Trị cảm lạnh không cần uống thuốc với mẹo cực đơn giản
Thực hiện những thói quen dưới đây, bạn hoàn toàn có thể “hóa giải” bệnh cảm lạnh nhanh chóng mà không cần phải uống viên thuốc nào.
Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp, chủ yếu ảnh hưởng ở mũi. Bệnh có triệu chứng đau mũi, đau họng, sổ mũi cấp, thường xuất hiện sau khi cơ thể nhiễm virus cảm lạnh khoảng 1 đến 3 ngày.
Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp, chủ yếu ảnh hưởng ở mũi – Ảnh minh họa: Internet
Bệnh cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Để phòng ngừa lây nhiễm và điều trị bệnh cảm lạnh, bạn nên thực hiện những thói quen tốt dưới đây.
Ăn nhiều rau củ
Khi bị cảm lạnh, cơ thể bạn thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, tiêu hóa và hấp thụ nguồn dinh dưỡng kém. Do đó, trong bữa ăn nên hạn chế ăn các món khó tiêu và có tính hàn để tránh các vấn đề về chướng bụng, đầy hơi,… thậm chí ngộ độc.
Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, nhiều nghiên cứu còn cho thấy rau củ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rau củ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể – Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, do hệ miễn dịch còn yếu, bạn nên nấu rau chín kỹ trước khi dùng và không nên ăn rau sống. Khi chế biến, có thể thêm chút gừng để làm ấm hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh.
Ngủ nhiều hơn
Các chuyên gia khuyên bạn không nên ngủ quá nhiều trong 1 ngày để tránh mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi bị cảm lạnh thì ngược lại, nên ngủ nhiều hơn để cơ thể được thư giãn và nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lừ đừ.
Khi bị cảm lạnh, nên ngủ nhiều hơn để cơ thể được thư giãn và nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lừ đừ – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy một giấc ngủ sâu sẽ giúp người bị cảm lạnh tránh khỏi các bệnh về hô hấp và lây nhiễm cho người khác. Đồng thời, hãy cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối để các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng, sớm lấy lại sức khỏe.
Rửa sạch tay
Việc tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt bị nhiễm vi trùng như tay nắm cửa, vật dụng trong gia đình,… khiến bệnh cảm lạnh lây lan nhanh hơn – Ảnh minh họa: Internet
Bệnh cảm lạnh lây qua đường hô hấp, truyền nhiễm khi người bệnh hắt hơi hay ho mà không có sự che chắn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt bị nhiễm vi trùng như tay nắm cửa, vật dụng trong gia đình,… khiến bệnh cảm lạnh lây lan nhanh hơn. Do đó, hãy rửa tay thật kỹ để hạn chế mầm bệnh bám vào cơ thể và gây ra cảm lạnh.
Theo phunusuckhoe
Cơ thể sẽ như thế nào nếu bạn ngủ quá nhiều mỗi ngày
Nhiều người cho rằng ngủ nhiều sẽ tốt, sẽ giúp tỉnh táo và cơ thể phục hồi nhanh hơn. Thế nhưng, trên thực tế ngủ nhiều sẽ làm cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng, nguy cơ gây bệnh béo phì, đau đầu, trầm cảm... Vậy ngủ quá nhiều nguy hiểm cho cơ thể thế nào?
Theo VNE, các nhà khoa học cho biết, thời lượng giấc ngủ thay đổi đáng kể trong cuộc đời mỗi con người, phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ hoạt động cũng như lối sống. Trong thời gian căng thẳng hoặc bệnh tật, nhiều người có nhu cầu ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên dù lý do gì, người lớn chỉ nên ngủ 7-9 giờ mỗi đêm. Ngủ nhiều hơn thời gian này, cơ thể có khả năng bị rối loạn, lâu dần sẽ dẫn đến trạng thái muốn ngủ nhiều hơn, buồn ngủ cực độ, kể cả khi đã ngủ trưa.
Nghiên cứu cho thấy ngủ nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng và có liên quan đến các vấn đề về mất trí nhớ. Ngoài ra, con người khi ngủ nhiều khiến cơ quan hô hấp bị tắc nghẽn, dẫn đến nhu cầu ngủ tăng lên, phá vỡ chu kỳ giấc ngủ bình thường. Các nguyên nhân khác đến từ việc sử dụng chất gây say hoặc các loại thuốc an thần... cũng khiến cơ thể ngủ nhiều hơn, gây hại cho sức khỏe. Vậy ngủ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Tăng nguy cơ đột quỵ
Trải qua nhiều nghiên cứu phát hiện, những người ngủ vượt quá 9 tiếng mỗi ngày, tỉ lệ đột quỵ cao hơn 70% so với những người ngủ 7 tiếng một ngày. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan rất lớn đến sự gia tăng đội nhớt máu của người có tuổi, cộng thêm thời gian ngủ quá nhiều, dẫn đến máu chảy trong huyết quản, giảm tích tụ máu, sẽ làm tăng nguy cơ tắc mạch máu, bình thường vấn đề này hay xảy ra ở bộ phận não, dễ dẫn đến đột quỵ.
Một nghiên cứu năm 2005 đăng trên tạp chí về thần kinh học (Neurology) cho thấy rằng trong khi giấc ngủ ngắn có liên quan đến nguy cơ đột quỵ 18%, còn giấc ngủ quá dài tăng 46%.
Dễ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ nhiều dễ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Bởi vì ngủ quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến nội tiết, cũng sẽ dẫn đến rối loạn hệ thần kinh, và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, ngủ nhiều gây béo phì, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra căn bệnh tiểu đường khó chữa.
Suy giảm chức năng tim mạch
Khi làm việc, tim sẽ đập nhanh hơn giúp tuần hoàn máu diễn ra ổn định, thúc đẩy máu lên não tốt. Khi con người rơi vào trạng thái ngủ, tim cần nghỉ ngơi, nhịp tim giảm. Do đó, việc ngủ nhiều khiến tim quen với việc nhàn rỗi nên khi cơ thể làm việc, dù chỉ là một công việc nhẹ cũng khiến tim đập nhanh, lâu dần dẫn đến rối loạn nhịp tim, yếu tim, thậm chí suy tim...
Theo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim lên đến 34%. Đặc biệt, phụ nữ thường ngủ nhiều hơn đàn ông nên nguy cơ bệnh tim do ngủ nhiều cũng cao hơn.
Tăng cân
Theo Dân trí, các nghiên cứu khác nhau cho thấy cả ngủ ít hay ngủ nhiều đều có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì. Kết luận này không được rõ ràng nhưng các bác sĩ cho rằng do chúng ta di chuyển ít hơn bình thường, nên cơ thể sẽ bị tăng cân.
Ngủ nhiều dễ mắc bệnh béo phì, tăng cân
Những người ngủ quá 8 tiếng thường có xu hướng thức dậy muộn và điều này đồng nghĩa với việc họ không còn thời gian cho các hoạt động thể chất.
Đau đầu
Thiếu ngủ gây ra đau đầu, nhưng nó cũng có thể xảy ra khi chúng ta ngủ quá 8 tiếng. Các chuyên gia khuyên bạn không nên nằm trên giường nhiều ngay cả trong các ngày cuối tuần và nghỉ lễ. Nếu không, bạn có thể sẽ thức dậy với một cơn đau đầu khủng khiếp.
Vấn đề nằm ở chỗ, giấc ngủ quá dài tác động đến chất dẫn truyền thần kinh trong não và mức serotonin của chúng ta.
Mất ngủ
Ngủ nhiều đôi khi cũng có thể gây mất ngủ
Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng sự thật là vậy! Đôi khi mất ngủ là do thói quen không lành mạnh cùng với hoạt động trước giờ ngủ. Ví dụ, nếu bạn thức khuya để làm việc trước máy tính và quyết định ngủ "bù" vào ngày hôm sau, bạn có thể bị chứng mất ngủ. Chỉ cần 2 ngày là đủ để gây rối loạn nhịp đồng hồ sinh học trong cơ thể với biểu hiện là ngủ vùi quá lâu.
Thời gian ngủ bao lâu là đủ
Ngủ đủ giấc, ngủ sâu sẽ giúp cơ thể khôi phục nhanh hơn
Theo các chuyên gia nguyên cứu sức khỏe về giấc ngủ thì mỗi đêm bạn ngủ 7 - 8 giờ là rất tốt cho sức khỏe. Ngủ hơn 9 - 10 mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trên. Đặc biệt, thói quen ngủ ngày quá nhiều cũng gây bệnh không kém nhé. Do đó, nếu có ngủ trưa bạn chỉ nên ngủ từ 30 - 60 phút là tốt nhất.
Mẹo để có giấc ngủ ngon:
- Duy trì lịch trình ngủ bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
- Tạo ra một môi trường lý tưởng để ngủ ngon giấc. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ngủ trong phòng ngủ thoáng mát, tối và yên tĩnh.
- Sử dụng nút bịt tai để tránh bị làm phiền.
- Không để tivi, máy tính hoặc điện thoại trong phòng ngủ của bạn.
- Không uống cà phê hoặc rượu quá gần giờ đi ngủ.
- Thử thiền trước khi đi ngủ.
- Sau khi ăn tối, đi bộ một quãng ngắn rồi đi ngủ.
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và vận động nhẹ nhàng
- Không ngủ nướng khi đồng hồ báo thức đã kêu.
Theo anninhthudo
5 vùng trên cơ thể cần được giữ ấm khi trời lạnh để ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe xấu Nếu không giữ ấm các vùng sau trên cơ thể thì bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh cảm lạnh như cúm, sổ mũi, sốt cao... Do đó, cần tìm hiểu ngay để bảo vệ các vùng cơ thể một cách toàn diện khi trời trở lạnh. Những ngày gần đây, Hà Nội lại đón một đợt không khí lạnh tràn về, nhiệt...