Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo về nguồn vốn đầu tư thêm

Theo dõi VGT trên

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh tỏ ra băn khoăn về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục phổ thông mới là rất lớn.

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo về nguồn vốn đầu tư thêm - Hình 1

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cần rất nhiều vốn để đầu tư.

Cơ sở hiện tại có đủ đảm bảo chất lượng?

Trao đổi với báo giới, ông Phạm Hồng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, chương trình giáo dục phổ thông mới không làm phát sinh cơ sở vật chất các trường phổ thông.

“Có thể yên tâm về cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, riêng với tiểu học từ năm 2014, Bộ đã chỉ đạo hỗ trợ những vùng khó khăn từ vốn ODA, đầu tư từ Chính phủ nhằm nâng tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp từ 61,5% (năm 2014) lên 72,2% ở thời điểm hiện tại”, ông Phạm Hồng Anh nói.

Cũng theo ông Phạm Hồng Anh, số phòng học/lớp học cấp tiểu học đã đạt 0,93 phòng học/lớp, nghĩa là chỉ khoảng 10% cơ sở giáo dục tiểu học không đảm bảo đủ học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó, phải tới năm học 2020 – 2021, chương trình mới được đưa vào thực hiện đầu tiên ở khối lớp 1, nên vẫn còn thời gian để chuẩn bị.

Tuy nhiên, điều mà đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo tỏ ra băn khoăn nhất là nguồn đầu tư để đảm bảo đạt chất lượng cho chương trình này là rất lớn.

“Chương trình dù có hiện đại đến mấy mà không có các điều kiện đồng bộ thì cũng khó thành công”, ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ thẳng thắn bày tỏ.

Cần hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư

Ông Nguyễn Minh Tường cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã tiến hành rà soát và đánh giá tổng thể về thực trạng thừa thiếu giáo viên và tham mưu với UBND tỉnh.

Theo thống kê, Phú Thọ hiện còn thiếu hơn 1.000 giáo viên phổ thông, riêng tiểu học thiếu hơn 800 giáo viên các môn văn hóa, trong đó thiếu hơn 400 giáo viên tiếng Anh, tin học – những môn từ tự chọn hiện nay chuyển sang bắt buộc với cấp tiểu học khi thực hiện chương trình mới.

“Với số liệu rà soát trên, đi cùng tổng nhu cầu kinh phí cần để đầu tư cho cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để triển khai trong giai đoạn 2018 – 2024, theo tính toán, con số cần đầu tư của Phú Thọ đã lên tới hơn 8.000 tỷ đồng. Trong đó, chúng tôi ưu tiên đầu tư cho cấp tiểu học trước và lớp 1 năm học 2020 – 2021 vì chúng tôi cần phải bổ sung xây dựng 436 phòng học, 228 phòng máy tính và hơn 5.500 máy vi tính. Đối với Phú Thọ thì số kinh phí đó rất lớn so với thu ngân sách của tỉnh”, ông Tường nói.

Trong khi đó, với tỉnh Điện Biên, nơi còn nhiều phòng học tạm, số lượng phòng học, trang thiết bị dạy học còn thiếu so với quy định hiện nay, thì với yêu cầu của chương trình giáo dục mới lại càng khiến câu chuyện đầu tư trở nên nan giải.

“Hiện nay, vốn đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 của Điện Biên không còn. Ngân sách sự nghiệp thì đa số chỉ chi lương, chi thường xuyên, còn nguồn xã hội hóa gần như không có”, ông Lê Văn Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên bày tỏ.

Do đó, ông Quý mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Chính phủ ngoài chương trình kiên cố hóa trường lớp học hiện nay, thì nên có một lượng kinh phí để hỗ trợ các tỉnh để tiếp tục kiên cố hóa các trường lớp học, hệ thống cơ sở vật chất khác nhằm phục vụ việc dạy học theo chương trình mới.

Từ thực tế kinh phí đầu tư cho giáo dục ở địa phương, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đầu tư của thành phố, của quận/huyện là đầu tư công, nên cần có thời gian để triển khai.

“Việc rà soát, ban hành tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất các phòng học bộ môn là điều Bộ nên làm ngay để các địa phương có căn cứ đề xuất chuẩn bị các điều kiện cho phù hợp chương trình mới”, ông Dũng kiến nghị.

Video đang HOT

Một vấn đề nữa, cũng được đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo nhắc đến, đó là nhân sự để đáp ứng chương trình mới.

Theo thống kê, chỉ tính riêng nhu cầu sử dụng theo định mức quy định hiện nay, số giáo viên còn thiếu ở bậc mầm non đã là 43.732 người, tiểu học là 18.953, THPT là 3.161 người. Riêng cấp THCS, hiện nay có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh mà không điều tiết được và giữa các tỉnh/thành phố, nên đến thời điểm hiện tại, toàn quốc thiếu 10.143 giáo viên THCS một số môn, nhưng vẫn thừa 12.165 giáo viên ở môn khác.

Do đó, đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Bộ cần rà soát lại giáo viên xem tình trạng thừa, thiếu giáo viên ra sao, nhất là giáo viên đáp ứng đủ điều kiện giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bề bộn những câu hỏi khi dạy theo chương trình mới

Ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt câu hỏi, bố trí thế nào cho hợp lý việc dạy tích hợp liên môn. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cần kiểm soát thế nào, trong khi ngành giáo dục đang phải thực hiện việc tinh giản biên chế? Việc mua sắm trang thiết bị cần có hướng dẫn cụ thể ra sao để tránh lãng phí. Việc dạy học tích hợp môn học cũng sẽ gây ảnh hưởng cho những học sinh có nhu cầu chuyển trường…

Theo baodautu

Giáo dục: "Quyền rơm, vạ đá" (2)

Nói "quyền rơm" của giáo dục e vẫn chưa mô tả hết sự thật mà phải dùng các từ dân gian gọi là "quyền hơi" hay "quyền gió".

Đặt câu hỏi này bởi khi dư luận đặt vấn đề xây dựng "Triết lý giáo dục Việt Nam" thì chỉ mới thấy Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ lên tiếng, các cơ quan liên quan hầu như chưa có ý kiến.

Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng nêu ý kiến về quản lý nhân sự ngành công an như sau:

" Các đồng chí nhớ trưởng Công an phường tham gia cấp ủy, về ngành dọc chúng tôi hoàn toàn có thể cách chức về mặt Đảng, phải chuyển, chứ không phải chờ ý kiến anh Khương (Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, ông Đoàn Duy Khương - NV)".

Chủ tịch thành phố không thể cách chức Trưởng Công an phường nếu không có ý kiến Giám đốc Công an thành phố mà chỉ có thể "cách chức về mặt Đảng".

Bộ Công an quản lý nhân sự của mình đến tận phường, xã; Bộ Quốc phòng quản lý đến từng chiến sĩ nhưng Bộ Giáo dục không quản lý toàn bộ khối giáo viên phổ thông và phần lớn giảng viên cao đẳng, đại học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thi các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình vì để xảy ra gian lận thi cử trong kỳ thi quốc gia 2018?

Có thể kỷ luật những người để xảy ra sai phạm trong thi tuyển viên chức giáo dục tại Quảng Ngãi?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể kỷ luật những quan chức Hà Tĩnh điều giáo viên đi tiếp khách tại nhà hàng?

Câu trả lời là không, bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không có quyền.

Có ý kiến bi quan, rằng "quyền" của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tồn tại đâu đó quanh trụ sở bộ và số ít trường do bộ này "chủ quản", vậy làm thế nào để "quản lý nhà nước" về giáo dục?

Sự "chia để quản lý" này còn thể hiện trong quá trình đào tạo nhà giáo và phân bổ ngân sách giáo dục.

Theo Tờ gấp Giáo dục và đào tạo 2017, số giáo viên khối mầm non cả nước là 316.616 người; Khối tiểu học là 397.098 người; Khối trung học cơ sở là 310.953 người.

Phần lớn trong số hơn 1 triệu giáo viên này tốt nghiệp các trường cao đẳng sư phạm do địa phương quản lý.

Khối trung học phổ thông có 150.721 giáo viên, không ít trong số này tốt nghiệp các khoa sư phạm của các trường không thuộc quyền chủ quản của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các đại học sư phạm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Cả nước có 5 Đại học Sư phạm Kỹ thuật thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý 3 trường (Nam Định, Vinh, Vĩnh Long).

Về ngân sách dành cho giáo dục, xin dẫn lại ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:

" Hiện nay, 20% ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục chủ yếu phân bổ cho các địa phương cũng như các bộ ngành khác, phần ngân sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối trực tiếp quản lý thực chất chỉ chiếm khoảng 4,8% trong tổng số...

Về mặt khoa học, liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là Bộ quản lý ngành có nên tham gia chỉ đạo phân bổ ngân sách của ngành hay không hay giao tất cả cho địa phương?". [2]

Căn cứ vào Nghị quyết số 50/2017/QH14 của Quốc hội về phân bổ ngân sách 2018 được báo Diễn đàn doanh nghiệp - Cơ quan của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam trích dẫn thì năm 2018 Ngân sách phân cho Bộ Công an 78.112 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng 150.144 tỷ đồng, còn Bộ Giáo dục và Đào tạo được 7.322 tỷ đồng,... [3]

Giáo dục: Quyền rơm, vạ đá (2) - Hình 1

Phân bổ ngân sách giáo dục từ 2013 đến 2017 (Đồ họa: Xuân Dương)

Trong tống số 20% ngân sách dành cho giáo dục thì ngân sách địa phương trực tiếp quản lý, sử dụng khoảng 89%, ngân sách do các bộ, ngành, trung ương quản lý, sử dụng là 11%.

Trong 11% này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ trực tiếp quản lý, sử dụng khoảng gần 5%, các bộ ngành, cơ quan khác sử dụng 6%.

Về ngân sách giáo dục của địa phương, cho đến nay chưa thấy công bố chế tài bắt buộc các địa phương trong việc công bố công khai khoản cân đối ngân sách mà địa phương dành cho giáo dục có đúng 20% hay không.

Nhận định sau đây của Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam trong bài: "Ngân sách dành cho giáo dục được sử dụng ra sao?" nói lên điều gì:

" Đại biểu Quốc hội không biết cơ quan nào sẽ nắm được dòng tiền 20% ngân sách dành cho giáo dục được vận hành và sử dụng hiện nay ra sao...

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính không nắm được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Chính phủ trong việc giao tổng số vốn cho các địa phương không giao chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực". [4]

Vì sao Quốc hội và Bộ Tài chính không thể công khai khoản ngân sách dành cho giáo dục trong gói ngân sách phân bổ về địa phương?

Phải chăng nếu công khai sẽ làm khó cho địa phương hay thực ra con số 20% chỉ là con số kỳ vọng?

Bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Ninh đặt vấn đề:

" Quốc hội cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục". [5]

Có thể xem đây là tiếng nói hiếm hoi, khách quan, công bằng được cất lên từ diễn đàn Quốc hội nhằm minh chứng cho câu chuyện "Quyền rơm, vạ đá" của ngành Giáo dục.

Khi yêu cầu Quốc hội cần làm rõ " vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị" thì cũng có nghĩa là những cơ quan, bộ, ngành, địa phương tham gia chia phần "miếng bánh" giáo dục không thể thoái thác nghĩa vụ giải trình, không thể đứng ngoài nhìn ngành Giáo dục bị "ném đá".

Nói cách khác, giáo dục xưa nay luôn phải ôm con số 20% ngân sách trong khi thực chất cả Bộ Giáo dục và Đào tạo lẫn Quốc hội đều không nắm được " 20% ngân sách dành cho giáo dục được vận hành và sử dụng ra sao"!

Để hiểu rõ thêm xin dẫn chứng một số dữ liệu:

Theo số liệu trong "Tờ gấp giáo dục đào tạo năm 2017", số giảng viên đại học cả nước là 72.792 người, giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông là 1.175.388 người.

Mảng giáo dục đại học, số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy riêng khối công lập cả nước có 5 đại học trọng điểm (Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế; Đại học Đà Nẵng); 85 Đại học ngành và chuyên ngành (trong đó có 5 Đại học cấp vùng), 27 học viện và 27 Đại học địa phương, tổng cộng là 144 cơ sở (không kể khối trường quân sự và công an).

Một thống kê (đính kèm Công văn số 1279/BGDĐT-KHTC) của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy Bộ này chỉ "chủ quản" 37 cơ sở giáo dục đại học, chiếm 25,7%.

Một số đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ quản là trường lớn (Đại học Quốc gia) nên giả thiết số giảng viên do bộ này chủ quản chiếm khoảng 50% trên tổng số 72.792 người, nghĩa là 36.396 người.

Dễ dàng tính ra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý chưa đến 3% tổng số giáo viên tất cả các cấp.

Những nơi quản lý tới 95% ngân sách giáo dục, quản lý tời 97% đội ngũ nhà giáo chẳng nhẽ không phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, bất cập của ngành này?

Làm sao để có thể thực hiện nhiệm vụ "Quản lý nhà nước về giáo dục" trong hoàn cảnh "hữu danh, vô thực" tức là gần như không quản cả kinh phí lẫn nhân sự?

Luật giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo "quản lý nhà nước về giáo dục" nhưng cũng chính luật pháp lại tước đi trong thực tế những quyền đó.

Những dẫn giải trên cho thấy nói "quyền rơm" của giáo dục e vẫn chưa mô tả hết sự thật mà phải dùng các từ dân gian gọi là "quyền hơi" hay "quyền gió".

( còn nữa)

Xuân Dương

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tình trẻ Diệp Lâm Anh có động thái muốn "công khai", lộ mối quan hệ với hội bạn thân Chị đẹpTình trẻ Diệp Lâm Anh có động thái muốn "công khai", lộ mối quan hệ với hội bạn thân Chị đẹp
22:58:34 13/04/2025
Nhã Phương phản ứng ra sao sau khi bị bóc loạt ảnh nhan sắc thật gây sốc?Nhã Phương phản ứng ra sao sau khi bị bóc loạt ảnh nhan sắc thật gây sốc?
23:22:36 13/04/2025
Mức lương hưu 20 triệu/tháng nhưng bố chồng còn phải bán cả vàng để chi tiêu, khi biết việc ông làm, vợ chồng tôi bất ngờ xen lẫn hoang mangMức lương hưu 20 triệu/tháng nhưng bố chồng còn phải bán cả vàng để chi tiêu, khi biết việc ông làm, vợ chồng tôi bất ngờ xen lẫn hoang mang
21:59:05 13/04/2025
Hồng Đăng tươi rói bên vợ con, Trang Pháp phải thở oxyHồng Đăng tươi rói bên vợ con, Trang Pháp phải thở oxy
23:35:24 13/04/2025
Đến thăm nhân viên bị gãy chân, tôi bất ngờ chạm mặt một người phụ nữ, quá tức giận, tôi đã đập vỡ chiếc cốc rồi bỏ vềĐến thăm nhân viên bị gãy chân, tôi bất ngờ chạm mặt một người phụ nữ, quá tức giận, tôi đã đập vỡ chiếc cốc rồi bỏ về
22:02:41 13/04/2025
Phim Hàn mới chiếu đã khiến cõi mạng bùng nổ: Nữ chính xinh yêu như em bé, nhìn chỉ muốn bắt về nuôiPhim Hàn mới chiếu đã khiến cõi mạng bùng nổ: Nữ chính xinh yêu như em bé, nhìn chỉ muốn bắt về nuôi
22:02:12 13/04/2025
Trúc Anh (Mắt Biếc) kè kè bên 1 chàng trai mới, bị soi hành động thân mật khó chối cãiTrúc Anh (Mắt Biếc) kè kè bên 1 chàng trai mới, bị soi hành động thân mật khó chối cãi
23:17:27 13/04/2025
Khốn cảnh của dàn mỹ nhân sau 85: Triệu Lệ Dĩnh ê chề vì "mù chữ", Lưu Diệc Phi bị tố bắt chước đàn chịKhốn cảnh của dàn mỹ nhân sau 85: Triệu Lệ Dĩnh ê chề vì "mù chữ", Lưu Diệc Phi bị tố bắt chước đàn chị
23:03:29 13/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ cánh vừa sến vừa sốc của Lisa (BLACKPINK)

Bộ cánh vừa sến vừa sốc của Lisa (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

07:26:17 14/04/2025
Khoảnh khắc dở khóc dở cười của Lisa khi đèn sân khấu tắt và chỉ còn lại ánh sáng đèn LED của bộ trang phục và hàm răng trắng của cô nàng
Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Pháp luật

07:26:05 14/04/2025
Vụ cháy xảy ra lúc 2h20 ngày 13/4 khiến 2 người tử vong ở Hà Nội được xác định xuất phát từ tầng 1 của ngôi nhà, nơi chứa nhiều vàng mã và vật liệu dễ cháy.
Nàng thơ "đẹp người xấu nết" bị cả showbiz ghét bỏ bất ngờ van xin khán giả giữa sân bay

Nàng thơ "đẹp người xấu nết" bị cả showbiz ghét bỏ bất ngờ van xin khán giả giữa sân bay

Sao châu á

07:14:56 14/04/2025
Xuất hiện tại sân bay mới đây, trước ống kính của người hâm mộ, Trần Đức Dung gây chú ý với chia sẻ cầu xin khán giả đối xử với cô nhẹ nhàng 1 chút
Cô gái 30 tuổi độc thân, sống một mình với khu vườn có 40.000 bông hồng

Cô gái 30 tuổi độc thân, sống một mình với khu vườn có 40.000 bông hồng

Sáng tạo

07:13:49 14/04/2025
Nhiều người cho rằng sống một mình thường cô đơn, nhất là khi đã hơn 30 tuổi mà vẫn chưa kết hôn, hẳn là có vấn đề gì đó . Nhưng với Yến Tử, những định kiến này dường như chẳng hề ảnh hưởng đến cô.
Tưởng khăn quàng bị rơi, người phụ nữ "hoảng hồn" khi biết sự thật phía sau

Tưởng khăn quàng bị rơi, người phụ nữ "hoảng hồn" khi biết sự thật phía sau

Lạ vui

07:12:38 14/04/2025
Vừa qua, một người phụ nữ ở thị trấn Vermont đã may mắn thoát nạn sau khi tưởng nhầm con rắn cực độc trong nhà là chiếc khăn quàng cổ bị rơi.
Hàng xóm kể phút gọi cửa bất thành trong vụ cháy nhà 2 người chết ở Hà Nội

Hàng xóm kể phút gọi cửa bất thành trong vụ cháy nhà 2 người chết ở Hà Nội

Tin nổi bật

06:58:58 14/04/2025
Theo nhân chứng, vào khoảng 2h20 sáng, lửa bất ngờ bùng phát dữ dội từ tầng 1 của ngôi nhà rộng hơn 70m. Do tầng này chứa nhiều vàng mã và vật liệu dễ cháy, đám cháy lan nhanh, tạo khói đen dày đặc chỉ trong vài phút.
Á khôi Ngoại thương tốt nghiệp ĐH sớm hot rần rần Threads, TikTok: Đã xinh còn siêu giỏi!

Á khôi Ngoại thương tốt nghiệp ĐH sớm hot rần rần Threads, TikTok: Đã xinh còn siêu giỏi!

Netizen

06:36:46 14/04/2025
Một lần nữa, FTU lại chứng minh danh xưng trường học của những người đẹp tri thức của mình là hoàn toàn xứng đáng!
Bức ảnh lộ 1 sự thật khiến Sơn Tùng M-TP chỉ muốn "chôn vùi" mãi mãi

Bức ảnh lộ 1 sự thật khiến Sơn Tùng M-TP chỉ muốn "chôn vùi" mãi mãi

Sao việt

06:33:08 14/04/2025
Tạm bỏ qua visual long lanh, thần thái ngút trời, thì khoảnh khắc muốn chôn vùi này của Sơn Tùng lại vô tình trở thành tâm điểm đáng yêu nhất sau đêm diễn.
5 khoảnh khắc đưa Ánh Viên thành mỹ nhân có 2 cuộc đời

5 khoảnh khắc đưa Ánh Viên thành mỹ nhân có 2 cuộc đời

Sao thể thao

06:26:27 14/04/2025
Không phải là gương mặt xa lạ, Ánh Viên (SN 1996) vẫn luôn nhận được sự yêu mến của cộng đồng mạng từ khi còn là VĐV bơi lội cho đến khi giải nghệ, chuyển hướng sang giảng dạy.
Bí quyết làm món ốc móng tay xào cay thơm ngon khó cưỡng

Bí quyết làm món ốc móng tay xào cay thơm ngon khó cưỡng

Ẩm thực

05:53:57 14/04/2025
Món ăn này không chỉ giữ được vị tươi ngọt đặc trưng của ốc móng tay mà còn thấm đẫm hương vị đậm đà từ tỏi, gừng và sa tế hấp dẫn.
Chảy máu chất xám tại Mỹ: Nhân tài đổ xô rời đi dưới thời Tổng thống Trump

Chảy máu chất xám tại Mỹ: Nhân tài đổ xô rời đi dưới thời Tổng thống Trump

Thế giới

05:52:58 14/04/2025
Đây không phải là một trường hợp cá biệt. Một cuộc khảo sát trên tạp chí Nature cho thấy, trong số 690 nhà nghiên cứu sau đại học, có tới 548 người đang cân nhắc rời khỏi Mỹ.