Tri ân những thầy, cô giáo ‘cõng chữ lên non’
Nhiều thầy, cô giáo với lương tâm, trách nhiệm đã không quản ngại nắng mưa, tình nguyện ‘cõng chữ lên non,’ mang ánh sáng của con chữ đến với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Cô và trò ở điểm trường vùng cao thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên của điểm trường lẻ Quảng Mào thuộc Trường Tiểu học Thạch Bình xã miền núi Thạch Bình, huyện Nho Quan (Ninh Bình), một điểm trường lẻ với đa số học sinh là người dân tộc Mường và thuộc hộ khó khăn, suốt 6 năm liền cô đã nấu cơm miễn phí cho hơn 30 học sinh vào các buổi trưa. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Tiên, thành phố Hà Tiên (Kiên Giang), giảng dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên. Nhà trường luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, tạo môi trường thân thiện trong công tác dạy và học. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Từ nhiều năm nay, Nghệ An có hàng nghìn giáo viên miền xuôi tự nguyện lên miền núi dạy học. Trong số này, có những người chấp nhận xa gia đình, xa con, gửi gắm “tình riêng” để ở lại cắm bản. Trong ảnh: Giờ học thể dục tại điểm trường Huồi Cọ, trường Tiểu học Nhôn Mai, huyện Tương Dương. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Tu Mơ Rông là một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum với điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn. Tuy nhiên, những thầy, cô giáo nơi đây vẫn ngày đêm nỗ lực, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học sinh được đến trường, nâng cao tri thức. Trong ảnh: Bữa ăn của các em học sinh được các thầy, cô góp tiền, ủng hộ. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục thì có đến 17 năm cô giáo Lê Thị Loan (52 tuổi, quê ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) “cắm bản”, “gieo con chữ” ở địa bàn xã Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Đây là địa bàn biên giới, nơi sinh sống của người dân tộc Cống, Khơ-Mú, Lào. Trong ảnh: Cô giáo Lê Thị Loan chăm sóc cho học sinh của mình. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Điểm trường Huổi Moi (Trường Mầm non Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nằm ở vành đai biên giới Việt-Lào, cách trung tâm xã Pa Thơm hơn 30km. Đây là nơi sinh sống của 16 hộ dân thuộc cộng đồng dân tộc Cống. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Mường Cai, tỉnh Sơn La -những thầy giáo “mang quân hàm xanh”, hướng dẫn trẻ em vùng biên giới học bài. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Mong muốn lớn nhất của các giáo viên Trường Tiểu học Mường Bám II (xã vùng 3 Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) là giúp trẻ em biết chữ để trang bị cho mình kiến thức sau này sẽ giúp ích được gia đình và xã hội. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Video đang HOT
Những học viên 60 tuổi vượt khó để đến lớp xóa mù chữ ở Đắk Nông. (Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN)
Để tới các điểm trường thuộc Trường Tiểu học Mường Bám II (xã vùng 3 Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), thầy cô giáo phải đi gần 1 tiếng đồng hồ bằng xe máy băng qua những con suối, đường đất, dốc cao, cheo leo bên vách núi. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Là địa bàn vùng biên giáp với nước bạn Lào, trường PTDT bán trú Tiểu học Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) gặp muôn vàn khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực thiếu giáo viên, nhưng các thầy cô giáo nơi đây đang nỗ lực từng ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Vì tình yêu với học trò, hằng ngày, những người thầy “mang quân hàm xanh” của Bộ đội Biên phòng Sơn La vẫn nỗ lực bám bản, bám trường để gieo con chữ nơi các bản làng xa xôi. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Là địa bàn vùng biên giáp với nước bạn Lào, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) gặp muôn vàn khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực thiếu giáo viên, nhưng các thầy cô giáo nơi đây đang nỗ lực từng ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Những bông hoa rừng được học sinh điểm trường Lũng Giỏng, Trường Tiểu học xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng gửi tặng thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Giờ dạy và học thể dục của cô giáo Lường Thị Hồng cùng học sinh tại điểm trường Nong Phụ, Trường mầm non Hoa Phong Lan, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cả bản Pú Vang, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) vẫn chưa có điện-nước, 100% các hộ dân là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đường xá đi lại khó khăn, thường xuyên sạt lở, mùa mưa đường trơn trượt không thể đi được xe máy. Tuy khó khăn vất vả nhưng cô giáo Bùi Thị Miên vẫn hằng ngày lên lớp, đến từng gia đình động viên bố mẹ đưa con em tới trường, chăm sóc yêu thương các em học sinh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Vào ngày mưa, để đến được điểm trường Nong Phụ (Sơn La), các cô giáo phải lắp thêm dây xích tự chế vào bánh xe để đỡ trơn trượt. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Bản Pú Vang trên vùng cao Tây Bắc, nơi cô giáo Bùi Thị Miên (quê ở tỉnh Hòa Bình) được giao nhiệm vụ” cắm bản”, giảng dạy tại trường Mầm non số 2 Mường Mươn thuộc bản Pú Vang, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên). (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Cô Chamaleá Thị Khuyên, giáo viên người đồng bào dân tộc Raglai, có nhiều cách làm hiệu quả để thu hút học sinh lên lớp đông đủ; đưa ra những phương pháp giảng dạy sáng tạo để kích thích tâm lý, giúp các em tiếp thu bài học nhanh hơn. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Một giờ học của cô và trò ở điểm trường Mầm non Hoa Ban, bản Đin Chí, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Người thầy giáo “mang quân hàm xanh”, Thiếu úy Vàng Lao Lừ, Đồn Biên phòng Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã đưa con chữ tới bản vùng cao xa xôi Co Muông, xã Mường Lạn để dạy cho học sinh nơi đây. Sau một năm học, 100% học sinh đều đã biết đọc, biết viết và tính được những phép toán đơn giản. (Ảnh: Nguyễn Hồng Cường/TTXVN)
Thầy giáo tận tình hướng dẫn học viên người dân tộc tập đọc tại lớp học xóa mù chữ ở tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Ở nhiều địa phương của tỉnh Lai Châu, học sinh phải đi đò qua sông đến trường với sự giúp đỡ của giáo viên. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Ở vùng cao Sơn La, những thầy cô giáo “cắm bản” với lòng yêu nghề và sự tâm huyết với học sinh nơi đây đã góp phần đưa con chữ, đưa ánh sáng tri thức đến với trẻ nhỏ. Trong ảnh: Giờ học của học sinh mầm non điểm trường Thẩm Xét (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). (Ảnh: Lê Hữu Quyết/TTXVN)
Giờ học của cô và trò trong phòng học tạm tại một điểm trường của trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La). (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cô Hà Thị Linh (đi đầu) giáo viên trường Tiểu học Hra số 2 (Gia Lai) trên đường lên điểm trường Đê Kôn trước năm học mới. Dù bị ngăn cách bởi con đường đèo nguy hiểm, trơn trợt mùa tựu trường nhưng những giáo viên nơi đây vì niềm yêu nghề, mến trẻ vẫn ngày ngày vượt hiểm nguy mang con chữ đến với học sinh nghèo vùng cao. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Cô giáo điểm trường Mầm non vùng cao Suối Ngang, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian nan, vất vả để nuôi dạy trẻ. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Niềm hạnh phúc của giáo viên cắm bản khi được học trò tặng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Cô giáo toàn cầu Hà Ánh Phượng: Tôi về quê dạy học để trả 'món nợ ân tình'
ĐBQH Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) - cô giáo Việt Nam đầu tiên vào Top 10 'Giáo viên toàn cầu'.
Hiện bà đang công tác tại Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Là một nhà giáo, bà Phượng mong muốn, Đảng và Nhà nước có chính sách quan tâm tới đội ngũ giáo viên, và nhân viên trường học hơn nữa để mọi người có thể chuyên tâm công tác.
ĐBQH Hà Ánh Phượng. Ảnh: Quang Vinh.
PV: Thưa bà, khi tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại ưu, được nhiều công ty "săn đón" với mức thu nhập cao, đây là điều mơ ước của nhiều người nhưng bà đã từ chối để làm giáo viên. Bà có thể chia sẻ về quyết định đó?
Bà HÀ ÁNH PHƯỢNG: Ngay từ nhỏ tôi đã có ước mơ là giáo viên, với tôi giáo viên là một công việc lý tưởng, nhất là khi được cô giáo chủ nhiệm dạy văn của mình tiếp thêm sức mạnh, ước mơ ấy càng lớn dần trong tôi. Vì vậy tôi đã quyết tâm học để đỗ vào chuyên ngành ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hà Nội và học thêm nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ.
Thời gian rảnh, tôi làm phiên dịch cho một vài công ty dịch thuật ở các lĩnh vực khác nhau. Tôi may mắn được trải nghiệm và đi một vài quốc gia, rồi tôi nhận ra rằng điều mình thích nhất vẫn là giáo viên. Năm cuối Đại học, tôi tích cực đi phiên dịch và nhận được một vài lời đề nghị vào làm chính thức cho công ty nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Trong đó, có một công ty đề nghị tôi làm với vai trò "giám đốc đại diện". Lúc ấy tôi còn quá trẻ, tôi nghĩ không phù hợp với mình khi chuyên môn của mình là ngôn ngữ Anh và điều quan trọng là tôi không tìm được niềm vui thực sự của công việc đó. Với tôi giáo viên vẫn là công việc yêu thích nhất, tôi quyết định đi học lên Thạc sĩ và học sâu về phương pháp giảng dạy, sau đó tôi trở về quê hương.
Dư luận xã hội băn khoăn khi nhiều "nhà vô địch" đường lên đỉnh Olympia đã ra nước ngoài sinh sống, không trở về. Ngược lại, bà lại chọn môi trường khó khăn trong nước để làm việc. Thời điểm đó, bà có gặp khó khăn và trở ngại nào là lớn nhất?
- Từ nhỏ tôi học trường nội trú nên từ lúc đi học đến lúc tốt nghiệp Đại học tôi đều được Nhà nước chi trả tiền ăn, học, sinh hoạt, hay hưởng các học bổng dành cho người dân tộc ít người. Tôi đã từng nghĩ về quê là cách mình trả "món nợ ân tình" đó. Khi quyết định trở về quê dạy học, tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Ngôi trường mà tôi đang công tác phần lớn là học sinh người dân tộc ít người, sống tại khu vực miền núi và còn nhiều hạn chế, các em chưa có nhiều cơ hội học tập ngoại ngữ như bạn bè cùng trang lứa ở thành phố hay một số địa phương khác.
Nhiều người cho rằng học sinh người dân tộc ít người khi học tiếng Anh là một bất lợi, còn tôi thì nghĩ khác. Tôi luôn có niềm tin về các cô cậu học trò của mình vì tôi cho rằng bản thân mỗi em người dân tộc ít người khi sinh ra đã là một đứa trẻ "đa ngôn ngữ" nên khi học một ngôn ngữ nữa là một lợi thế chứ không phải là bất lợi. Tôi nhận ra rằng, điều các em thực sự cần ở đây là "nội động lực học" và "môi trường học ngoại ngữ" và từ đó mô hình lớp học kết nối xuyên quốc gia giống như một cơ duyên để những cô cậu trò vùng miền núi của tôi có thêm cơ hội được học tập tiếng Anh hiệu quả, tăng sự tự tin và mở rộng kiến thức liên văn hóa để rồi cho tới giờ phút này cô trò chúng tôi đã cùng nhau "đi du lịch" trên 50 quốc gia trên thế giới và nhiều dự án quốc tế.
Ngoài dự án quốc tế "Say no to plastic straw", bà có những ý tưởng về những dự án tiếp theo trong tương lai hay không?
- Cô trò tôi đã có một vài dự án quốc tế như "Nói không với ống hút nhựa" - dự án thu hút học sinh và giáo viên ở hơn 40 quốc gia tham gia với nâng cao nhận thức và ý thức của các em trong việc bảo vệ môi trường. Dự án "Thư viện hạnh phúc" với mong muốn tăng thêm nguồn sách ngoại văn để các em học sinh có tài liệu ngoại văn để đọc.
Trong 2 năm vừa qua có 2 dự án mà cô trò chúng tôi cùng đồng hành đó là "The Psymics" - dự án về tâm lý học đường với mục đích hỗ trợ các em học sinh về các vấn đề tâm lý học được với sự hỗ trợ của các chuyên gia và bác sĩ tâm lý, hay dự án "Phòng chống bạo lực trên không gian mạng"- dự án cung cấp các kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ các em học sinh trong việc nâng cao nhận thức an ninh mạng và bảo vệ bản thân an toàn khi sử dụng mạng, đây là dự án mang tiếng vang lớn thu hút được nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh ở các cơ sở giáo dục tại Việt Nam và 21 quốc gia trên thế giới. Điểm nhấn của hội thảo là chúng tôi đã thu hút được hơn 22.000 người tham gia với các diễn giả là các chuyên gia an ninh mạng nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Gần đây nhất là dự án "Hợp tác Việt Nam-Thái Lan về giáo dục và thanh thiếu niên" được Đại sứ quán Thái Lan tài trợ qua đó các em học sinh ở các trường THPT trong nhóm dự án có thêm cơ hội trao đổi và học hỏi văn hóa từ nước bạn. Hiện tôi đang tập trung vào dự án bảo tồn văn hóa dân tộc Mường.
Thực tế hiện nay có một bộ phận giáo viên xin nghỉ việc, hoặc chuyển sang lĩnh vực tư. Là một nhà giáo, bà có suy nghĩ gì, và kiến nghị gì về cơ chế chính sách đối với nhà giáo hiện nay?
- Đây là vấn đề được nhắc tới rất nhiều tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, và được phân tích thực trạng này là do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mức lương, phụ cấp chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống, áp lực công việc, thay đổi định hướng của các cá nhân, ảnh hưởng của nền kinh tế số 4.0. Tôi mong muốn Đảng và Nhà nước sẽ có chính sách cải cách tiền lương quan tâm tới các đội ngũ giáo viên và nhân viên trường học hơn để đội ngũ giáo viên có thể chuyên tâm công tác.
Trân trọng cảm ơn bà!
Cô giáo vượt qua nghịch cảnh, 28 năm lên lớp yêu trẻ Vượt qua nghịch cảnh đằng đẵng nuôi chồng và con trai bị bệnh tâm thần, cô giáo Lữ Thị Thúy vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm non. Trong chuyến công tác tại trường Mầm non xã Tam Văn (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa), cô Hoàng Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường đã cho chúng tôi...