ra 27 tổ hợp môn học khác nhau. Nếu tính toán hết các phương án lựa chọn môn học thì có thể sẽ có hàng chục tổ hợp khác.

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 10: Bài 1 - Nhiều trường bối rối - Hình 2

Video đang HOT

Giáo viên tham gia tập huấn về chương trình giáo dục mới. Ảnh: Hà Lê

Nhiều điều chưa rõ

“Khi thực hiện theo chương trình THPT phân ban (chương trình hiện hành) trong nhiều năm qua, phần lớn học sinh lớp 10 chọn ban Khoa học tự nhiên. Rất ít học sinh chọn Khoa học xã hội. Tới đây khi triển khai chương trình mới, chúng tôi không biết sẽ bố trí tổ hợp môn học thế nào. Nếu 70%-80% số học sinh đăng ký các tổ hợp có môn học tự nhiên thì trường có được xếp số lớp chọn nhóm môn học tự nhiên nhiều hơn các nhóm khác không, hay phải tính toán để cân bằng số lớp tương tứng với các tổ hợp môn học cho học sinh lựa chọn?”- một hiệu trưởng THPT ở Hà Nội băn khoăn.

Cô Nguyễn Hằng Nga, tổ trưởng chuyên môn của một trường THPT ở Hải Phòng, nêu vấn đề: “Nếu có những tổ hợp chỉ có 5-7 học sinh lựa chọn thì có mở riêng một lớp không? Chúng tôi rất cần được hướng dẫn cụ thể để có đề xuất với ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổng thể của trường”.

Tại Nam Định, Hà Nam, nhiều hiệu trưởng cũng chung các mối băn khoăn khi hình dung có những nhóm môn học nhiều học sinh chọn, trường rơi vào cảnh thiếu giáo viên, thiếu phòng học. Thầy Phạm Văn Châu, Hiệu trưởng trường THPT Xuân Trường A (Nam Định) lo lắng khi học sinh lớp 10 các năm gần đây đều chủ yếu chọn ban A (theo chương trình cũ). Khi thực hiện chương trình mới, có thể nhiều học sinh vẫn lựa chọn các tổ hợp môn học Khoa học tự nhiên (phù hợp với các môn học ở ban A). Giáo viên các môn tự nhiên sẽ thiếu, còn với các môn xã hội, liệu có dẫn đến tình trạng giáo viên thiếu việc làm vì không có học sinh lựa chọn?”.

Nỗi lo thừa và thiếu giáo viên

Chuyện “thừa giáo viên cục bộ” ở một số trường do học sinh “chọn lệch” tổ hợp môn học là nỗi lo của giáo viên nhiều địa phương. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, khối THPT trên cả nước hiện thừa hàng trăm giáo viên nhưng cũng thiếu đến trên 11.000 giáo viên. Khi tổ chức dạy học với các tổ hợp môn, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng một trường đa số học sinh chọn các môn học trong nhóm Khoa học tự nhiên hoặc ngược lại. Nếu không khéo bố trí, chẳng những trường không đáp ứng được nhu cầu lựa chọn của số đông học sinh mà còn làm gia tăng tình trạng thừa hoặc thiếu giáo viên. Điều này khiến nhiều giáo viên lo lắng.

Bên cạnh đó, Nghệ thuật là một trong những môn học mới ở chương trình Giáo dục phổ thông mới cấp THPT. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, 2.800 trường THPT trên cả nước đều chưa có giáo viên dạy môn Nghệ thuật. Căn cứ vào chỉ tiêu mỗi trường cần 1 giáo viên Nghệ thuật thì cả nước thiếu hàng nghìn giáo viên môn này.

Thiếu giáo viên, cũng đồng nghĩa với việc các trường không có điều kiện tổ chức nhóm môn học Công nghệ-Nghệ thuật để học sinh chọn lựa. Và những học sinh muốn theo đuổi ngành Mỹ thuật, Âm nhac sau khi học xong chương trình THPT không có cơ hội lựa chọn môn học tương ứng ở bậc THPT.

Vỡ trận 108 tổ hợp, có nên quay lại chương trình phân ban?

Vấn đề tổ hợp môn tự chọn cho học sinh ở bậc trung học phổ thông là một vấn đề gây nhiều tranh luận, gây đau đầu cho những nhà quản lý trong thời gian qua.

Học sinh được chọn tổ hợp môn tự chọn hay chọn theo định hướng của nhà trường?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được triển khai đối học sinh lớp 10 trong năm học 2022 - 2023 và áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo của lớp 11 và lớp 12.

Nội dung giáo dục cấp trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ Văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương).

Hai môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.

Ngoài ra, học sinh phải chọn 5 môn trong 3 tổ hợp: Nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Nếu cho học sinh được tự do lựa chọn tổ hợp môn theo sở trường, yêu thích của mình thì có đến hàng trăm cách lựa chọn khác nhau theo phân tích của các tác giả trong thời gian qua trên diễn đàn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Không thể ngụy biện lý do này hay lý do khác mà tước đoạt quyền được chọn môn của học sinh, nhưng nếu cho học sinh được tự do được chọn môn chắc chắn "vỡ trận", có đến hàng trăm cách lựa chọn khác nhau thì không thể nào cho học sinh tự do lựa chọn tổ hợp môn được.

Nếu định hướng chọn tổ hợp môn cho học sinh được học theo đó tức là "ép" học theo tổ hợp môn đã lựa chọn là trái với quan điểm về chương trình mới, tức là thừa nhận thất bại trong việc chọn tổ hợp môn.

Vỡ trận 108 tổ hợp, có nên quay lại chương trình phân ban? - Hình 1

Ảnh minh họa: Lã Tiến

Trong bài viết "Chương trình mới "đẻ" hơn 80 tổ hợp môn, các trường ở Hải Phòng chuẩn bị ra sao?" của tác giả Phạm Linh, thầy Phạm Huy Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân, Hải Phòng) cho biết:

"Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn dự kiến phân phối chương trình theo từng học kỳ của 11 lớp được chia thành 6 khối tổ hợp.

Nhóm Khoa học tự nhiên có 3 sự lựa chọn: Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Tin, chuyên đề môn Toán, Lý, Hóa (2 lớp); Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tin, chuyên đề môn Toán, Hóa, Sinh (2 lớp); Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, chuyên đề Toán, Lý, Anh (2 lớp).

Nhóm Khoa học xã hội có 2 sự lựa chọn: Môn bắt buộc gồm Sử, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lý, Tin, chuyên đề môn Văn, Sử, Địa (2 lớp); Môn bắt buộc gồm Sử, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Hóa, Tin, chuyên đề Toán, Văn, Anh (3 lớp)" (*)

Có thể thấy nếu theo định hướng của Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn thì chỉ có 5 cách cho học sinh lựa chọn trong hàng trăm cách, có thể là nhà trường vẫn cho học sinh chọn nhưng chọn theo định hướng sẵn và chọn theo chỉ tiêu (số lớp).

Trao đổi với một số giáo viên ở các trường trung học phổ thông thì việc chọn tổ hợp môn của các trường khác cũng sẽ thực hiện theo hình thức tương tự, tức là cho các lớp sẵn cho học sinh lựa chọn và hầu như nhiều đơn vị không đưa vào chọn môn Âm nhạc, Mĩ thuật do không tuyển dụng được giáo viên 2 môn trên.

Nếu trường định hướng cho học sinh chọn tổ hợp môn thì Bộ nên định hướng cho đồng bộ, thống nhất

Nếu theo các phương án mà các trường chuẩn bị triển khai gần như sẽ là định hướng sẵn tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn, điều này không đúng với quan điểm, định hướng khi xây dựng chương trình mới hay có thể nói bước đầu quan điểm cho học sinh được lựa chọn môn theo chương trình mới đã thất bại.

Việc cho học sinh chọn tổ hợp môn có thể sẽ thất bại vì không còn cách nào khác, nếu không sẽ "vỡ trận" nên đành phải "chữa cháy" bằng cách định hướng sẵn các tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn.

Tuy nhiên, nếu theo cách dự kiến hiện nay là cho các trường lựa chọn sẵn tổ hợp môn cho học sinh theo điều kiện thực tế của trường thì sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp phát sinh như: học sinh không yêu thích môn học đó nhưng phải chọn học tổ hợp có môn học đó, học sinh khi lựa chọn sai sẽ không được lựa chọn lại, học sinh khi chuyển trường, ở lại sẽ không có cơ hội đi học trường khác (do khó có trùng với tổ hợp môn đã lựa chọn), khó khăn dự báo nhân sự giáo viên, đào tạo giáo viên,... vô cùng rắc rối và phức tạp.

Việc cho các trường định hướng chọn tổ hợp môn như trên vô cùng rắc rối, phức tạp khi tiến hành triển khai trong thời gian tới hay có thể nói mỗi nơi sẽ mỗi kiểu khác nhau, trăm hoa đua nở.

Do đó, người viết cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thừa nhận việc dự định cho học sinh chọn tổ hợp môn là không phù hợp, không khả thi trong tình hình hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức các hội thảo với các nhà chuyên gia giáo dục uy tín trong và ngoài nước để tìm cách tháo gỡ vấn đề chọn tổ hợp môn ở lớp 10 trong thời gian rất gấp ở phía trước.

Nếu học sinh không thể được tự do chọn môn thì người viết cho rằng thay vì cho các trường định sẳn tổ hợp môn cho học sinh chọn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên định hướng tổ hợp cho học sinh lựa chọn để có tính thống nhất cả nước, đồng bộ trong việc triển khai dạy học, trong việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng giáo viên, trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy. Có thể có từ 5-10 phương án cho các địa phương lựa chọn.

Điều gì tốt của chương trình mới thì tiếp thì tiếp thu, phát huy điều gì còn chưa phù hợp, cần thay thế thì mạnh dạn thay đổi để hướng đến tính đồng bộ, khoa học và thống nhất cả nước đáp ứng mục tiêu đổi mới, phù hợp với xu thế của thế giới xin đứng "ném lao thì phải theo lao", "chữa cháy" bằng cách này hay cách khác làm khổ giáo viên và học sinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê cầm hai cọc t.iền mặt trả cát-xê cho Như Quỳnh: "Chỉ là chút xíu thôi, còn ngân phiếu nữa"
21:43:32 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao
23:36:48 02/07/2024
Loạt nghệ sĩ Việt cưới vợ ở t.uổi U50, U60, U70 nhưng cô nào cũng xinh xắn, hôn nhân viên mãn
21:35:56 02/07/2024
Quý tử nhà Lâm Chí Dĩnh gây bão với chiều cao mét 8 ở t.uổi 15, vượt cả bố tài tử chung khung hình
22:03:52 02/07/2024
Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị
00:16:51 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lần thứ 3 ghi nhận trăn cầu vồng Brazil sinh sản đơn tính

Lạ vui

06:21:31 03/07/2024
Con trăn cầu vồng Brazil có tên là Ronaldo, sống trong một vườn thú thuộc đại học City of Portsmouth, Anh, gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc khi cho ra đời 14 con trăn con.

Tuyệt chiêu làm bánh chuối vàng ươm, vỏ giòn rụm bên trong mềm ngọt nhìn mà ứa nước miếng

Ẩm thực

06:21:15 03/07/2024
Để có được những chiếc bánh chuối rán siêu dài, giòn ngon, vàng ươm đẹp mắt như ngoài hàng cũng cần có bí quyết.

'MV Rockstar của Lisa: Một sản phẩm khoa trương'

Nhạc quốc tế

06:19:44 03/07/2024
Trước hàng loạt những tranh cãi, chỉ trích dành cho ROCKSTAR, chuyên trang âm nhạc hàng đầu Anh Quốc NME đã có bài viết review, đ.ánh giá khách quan về sản phẩm âm nhạc trở lại của Lisa.

Nàng thơ Đông Cung chỉ đóng cameo vẫn gây sốt MXH, tất cả là nhờ tạo hình độc lạ nhất sự nghiệp

Phim châu á

06:19:07 03/07/2024
Chỉ xuất hiện chưa đầy 1 giây trong trailer, Bành Tiểu Nhiễm đã được kỳ vọng sẽ có cuộc đọ sắc với nữ chính Cổ Lực Na Trát.

Người trẻ Trung Quốc 'tiết kiệm phục thù', có người xài chỉ 1 triệu đồng/tháng

Netizen

06:18:49 03/07/2024
Tiết kiệm phục thù đã trở thành xu hướng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, khi giới trẻ nước này nỗ lực tiết kiệm.

11 công thức nước uống giải độc, giảm cân

Làm đẹp

06:18:17 03/07/2024
Thức uống giải độc được làm từ trái cây và rau quả có đặc tính chống oxy hóa và lợi tiểu, giúp cải thiện chức năng đường ruột, góp phần giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng.

'Vùng đất câm lặng' tạo ấn tượng hiếm thấy với khán giả qua 3 phần phim

Hậu trường phim

06:17:42 03/07/2024
Sau 3 năm sản xuất, thương hiệu phim khoa học viễn tưởng - kinh dị Vùng đất câm lặng ( A Quiet Place ) đã trở lại và nhận được sự đón nhận hiếm thấy từ khán giả.

8 năm ly hôn biến Brad Pitt và Jolie từ người yêu hóa người dưng thế nào?

Sao âu mỹ

06:16:36 03/07/2024
Cuộc sống của Brad Pitt và Angelina Jolie ở thời điểm hiện tại rất trái ngược. Trong khi Brad Pitt bị các con xa lánh, từ bỏ họ, Angelina Jolie lại nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của 6 người con.

Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

Thế giới

05:42:48 03/07/2024
Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.

Ronaldo bị sỉ nhục, gây làn sóng phẫn nộ

Sao thể thao

00:09:53 03/07/2024
Phút cuối cùng của hiệp phụ đầu tiên, Ronaldo đứng trước cơ hội lớn giúp Bồ Đào Nha khai thông thế bế tắc sau khi Diogo Jota mang về quả phạt đền cho Bồ Đào Nha.

Chiêu lừa trên không gian mạng khiến 282 lượt khách mất t.iền từ thẻ tín dụng

Pháp luật

23:43:30 02/07/2024
Ngày 1/7, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 5 bị cáo về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.