Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh có còn phải học thêm?
Sáng 21/7, tại buổi làm việc của đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh với Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhiều vấn đề xung quanh việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó việc dạy thêm, học thêm đã được các đại biểu đề cập.
Ảnh minh họa
Bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh băn khoăn: Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, liệu học sinh có còn phải học thêm? Theo bà Phan Thị Bình Thuận, báo cáo của Sở GD&ĐT đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phụ huynh, trang thiết bị học tập.
Tuy nhiên, phần báo cáo lại vắng bóng nội dung quan trọng là học sinh. Bà cũng đưa ra câu hỏi chất vấn Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, đánh giá thế nào khi triển khai Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông? Học sinh đã tiếp nhận và thụ hưởng chính sách đổi mới như thế nào? Vì trong báo cáo của Sở GD&ĐT chưa đánh giá được vấn đề này.
Đặc biệt bà Thuận nhấn mạnh, khi triển khai Nghị quyết này, một trong những nội dung trọng tâm là giảm việc dạy hàn lâm, tăng cường các hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa khác cho học sinh để các em giảm áp lực phải mang vác sách nhiều khi đi học. Nhưng, nên giảm tình trạng các em đi học ở trường rồi mà vẫn phải chạy đi học thêm. Bà Thuận nêu: “Khi ngành giáo dục triển khai thực hiện chương trình này thì có giảm được áp lực cho các em hay không?”.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, số môn học so với chương trình cũ không có nhiều thay đổi. Một số môn học như thủ công, kỹ thuật được tích hợp vào môn Tin học công nghệ. Các môn học khác vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên năm nay chương trình học có thêm hoạt động trải nghiệm nhưng thực ra hoạt động trải nghiệm gắn với hoạt động ngoài giờ hoặc sinh hoạt chủ nhiệm của chương trình trước đây.
Còn riêng từng môn, số tiết có tăng giảm theo quy định. Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tập trung nhiều đến việc phát triển các kỹ năng, phẩm chất, năng lực của học sinh.
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho hay, liên quan đến việc môn học có giảm không thì ở cấp THCS có tích hợp môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Tuy nhiên học tích hợp rất khó do đó đề án của Sở tham mưu cho UBND TP sẽ phối hợp với Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh và Đại học Sài Gòn để làm chương trình đào tạo bồi dưỡng. Chương trình này sẽ chuẩn bị kiến thức để khi thực hiện tích hợp ở cấp THCS thì thầy cô sẽ đáp ứng được.
Video đang HOT
Về việc đại biểu băn khoăn về chuyện dạy thêm, học thêm, ông Tân khẳng định: “Về phía ngành giáo dục luôn luôn chỉ đạo giáo viên không được tổ chức dạy thêm, học thêm đối với công lập nhưng được quyền tham gia. Phụ huynh nếu có nhu cầu cho con em mình học thêm thì hãy đưa đi học, còn không có nhu cầu thì thôi”.
Trưởng phòng Giáo dục Trung học chia sẻ thêm, ngành giáo dục kiên quyết với tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định nhưng nếu có nhu cầu mà có cơ sở nào đáp ứng đầy đủ quy định thì phụ huynh cứ lựa chọn. Tuy nhiên, mong mỏi của ngành là, học trò nên biết phương pháp tự học, đừng dựa dẫm vào kiến thức của thầy cô.
Tuyển giáo viên tiếng Anh như 'mò kim đáy bể'
Khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, vị trí việc làm, thiếu cơ sở vật chất là những rào cản khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Sáng 21-7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM do bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, dẫn đầu đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM.
Nội dung buổi làm việc giám sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT). Đồng thời, khảo sát tình hình triển khai thực hiện đề án "Xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2021".
Không tuyển được giáo viên tiếng Anh
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay Sở GD&ĐT đã phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bồi dưỡng cho 493 giáo viên cốt cán tiểu học và Học viện Quản lý giáo dục bồi dưỡng cho 70 cán bộ quản lý cốt cán.
Đầu tháng 5, các trường tiểu học đã hoàn thành việc chọn lựa SGK. Từ ngày 29-7 đến 1-8, giáo viên TP.HCM sẽ được tập huấn sử dụng SGK.
Theo ông Hiếu, cả năm bộ SGK được Bộ GD&ĐT thẩm định và phê duyệt đều được các trường chọn lựa. Tuy nhiên, phần lớn các trường đều chọn bộ sách Chân trời sáng tạo. Đây là bộ sách do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành, có sự tham gia biên soạn của các nhà giáo phía Nam. Tất cả các trường đều có hội đồng lựa chọn độc lập và quyền chọn lựa sách của thầy cô được tôn trọng.
Về công tác tuyển dụng giáo viên, ông Hiếu cho biết theo chương trình hiện hành, môn tin học và tiếng Anh là môn tự chọn nên TP chưa có căn cứ để tuyển giáo viên. Tuy nhiên, theo Thông tư 32 về ban hành chương trình GDPT 2018, môn tiếng Anh và tin học là môn học bắt buộc. Tuy nhiên, các trường khó tuyển dụng do chưa có quy định trong đề án vị trí việc làm.
Mặt khác, quy định hiện nay, giáo viên tiếng Anh phải tốt nghiệp trường đại học sư phạm mới được giảng dạy ở bậc tiểu học. Chính quy định này đã khiến nhiều quận, huyện khó khăn trong tuyển dụng. Đơn cử như năm học 2019-2020, quận 11 có nhu cầu tuyển 21 giáo viên tiếng Anh nhưng không có ứng viên, quận Bình Tân chỉ có một ứng viên trúng tuyển nhưng làm việc một thời gian lại nghỉ.
Để triển khai chương trình GDPT 2018, cơ sở vật chất đóng một phần quan trọng nhưng các quận, huyện đều gặp khó. Theo chỉ tiêu được giao đến năm 2020, TP.HCM đạt tỉ lệ 300 phòng học/10.000 dân số độ tuổi đi học. Tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ đạt 219 phòng học/10.000 dân nhưng không đồng đều ở các quận, huyện.
Toàn TP chỉ có 70% học sinh tiểu học được học hai buổi/ngày, cá biệt có những quận, huyện tỉ lệ này rất thấp như Tân Phú (30%), quận 12 (25%), Bình Tân (42%) do trường lớp chưa phát triển đi đôi với việc tăng dân số cơ học.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, phát biểu tại buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM vào sáng 21-7. Ảnh: DANH NGUYỄN
Giải pháp tháo gỡ
Trước những vướng mắc gặp phải khi triển khai chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT TP.HCM đã kiến nghị một số giải pháp.
Về việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh và tin học, sở đề nghị Bộ GD&ĐT cần có văn bản hướng dẫn về tuyển dụng, cơ chế riêng và chế độ riêng cho giáo viên Anh văn, tin học để thu hút, giữ chân đội ngũ này.
Liên quan đến khó khăn đối với việc triển khai học hai buổi/ngày theo chương trình GDPT 2018, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, đề xuất các chung cư khi xây dựng phải quan tâm đến việc phát triển trường lớp. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tính đến việc xây trường lớp để đảm bảo chỗ học cho con em.
Kết luận buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết ghi nhận những kết quả mà Sở GD&ĐT đã thực hiện được trong thời gian qua như nhanh chóng triển khai kế hoạch tập huấn giáo viên. Sở cũng đã chủ động trong việc biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương...
Đoàn cũng chia sẻ những khó khăn ngành gặp phải khi triển khai chương trình GDPT 2018 do áp lực tăng học sinh, phòng học không đáp ứng đủ. Cá biệt như quận Tân Phú chỉ có 13% học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 được học hai buổi/ngày, có duy nhất một trường của quận 100% được học. Mặt khác, còn có những khó khăn về tuyển dụng giáo viên và những quy định về kinh phí chưa phù hợp.
"Liên quan đến những khó khăn trên, tôi đề nghị Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận, huyện có hướng để tham mưu cho UBND TP và kiến nghị với HĐND TP để có thể giải quyết. Về Quốc hội, sau buổi giám sát, chúng tôi chính thức có văn bản gửi cho Chính phủ với Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính để nghiên cứu. Chúng tôi ghi nhận những kiến nghị của sở và sẽ có phản ánh với ngành chức năng, với Ủy ban Thường vụ Quốc hội" - bà Tuyết nhấn mạnh.
Kiến nghị của đoàn đại biểu Quốc hội với sở
Sở GD&ĐT phải đảm bảo được chất lượng giáo viên để thực hiện việc đổi mới chương trình, SGK trong năm học tới.
Sở phối hợp chặt chẽ với quận, huyện để tuyển dụng đủ giáo viên đảm bảo theo quy định. Sở phối hợp với Sở Nội vụ để có giải pháp trước mắt cho giáo viên dạy từng môn của tiểu học và của cấp học khác.
Về cơ sở vật chất, sở tiếp tục phối hợp với ủy ban quận, huyện để có đề xuất tiếp tục với TP quan tâm đầu tư, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt bằng. Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các trường.
Bà VĂN THỊ BẠCH TUYẾT , Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM
Những đứa trẻ ăn, đi học thêm trên yên xe của bố TS Trần Nam Dũng cho rằng một trong những nơi trẻ con ngồi nhiều nhất hiện nay là yên xe của bố. Trẻ đi học chính khóa, học thêm, ăn uống vội vàng trên chiếc yên xe. Tại tọa đàm "Trường chuyên trong thời đại 4.0" vừa diễn ra tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), TS...