Trèo lên cây để… học từ xa
Dịch COVID-19 buộc các trường học ở Indonesia phải đóng cửa và chuyển sang học từ xa. Nhưng với những người nghèo ở nông thôn, việc học từ xa trở nên đặc biệt khó khăn.
Ba nữ sinh Teara Noviyani 19 tuổi, Siti Salma 13 tuổi và Fitri Zahrotul 15 tuổi đang học bên vệ đường ở Kenalan, Indonesia vì ở đó sóng wifi đủ mạnh để có thể tải được bài tập về máy – Ảnh: NYT
Theo báo New York Times (NYT), tại một ngôi làng ở Kenalan, vào những ngày học, ba nữ sinh Teara Noviyani 19 tuổi, Siti Salma 13 tuổi và Fitri Zahrotul 15 tuổi, sẽ phải đèo nhau bằng xe máy tới “điểm học tập” riêng: một chỗ ngồi bệt ngay ven đường bên ngoài làng, nơi có sóng wifi ổn định hơn cả.
Ở đó, các em làm bài tập trên smartphone và laptop, mặc kệ xe cộ qua lại ngay sát bên.
Ba cô gái trên đảo Java đã học theo cách này từ tháng 3 năm nay, khi Indonesia bắt đầu đóng cửa trường học các cấp để ngăn chặn đại dịch COVID-19.
“Khi trường yêu cầu học từ xa, em rất lo vì chúng em không có mạng Internet ở nhà”, nữ sinh Siti Salma Putri Salsabila nói.
Việc học tập “từ xa” theo đúng nghĩa đen cực nhọc trong bối cảnh dịch bệnh không chỉ xảy ra với 3 cô gái. Hàng triệu học sinh khác ở Indonesia cũng đang đối mặt với những khó khăn tương tự.
Chính quyền đã đóng cửa trường học và triển khai học từ xa, song hạ tầng mạng Internet cũng như điều kiện sử dụng thiết bị điện tử giúp thực hiện việc này (smartphone, máy tính) còn nhiều hạn chế.
Video đang HOT
Tại tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia, các học sinh phải leo trên tít trên cây trong ngôi làng trên núi để hi vọng có sóng wifi mạnh hơn, đủ để làm bài tập được giao. Trong khi tại tỉnh Trung Java, các học sinh cũng phải tìm tới ngôi đền của làng để có wifi miễn phí làm bài.
Chính quyền đã cung cấp thêm hạ tầng viễn thông ở Kenalan, Indonesia nhằm giúp học sinh có thể học từ xa, nhưng thực tế vẫn còn nhiều thách thức trong tiếp cận dịch vụ mạng viễn thông – Ảnh: NYT
Trên toàn thế giới, ngay cả ở những nước giàu nhất, các nhà giáo dục cũng đang đau đầu với việc làm sao để việc học từ xa có thể triển khai hiệu quả trong đại dịch. Tuy nhiên, với những nước nghèo như Indonesia, đây quả là thách thức thực sự khó khăn.
Theo Bộ Giáo dục Indonesia, có khoảng hơn 1/3 học sinh ở Indonesia không có hoặc có những điều kiện rất hạn chế để có thể học từ xa.
Các chuyên gia giáo dục lo ngại thực trạng này sẽ khiến nhiều em bị tụt lại phía sau, nhất là những em ở vùng sâu vùng xa, nơi mà việc học online vẫn là chuyện rất mới mẻ.
Tính tới nay Indonesia đã ghi nhận tổng cộng hơn 190.665 ca COVID-19, trong đó có gần 8.000 người chết. Tuy nhiên do điều kiện xét nghiệm hạn chế nên các chuyên gia y tế độc lập cho rằng số liệu thực tế cao hơn nhiều so với những thống kê chính thức.
Trường đắt nhất nước Mỹ: Học sinh thích học kiểu nào cũng chiều, nhưng học phí bao nhiêu?
Trong khi nhiều trường học ở Mỹ và các nước khác trên thế giới đang chưa biết nên mở hay đóng cửa trong năm học mới, thì trường học đắt đỏ nhất nước Mỹ đã có kế hoạch cho học sinh thích học kiểu gì cũng được.
Nhiều trường học ở khắp nước Mỹ vẫn đang đau đầu không biết nên mở cửa hay chưa, bởi có trường vừa mở cửa đã ghi nhận học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng có một trường vẫn bình tĩnh như không!
Trường Avenues, cơ sở New York.
Đó là trường học đắt đỏ nhất nước Mỹ: Avenues. Dù đại dịch đang hoành hành, họ vẫn sẵn sàng mở cửa cho học sinh đến trường học, hoặc học từ xa, học qua vệ tinh, ai thích học thế nào thì chọn thế đó. Thậm chí, cơ sở trường Avenues ở New York còn mở thêm chi nhánh ở khu nhà giàu Hamptons dành riêng cho những gia đình vốn ở thành phố nhưng đang về đây để có một "nơi trú ẩn sang trọng" giữa giai đoạn khủng hoảng COVID-19. Mà chi nhánh này sẽ chỉ dành cho khoảng 60 học sinh trong năm học 2020 - 2021.
Avenues được gọi là trường học đắt nhất nước Mỹ, dành cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Còn với những học sinh thích học online thì cũng được, nhưng việc học online của trường Avenues cũng hơi "khác người". Học sinh được tạo điều kiện tối ưu, giờ học thoải mái, và thậm chí gia đình học sinh cũng có thể chọn sự trợ giúp là sẽ có một giáo viên hằng ngày đến tận nhà để giảng bài thêm. Mỗi học sinh ở đây cũng được cung cấp một chiếc iPad hoặc máy MacBook Air ngay khi vào trường.
Khu ngồi chơi của học sinh. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Tất nhiên, điều kiện học tập tốt cũng đi kèm một cái giá tương xứng. Học phí học tại trường ở cơ sở New York là 58.700 đôla/ năm học (gần 1,4 tỷ đồng). Học phí chỉ học online là 30.000 đôla/ năm (700 triệu đồng), và nếu muốn có một giáo viên đến nhà mỗi ngày thì học phí tăng lên thành 65.000 đôla/ năm (hơn 1,5 tỷ đồng).
Căn-tin mở cả ngày cho học sinh ăn uống. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Trong trường có cả nhà bếp đầy đủ dụng cụ để thầy cô dạy học sinh nấu ăn. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Học phí cao như vậy nhưng họ không thiếu học sinh. Bố mẹ của những học sinh ở đây đều là những quản lý cấp cao, những người nổi tiếng hoặc các triệu phú, tỷ phú công nghệ. Suri Cruise, con gái của Katie Holmes và Tom Cruise, cũng học ở đây.
Dãy ô tô hạng sang của phụ huynh chờ đón học sinh sau buổi học. Ảnh: Katie Warren/Business Insider.
Trong khi các trường khác trầy trật với việc cho học sinh đến lớp hay không, rồi có trường lại sợ thiếu học sinh, thì trường đắt đỏ nhất lại đã có chương trình thích nghi đầy đủ. Và điều quan trọng là với học phí ngất ngưởng nhưng họ vẫn yên tâm, vì dù đại dịch đang gây nhiều khó khăn kinh tế, nhưng số học sinh ghi danh cho năm học tới đã cao hơn năm trước rồi.
Mỹ: Thách thức khi dạy trực tuyến cho HS có nhu cầu đặc biệt Học từ xa được cho là đã mang lại nhiều thách thức đối với những sinh viên có nhu cầu đặc biệt. Không ít giáo viên chia sẻ, họ không biết bắt đầu từ đâu khi không thể truyền đạt trực tiếp tới người học. Một giáo viên Mỹ dạy trực tuyến cho học sinh có nhu cầu đặc biệt. Giáo viên giảng...