Triển khai chiến lược 4.0, VNPT tập trung phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ CNTT
Năm 2018 đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ của Tập đoàn VNPT khi chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ truyền thông số bằng việc hiện thực hóa chiến lược VNPT 4.0. Với tầm nhìn trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam vào năm 2025 và là trung tâm giao dịch số của châu Á vào năm 2030.
Trong năm qua, VNPT đã chuyển mình mạnh mẽ khi tận dụng lợi thế về hạ tầng, hệ sinh thái khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông, đi đầu ứng dụng các sản phẩm CNTT ở nhiều lĩnh vực như Chính phủ điện tử, Y tế, Giáo dục, đô thị thông minh, du lịch thông minh. VNPT đã xây dựng và làm chủ nhiều sản phẩm, dịch vụ cốt lõi ở nhóm khách hàng Chính phủ, Tổ chức/Doanh nghiệp, duy trì thị phần dịch vụ trên toàn quốc trong lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Chính phủ điện tử.
Sản phẩm, dịch vụ CNTT được nhiều khách hàng đón nhận
Đến tháng 12/2018, bộ sản phẩm Chính phủ điện tử của VNPT đã hiện diện tại 51 tỉnh/thành phố. VNPT đã phát triển thành công giải pháp Trục liên thông văn bản quốc gia, sử dụng công nghệ X-Road. Phần mềm VNPT-iOffice tăng thêm 74% số cơ quan cấp tỉnh, 67% cơ quan cấp huyện và 20% cơ quan cấp xã sử dụng; phần mềm i-Gate tăng têm 68% cơ quan cấp tỉnh, 43% cơ quan cấp huyện, 87 % cơ quan cấp xã sử dụng. Giải pháp phần mềm quản lý bệnh viện VNPT-HIS hiện có 7.300 cơ sở y tế sử dụng, chiếm 53% thị phần. Giải pháp đang ngày càng được tích hợp, tối ưu hóa, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện cũng như đáp ứng việc phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn, tạo thành một hệ sinh thái Y tế điện tử tin cậy, hiện đại.
Một trong những sản phẩm CNTT của VNPT được khách hàng đón nhận là Phần mềm quản lý cơ sở Y tế VNPT-HIS
Ở lĩnh vực Giáo dục thông minh, giải pháp VnEdu đã có 12.000 trường học sử dụng, cung cấp 3,3 triệu sổ liên lạc điện tử với gần 6 triệu hồ sơ học sinh cùng hơn 650.000 giáo viên sử dụng trên khắp 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Dịch vụ hóa đơn điện tử VNPT hiện có 6500 khách hàng sử dụng với tổng số 740 nghìn hóa đơn. 20 Tỉnh/tp đã tham gia khảo sát, xây dựng đề án Đô thị thông minh. Giải pháp Du lịch thông minh đã triển khai gần 30 tỉnh/thành phố.
Giải pháp IoT Nông nghiệp thông minh do Công ty VNPT Technology tự nghiên cứu và phát triển trên nền tảng IoT Smart Connected Platform. Hiện nay, giải pháp Nông nghiệp thông minh nói riêng và các giải pháp IoT khác của VNPT Technology nói chung đã được áp dụng triển khai thực tế ở nhiều nơi trên cả nước, điển hình như trang trại Delco Bắc Ninh, đô thị thông minh Phú Quốc…
Video đang HOT
Với việc quy hoạch phát triển dịch vụ số bài bản, VNPT đã tham gia tích cực, có trách nhiệm, hiệu quả và thể hiện được vai trò dẫn dắt trong công tác xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh của chính phủ.
Từng bước thực hiện chuyển đổi số
Năm 2018 cũng là năm đầu tiên VNPT triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn 2030 (gọi tắt là Chiến lược VNPT4.0). Đến thời điểm này có thể nói VNPT đã khởi động tương đối thành công chiến lược này. Theo chiến lược VNPT4.0, VNPT sẽ chuyển đổi dần từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang một nhà cung cấp dịch vụ số, hướng tới trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số của khu vực Châu Á.
Để đạt được mục tiêu đó, ngay từ giai đoạn tái cơ cấu đầu tiên VNPT đã định hướng đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ số. VNPT đã định hướng xây dựng các giải pháp, dịch vụ số theo mô hình hệ sinh thái dựa trên các nền tảng dịch vụ số mà VNPT đang xây dựng như nền tảng media và dịch vụ truyền hình, nền tảng Chính phủ điện tử, nền tảng tích hợp Đô thị thông minh, nền tảng IoT… Hệ sinh thái giải pháp của VNPT đang ngày càng phong phú và hoàn thiện với các giải pháp ở nhiều lĩnh vực như xây dựng Chính phủ điện tử, Y tế, Nông nghiệp, Giáo dục, các giải pháp xây dựng đô thị thông minh khác…
Trước làn sóng CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, VNPT đã sớm bắt tay vào nghiên cứu các công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng này. VNPT đã tự thiết lập/hợp tác với các công ty công nghệ lớn trên thế giới để xây dựng các Lab nghiên cứu về AI, Blockchain, IoT, Cyber Security, điện toán đám mây. Hiện VNPT đã làm chủ được công nghệ và đang tập trung phát triển các ứng dụng, giải pháp cụ thể phù hợp với nhu cầu thực tế tại Việt Nam cũng như đưa các công nghệ đó vào các giải pháp sẵn có của mình để đáp ứng một cách thông minh nhât nhu cầu của khách hàng.
Đối với hạ tầng ICT, VNPT đang đẩy mạnh cập nhật công nghệ, nâng cao năng lực mạng lưới và tiến tới ảo hóa hạ tầng. Trong đó, việc ảo hóa hạ tầng, cả hạ tầng kết nối và hạ tầng IDC chính là cơ sở để VNPT không chỉ tối ưu hóa doanh thu – chi phí mà còn tạo ra sự linh hoạt trong mô hình kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Đây cũng là nền tảng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho hơn 31 triệu thuê bao di động; gần 3 triệu thuê bao cố định, hơn 5 triệu thuê bao Internet băng rộng và các dịch vụ IT cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành. Trong năm qua, tất cả các chỉ số về chất lượng mạng của VinaPhone đều vượt so với quy chuẩn do Bộ TT & TT ban hành.
Có thể nói, năm 2018 VNPT đã chuyển mình mạnh mẽ, tạo đà thuận lợi cho một giai đoạn phát triển mới trong các năm tiếp theo. Những kết quả đã đạt được sẽ tạo tiền đề vững chắc để VNPT hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2019 cũng như các mục tiêu phát triển trong Chiến lược VNPT4.0.
Theo Báo Mới
OPPO tăng trưởng mạnh mẽ với hai sản phẩm bán chạy nhất thị trường
Theo số liệu GfK, OPPO tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 tháng vừa qua, với thị phần tăng từ 23,3% (tháng 8) lên đến 28,7% (tháng 9). Thương hiệu giữ vững vị trí thứ 2 thị trường, song đã thu hẹp đáng kể khoảng cách với vị trí dẫn đầu và bỏ xa các thương hiệu khác.
Oppo ra mắt smartphone chip S660, RAM 6 GB, giá hơn 8 triệu / Realme học gì từ Oppo khi gia nhập thị trường Việt Nam?
Trong khi thị phần các thương hiệu smartphone đang có dấu hiệu sụt giảm hoặc tăng chậm, OPPO vẫn tăng trưởng đều trong suốt 9 tháng đầu năm 2018. Điều này cho thấy thương hiệu đã chiếm được nhiều cảm tình của người dùng thông qua việc nghiêm túc đầu tư về chất lượng sản phẩm và hoàn thiện dịch vụ khách hàng.
Hiện OPPO dẫn đầu ở cả 2 phân khúc: từ 3 - 5 triệu đồng và từ 7 - 10 triệu đồng, nhờ sự thay đổi trong loạt smartphone mới và việc tập trung vào 2 sản phẩm chiến lược là OPPO A3s và OPPO F9. Có thể nói chỉ cần 2 sản phẩm F9 và A3s đã có thể bằng 4 sản phẩm đang bán chạy của các thương hiệu cộng lại.
Ở phân khúc từ 3 - 5 triệu đồng, thị phần của OPPO tăng trưởng đột phá, từ vị trí thứ 2 với chỉ 25,6% (tháng 8) vươn lên dẫn đầu với 41,2% (tháng 9). Trong 2 tháng vừa qua, OPPO A3s là sản phẩm bán chạy nhất của hãng trong tầm giá, chiếm 28,5% tổng số smartphone bán ra của phân khúc.
Trong khi đó, ở phân khúc từ 7 đến 10 triệu đồng, OPPO cũng nắm giữ thị phần áp đảo với 66,7%, cao gấp nhiều lần so với các thương hiệu khác. Tuy OPPO F9 chỉ mới mở bán từ cuối tháng 8, nhưng đã chiếm tới 63% tổng số máy bán ra trong tầm giá.
Trong năm 2018, OPPO không ra mắt nhiều sản phẩm mà tập trung hơn về chất lượng và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.OPPO F9 có nhiều cải tiến vượt bậc về cả công nghệ sạc nhanh, hiệu năng và thiết kế hợp thời trang. Không chỉ nhấn mạnh vào camera, lần đầu tiên OPPO mang công nghệ sạc nhanh độc quyền VOOC xuống phân khúc tầm trung để tích hợp vào OPPO F9. Chỉ 5 phút sạc cho 2 giờ liên lạc, cùng công nghệ 5 lớp bảo vệ an toàn, sạc nhanh VOOC mang lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng.
OPPO F9 có nhiều cải tiến vượt bậc
Trong khi đó, OPPO A3s với hai phiên bản 16GB và 32GB tạo cho người dùng nhiều lựa chọn cho nhu cầu của mình. Với mức giá hợp lý, thiết kế nổi bật trong phân khúc phổ thông, hiệu năng vượt trội cùng các tính năng hữu ích, A3s là lựa chọn phù hợp trong phân khúc. Từ những thành công hiện tại, OPPO sẽ tiếp tục nghiên cứu để mang đến nhiều sản phẩm chất lượng ở cả phân khúc cao cấp và cận cao cấp, trong đó có dòng sản phẩm R-series. Điều này cho thấy OPOP tăng trưởng nhờ chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng.
Đầu tư vào sản phẩm là một trong những yếu tố then chốt làm nên sự thành công củOPPO suốt thời gian qua. Trong những năm gần đây, thương hiệu đã không ngừng nỗ lực, đẩy mạnh đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R&D). Chỉ trong năm 2018, OPPO toàn cầu đã ra mắt nhiều công nghệ sáng tạo cho sản phẩm của mình, bao gồm: màn hình cong panoramic, camera tích hợp công nghệ AI 3D, sạc nhanh Super VOOC, công nghệ nhận diện chiều sâu môi trường TOF và structure light 3D.
Công nghệ sạc VOOC của OPPO đã chinh phục được người dùng
OPPO cũng đã triển khai chương trình hợp tác cùng Đại Học Stanford (Mỹ) nghiên cứu về công nghệ trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence). Ngoài ra công ty cũng đã thử nghiệm thành công công nghệ 5G, hứa hẹn cho ra mắt những smartphone 5G trong tương lai.Đối với phần mềm sản phẩm, hệ điều hành ColorOS của OPPO vẫn tiếp tục được duy trì và cải tiến, mang đến những trải nghiệm nhanh chóng, mượt mà và trực quan hơn. Tất cả những nỗ lực trên có thể được minh chứng bằng số lượng bằng sáng chế của OPPO đã được đăng ký, với hơn 32.000 bằng sáng chế trên toàn cầu.
Theo Báo Mới
iPhone XS Max hàng nhái, giá dưới 3 triệu đồng Những chiếc điện thoại nhái thương hiệu iPhone XS Max, iPhone XR được quảng cáo có xuất xứ Đài Loan, Trung Quốc được bán với giá chỉ từ 2,7 - 2,9 triệu đồng đang tràn ngập trên các website. IPhone XS Max của Apple đang được bán qua kênh xách tay với giá từ gần 30 triệu đồng thì những chiếc "iPhone XS...