Triển khai cấp thẻ ngư dân ‘vùng xanh’ đánh bắt hải sản gần bờ
Ngày 18/9, UBND huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức lấy ý kiến ngư dân về kế hoạch triển khai hoạt động đánh bắt trên biển, đây là địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai cho ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ.
Toàn cảnh bãi ngang thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg. Ảnh: Ngọc Sơn/TTXVN
Theo Kế hoạch UBND huyện Đất Đỏ trình UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ ngày 19/9, ngư dân làm nghề thúng máy, đò nan hoạt động gần bờ sẽ được ra biển đánh bắt thủy sản trên cơ sở phương án đã chuẩn bị và được phê duyệt.
Sau 10 ngày áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện tiếp tục đạt được kết quả khả quan: Từ ngày 8/9 đến nay không phát sinh ca F0 mới; toàn huyện có 8/8 xã, thị trấn tiếp tục giữ vững trạng thái bình thường mới.
Ông Hồng Như Vàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ cho biết, tổng số phương tiện hoạt động gần bờ (có chiều dài dưới 12 m) của huyện gồm đò nan, thúng máy là 836 phương tiện/1.380 ngư dân với sản lượng hải sản dự kiến khoảng 14,8 tấn/ngày. Mỗi ngày ngư dân đánh bắt hải sản trên biển trung bình khoảng 4 – 5 giờ, phạm vi vùng biển từ 6 hải lý trở lại thuộc vùng biển huyện Đất Đỏ. Thời gian bắt đầu đi, về từ 4 – 9 giờ và từ 11 – 15 giờ trong ngày tùy theo con nước, hải sản đánh bắt chủ yếu là mực, cá nhỏ. Thời gian qua, ngư dân trên địa bàn huyện đã chấp hành quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, tạm thời không ra biển.
Ngư dân chuẩn bị ngư lưới cụ chuẩn bị đi biển tại bãi ngang thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ. Ảnh: Ngọc Sơn/TTXVN
Theo phương án của huyện Đất Đỏ, ngư dân được phép đi biển phải là người thường trú trên địa bàn huyện Đất Đỏ; bắt buộc các ngư dân phải đánh bắt cá gần bờ và có xác nhận của địa phương (ngư dân khi đi đánh bắt hải sản phải có thẻ in plastic do địa phương cấp). Mỗi ngày huyện sẽ bố trí luân phiên 30% trên tổng số phương tiện xuất bến hoạt động (250 phương tiện, sản lượng ước khoảng 3,7 tấn). Một phần hải sản sẽ được chủ phương tiện bán trực tiếp tại bãi ngang khi cập bờ cho người dân và các thương lái trên địa bàn Phước Hải, Lộc An; số còn lại bán tại các chợ trên địa bàn huyện, việc tiêu thụ sản phẩm đánh bắt trên biển phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Tùy theo con nước thực tế, địa phương sẽ cấp giấy xác nhận đi biển cho ngư dân trong khung giờ phù hợp theo từng loại ngành nghề, đảm bảo thuận lợi cho người dân đi đánh bắt hải sản.
Các lực lượng chức năng sẽ phối hợp cùng lực lượng Biên phòng, Kiểm ngư, giám sát việc hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân, nhất là những vùng giáp ranh với các huyện vẫn đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Sau khi UBND huyện họp, thống nhất ý kiến với bà con ngư dân, lực lượng chức năng tiến hành cấp thẻ để bà con ngư dân hành nghề mưu sinh. Lực lượng kiểm soát căn cứ theo thẻ này để chấp thuận cho ngư dân xuống biển.
Mỗi ngày bố trí luân phiên 30% trên tổng số phương tiện xuất bến hoạt động với số lượng 250 phương tiện (sản lượng khoảng 3,7 tấn). Ảnh: Ngọc Sơn/TTXVN
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Lợi, ngư dân thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ cho biết “hiện nay thị trấn Phước Hải có trên dưới 600 phương tiện đánh bắt hải sản, tôi cho rằng nên chia thành 3 nhóm, cấp thẻ đánh bắt thành 3 màu, 1 ngày 1 nhóm sẽ ra biển đánh bắt để đảm bảo công bằng. Nguyên nhân là do nghề biển rất thất thường, không thể đi theo khung giờ và người ra trước sẽ được ưu thế về sản lượng, người ra sau đã không có sản lượng mà khi về bờ lại phải bán giá thấp hơn, đó là băn khoăn của người dân”.
Ông Nguyễn Văn Hạnh, chủ tàu sinh sống tại thị trấn Phước Hải cũng bày tỏ rất hoan nghênh việc được phép đánh bắt hải sản trở lại, ngư dân cần nhắc nhở nhau, vừa đi biển vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Ngư dân chuẩn bị ngư lưới cụ chuẩn bị đi biển tại bãi ngang thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ. Ảnh: Ngọc Sơn/TTXVN
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ, huyện Đất Đỏ đã chi hỗ trợ 18.311 người với số tiền hơn 32 tỷ đồng. Riêng các trường hợp ngư dân đánh bắt gần bờ, trong ngày 17 – 18/9, huyện thực hiện tạm ứng ngân sách chi hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người để bà con vượt qua khó khăn do quãng thời gian không được đánh bắt vừa qua.
Ông Huỳnh Sơn Thái, Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ cho biết, để giữ vững “vùng xanh”, khôi phục hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện, lãnh đạo huyện đã thống nhất các giải pháp thực hiện đến ngày 22/9 sẽ vừa chủ động phòng chống dịch, vừa khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; kiểm soát chặt người đến và đi về từ vùng dịch, không để phát sinh ca bệnh ngoài cộng đồng; chuẩn bị các điều kiện để mở các chợ truyền thống đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo đúng quy định.
Huyện tiếp tục duy trì 4 chốt tại địa bàn giáp ranh với các huyện lân cận và các chốt bảo vệ “vùng xanh” trên địa bàn các xã, thị trấn; kiểm soát chặt chẽ phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa bàn, kể cả các thùng đựng hàng hóa, tuyệt đối không để người lạ vào địa bàn huyện, kiểm soát giờ ra vào của từng phương tiện để xử lý kịp thời; kiểm soát đối với người đi khám bệnh ngoài tỉnh về huyện, xử lý theo đúng quy định về phòng chống dịch.
Ngoài ra, Huyện Đất Đỏ cũng tạo điều kiện, hỗ trợ người dân thu hoạch Hè Thu chính vụ, các loại cây trồng đang vào vụ; duy trì đảm bảo an toàn “vùng xanh” tại các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”; hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh các thủ tục để hoạt động trở lại, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Doanh nghiệp dệt may lo khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD
Doanh thu của các doanh nghiệp dệt may hàng đầu đã sụt giảm đáng kể sau nhiều tháng liên tiếp phải áp dụng giãn cách xã hội.
Nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ không đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2021.
Ngành dệt may lo ngại gặp khó khăn trong những tháng cuối năm 2021. Ảnh: TTXVN.
Doanh thu giảm
Dệt may là một trong 9 ngành xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam và được kỳ vọng sẽ cán đích xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm nay. Thế nhưng, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến các nhà máy sản xuất buộc phải đóng cửa, không ít doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước nguy cơ mất đơn hàng.
Đơn cử như, Tổng công ty May 10 thực hiện sản xuất đảm bảo giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ hơn 1 tháng nay, số lượng công nhân lại thiếu hụt khoảng 10%, thế nên các đơn hàng xuất khẩu trong quý 3 sang Mỹ và các nước châu Âu bị chậm tiến độ khoảng hai tuần.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay thì rất khó để doanh nghiệp có thể hoàn thành được đơn hàng xuất khẩu trong quý III, quý IV. Do ảnh hưởng của dịch nên cứ có ca F0 thì doanh nghiệp lại đóng cửa đóng cửa, còn duy trì 3 tại chỗ cũng chỉ ở mức 30 - 50% số lượng công nhân. "Với tình hình này, khả năng doanh nghiệp khó đạt được mục tiêu đề ra từ đầu năm 2021", ông Thân Đức Việt cho hay.
Còn tại các tỉnh phía Nam, dịch diễn biến phức tạp kéo doanh thu nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh, nhất là kể từ tháng 6 trở lại đây. Cụ thể, công bố mới đây của Công ty Dệt may Thành Công cho thấy, doanh thu tháng 8 của đơn vị này chỉ đạt 10,5 triệu USD (238 tỷ đồng), giảm mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước; lỗ sau thuế 282.425 USD (6,4 tỷ đồng), trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1 triệu USD (tương đương 22,7 tỷ đồng). Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên doanh nghiệp lỗ kể từ khi công khai lợi nhuận tháng.
Lũy kế 8 tháng, doanh thu của doanh nghiệp đạt 106 triệu USD (2.406 tỷ đồng), cao hơn 4% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 59% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 5,48 triệu USD (124 tỷ đồng), giảm 24,4% và thực hiện 44,4% kế hoạch năm.
Theo đại diện doanh nghiệp, nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh là do tình hình dịch bệnh phức tạp, đơn vị thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch. Trong khi đó, chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp không cao và lỗ sau thuế.
Tương tự, Tổng công ty May Nhà Bè (MNB) ghi nhận khoản lỗ sau thuế nửa đầu năm nay là 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ 16,5 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho của May Nhà Bè đến cuối kỳ là gần 866 tỷ đồng, tăng hơn 21%, trong đó, nguyên vật liệu là gần 305 tỷ đồng.
Cần nhiều giải pháp hỗ trợ
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận định, 4 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may. Nếu tình hình dịch bệnh không kiểm soát được trong tháng 9/2021, khả năng cả năm nay ngành chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu 33 - 34 tỷ USD.
Để thực hiện "mục tiêu kép" vừa tập trung kiểm soát dịch, vừa duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có kiến nghị Nhà nước tiếp tục khai thác nguồn vaccine nhiều nhất, nhanh nhất và tiêm đúng đối tượng. Đồng thời, cho phép các khu công nghiệp, doanh nghiệp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cho người lao động tại các địa phương, các vùng không có nguy cơ cao được quay trở lại hoạt động theo điều kiện "bình thường mới".
Theo ông Trương Văn Cẩm cần thống nhất giữa các địa phương về quy định kiểm tra và phân luồng giao thông để hàng hóa xuất nhập khẩu, nguyên liệu cho sản xuất, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân không bị tình trạng thông thoáng ở địa phương này nhưng ách tắc ở địa phương khác.
Đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng kiến nghị cắt giảm các chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể, đề nghị TP Hải Phòng dừng thu phí cảng biển đến 31/12/2021 và nghiên cứu giảm 50% cho năm 2022. TP Hồ Chí Minh hoãn áp dụng thu phí cảng biển tối thiểu đến 30/6/2022.
Trong dài hạn, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may kiến nghị Chính phủ sớm ban hành "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2035". Bởi vì, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều FTA tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, trong đó có dệt may, mở rộng thị trường xuất khẩu với thuế suất giảm dần về 0%. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, ví dụ "từ sợi trở đi" đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
"Chúng tôi mong muốn chiến lược sẽ định hướng hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung thu hút các dự án dệt nhuộm có công nghệ hiện đại. Nếu Việt Nam không sản xuất được nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu xuất xứ, ngành dệt may sẽ không được hưởng lợi ích từ các FTA và tiếp tục phải gia công với giá trị gia tăng thấp, kém hiệu quả", ông Trương Văn Cẩm cho biết.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2020. Kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu 8 tháng ước đạt 16,2 tỷ USD tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trị giá xuất siêu trong 8 tháng của ngành đạt 9,73 tỷ USD.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7/2021 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.
Nhìn lại quá trình TP Hồ Chí Minh thực hiện NQ 86 - Bài 1: Dốc sức cho 'trận đánh' cuối Trung ương và cả hệ thống chính trị, người dân TP Hồ Chí Minh tập trung dồn lực, dốc sức cho "trận đánh cuối cùng" nhằm kiểm soát được dịch COVID-19. Kể từ đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch COVID-19 (ngày 27/4), TP Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 100 ngày giãn cách xã hội ở nhiều cấp độ khác...