Trí tuệ nhân tạo là xu hướng công nghệ tương lai
Sự kiện Vietnam Frontier Summit 2019 – VFS (Diễn đàn cấp cao về công nghệ tiên phong Việt Nam 2019).
Với chủ đề ‘Interlligence in motion’ ( tạm dịch là Trí tuệ trong chuyển động) do Công ty RubikAI, Nexus Frontier và VTV24 phối hợp tổ chức vào ngày 6/10 tại Hà Nội.
Đây là diễn đàn dành cho các cá nhân và những nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với mục tiêu kết nối cộng đồng công nghệ Việt Nam với thế giới, thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, khu vực. Sự kiện thu hút khoảng 40 diễn giả đến từ 5 quốc gia, trao đổi về những vấn đề chuyên môn, giới thiệu sản phẩm công nghệ mới, dự án đang cần tìm đối tác… trong lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Nghiên cứu về hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo của Việt Nam, ông Louis Nguyen (Công ty G&H Ventures) khẳng định: Tiềm năng của thị trường trí tuệ nhân tạo trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng là rất lớn. Trên thế giới, dự kiến đến năm 2030, lợi nhuận của việc ứng dụng trí tuệ trong mọi lĩnh vực sẽ làm góp phần làm gia tăng thêm 13 nghìn tỷ lần giá trị kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn đầu, để công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển, các công ty công nghệ Việt cũng như các kỹ sư công nghệ thông tin trong mảng trí tuệ nhân tạo cần tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ những mục cụ thể.
Diễn đàn Vietnam Frontier Summit 2019 – VFS dành cho các cá nhân và những nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Ở Việt Nam, có nhiều lĩnh vực có thể lựa chọn để nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đó nông nghiệp, y tế, thương mại điện tử là những lĩnh vực có thể tận dụng được những ưu thế của quốc gia, khu vực. Khi cộng đồng công nghệ cho ra được nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhỏ, cho hiệu quả tốt sẽ góp phần tạo góp phần nâng cao nhận thức về trí tuệ nhân tạo, tạo tiền đề để trí tuệ nhân tạo thu hút sự quan tâm, đầu tư phát triển tạo đột phá trong tương lai.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Sang Shin (Giám đốc kỹ thuật đổi mới, Công ty Temansek, Singapore), các công ty Việt Nam cần nuôi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo bởi đây là công nghệ cho tương lai. Các công ty khởi nghiệp của Việt Nam cần nhận được sự quan tâm, đầu tư, trợ giúp của Chính phủ, các nhà đầu tư, lực xã hội để tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo có giá trị cho cộng đồng và có khả năng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Hiện nay, có rất nhiều công ty khởi nghiệp trong mảng công nghệ chọn lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để phát triển. Việt Nam không thiếu những “nhân tài công nghệ” nhưng lại thiếu “nhân tài kinh doanh” để đẩy mạnh sự phát triển, mở rộng địa bàn ứng dụng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, để tạo ra sản phẩm trí tuệ nhân tạo có khả năng thay đổi quy trình của một ngành, một lĩnh vực thì không chỉ cần những kỹ sư công nghệ giỏi mà còn cần nhân tài có tâm trong các lĩnh vực (y tế, nông nghiệp…) bắt tay cùng thực hiện các sản phẩm công nghệ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra những sản phẩm vượt khả năng của con người. Ví dụ, hiện nay, gian lận thương mại đang làm thất thoát khoảng 13-15% lợi nhuận của nhiều công ty tài chính, ngân hàng. Với việc thu thập đủ dữ liệu, ứng dụng các thuật toán đỉnh cao, trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện, phân tích và ngăn ngừa các hành vi trục lợi kinh tế, góp phần giảm thiểu các vụ gian lận kinh tế. Như vậy, công nghệ trí tuệ nhân tạo không trực tiếp sinh ra lợi nhuận nhưng góp phần bảo vệ được lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.
Tại sự kiện, các chuyên gia công nghệ, kỹ sư, nhà quản lý doanh nghiệp… cũng đề cập đến những vấn đề rất mới của thị trường trí tuệ nhân tạo như cách nuôi dưỡng nguồn nhân lực, đạo đức của kỹ sư công nghệ, các chia sẻ dữ liệu, lợi nhuận, phát triển cộng đồng…Ngoài ra, những sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo nhằm giúp người xem có cái nhìn cụ thể hơn về sự ưu việt của sản phẩm cũng được trình diễn, giới thiệu tại 35 gian hàng.
Diễn ra đến 18h ngày 6/10 tại Star Galaxy Láng Hạ, Hà Nội, sự kiện VietNam Frontier Summit 2019 dự kiến sẽ thu hút 2.000 lượt người quan tâm và khách tham quan.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Năm 2025, Việt Nam cần có ít nhất 5 công ty công nghệ 'kỳ lân'
Có ít nhất 5 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỉ USD (unicorn) vào năm 2025, có ít nhất 10 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỉ USD vào năm 2030.
Theo dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến năm 2030 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về áp dụng công nghệ, chuyển đổi quản trị khu vực công, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt vị trí thấp nhất là 60, đến năm 2030 đạt vị trí thấp nhất là 30 về Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc.
Về Chỉ số Tham gia Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đạt vị trí thấp nhất là 50, đến năm 2030 đạt vị trí thấp nhất là 25. Đến năm 2025, 100% các cơ quan hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% các đơn vị sự nghiệp công ứng dụng CNTT trong giao tiếp với người dân và áp dụng thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán bằng thiết bị di động.
Về ứng dụng, chuyển đổi công nghệ của doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, dự thảo đề ra mục tiêu tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ của CMCN 4.0 đạt ít nhất 20% vào năm 2025, đạt ít nhất 40% vào năm 2030.
Đạt ví trí thấp nhất là 40 vào năm 2025, thấp nhất là 30 vào năm 2030 về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Có ít nhất 5 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỉ USD (unicorn) vào năm 2025, có ít nhất 10 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỉ USD vào năm 2030.
Về đầu tư, thúc đẩy hoạt động công nghệ và nghiên cứu phát triển, hướng tới làm chủ một số công nghệ của CMCN 4.0, tổng đầu tư xã hội cho R&D đạt ít nhất 1,5% GDP đến năm 2025, ít nhất 2% GDP đến năm 2030.
Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 30 nước dẫn đầu về số sáng chế trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên. Có ít nhất 5 công ty vào năm 2025 và ít nhất 10 công ty vào năm 2030 có xuất khẩu sang các nước G7 hàng hóa, dịch vụ có sử dụng các công nghệ của CMCN 4.0 hoặc các công nghệ thế hệ tiếp theo, điển hình như 5G, Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối, Phân tích dữ liệu...
Xây dựng mạng lưới nhân tài công nghệ
Về nguồn nhân lực cho CMCN 4.0, dự thảo đề ra mục tiêu đến năm 2025 đáp ứng 90%, năm 2030 đáp ứng 100% nhu cầu của doanh nghiệp về lao động có kỹ năng cần thiết cho các công việc mới, nhất là kỹ năng CNTT. Đến năm 2025 đạt vị trí thấp nhất là 60, thấp nhất là 30 vào năm 2030 về Chỉ số Kỹ năng trong bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Để đạt được mục tiêu này, dự thảo nêu rõ cần áp dụng các giải pháp sáng tạo để tăng nhanh số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo về CNTT, nhất là các chuyên ngành An ninh mạng, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối, Truyền thông và giải trí, Mô hình hóa (simulation), Tự động hóa, Điều khiển học...
Ảnh minh họa
Điều chỉnh giáo trình và rút ngắn thời gian đào tạo của một số chương trình đại học chuyên ngành kỹ thuật; tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu kết hợp với thực hành, gắn với nhu cầu thị trường... đặc biệt tăng cường kỹ năng tiếng Anh.
Tăng đầu tư ngân sách và đổi mới cách thức quản lý đầu tư cho nghiên cứu phát triển trong trường đại học; Đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học; Khuyến khích trường đại học, viện nghiên cứu thành lập hoặc liên doanh, liên kết với doanh nghiệp để thành lập các doanh nghiệp KH-CN, tạo điều kiện cho thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tạo động lực cho nghiên cứu, nâng cao chất lượng đạo tạo.
Xây dựng mạng lưới nhân tài công nghệ, trong đó, phát triển các mạng lưới trí thức, nhân tài để tập hợp sức mạnh KH-CN và đổi mới sáng tạo. Xây dựng chính sách đột phá, thiết thực để thu hút các chuyên gia công nghệ người Việt và thế giới tham gia các hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.
Đặc biệt, kết nối các nhân tài với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các dự án nghiên cứu, và các doanh nghiệp công nghệ trong nước để khai thác sức mạnh tri thức của người Việt Nam và thế giới...
Theo Một Thế Giới
Quốc gia châu Âu đầu tiên triển khai mạng 5G sử dụng thiết bị Huawei Monaco đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu khai trương mạng điện thoại di động 5G dựa trên công nghệ của Huawei. Ngày 9/7, công quốc Monaco đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu khai trương mạng điện thoại di động thế hệ thứ 5 (mạng 5G) dựa trên công nghệ từ "đại gia" viễn thông Huawei...