Trên tay máy ảnh cao cấp Leica M11: Cảm biến 60MP, thiết kế cải tiến để thao tác và chuyển ảnh nhanh hơn
Leica M11 có giá bán tại Việt Nam là 238 triệu đồng, chưa bao gồm ống kính.
Vào 1 tuần trước, hãng máy ảnh Leica của Đức đã công bố sản phẩm đầu bảng của hệ máy Leica M series mang tên M11, kế nhiệm cho dòng M10 đã có mặt trên thị trường trong suốt 5 năm.
Đây có lẽ là bước “hiện đại hóa” của dòng Leica M series khi máy được trang bị một cảm biến độ phân gỉai cao, khả năng thay thế pin và thẻ nhớ nhanh cũng như các giao thức chuyển ảnh tới thiết bị di động tốc độ cao.
Mặc dù là sản phẩm cao cấp nhất của Leica-M nhưng hộp của M11 khá gọn, không có nhiều tầng.
Ngay từ vỏ hộp hãng cũng đã giới thiệu về việc máy kết hợp được tốt với iPhone và iPad, mà ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Những phụ kiện được đặt gọn gàng trong mút xốp.
Bộ phụ kiện bao gồm dock sạc pin rời, dock sạc cắm dây thẳng vào máy thông qua cổng Type-C, các đầu chuyển, dây đeo bằng da…
… và một sợi dây Lightning – Type-C để chuyển ảnh nhanh tới iPhone/iPad thông qua ứng dụng FOTOS. Bên cạnh đó máy cũng có thể chuyển ảnh qua mạng không dây băng tần 5GHz. Qua trải nghiệm nhanh, chúng tôi nhận thấy máy có khả năng gửi 1 ảnh DNG và 1 ảnh JPEG ở độ phân giải 60MP sang iPhone chỉ trong 10 giây.
Đây là chiếc Leica M11, tâm điểm của chúng ta ngày hôm nay. Máy vẫn giữ một thiết kế cổ điển của dòng Leica M. Phiên bản màu bạc này có phần nắp được làm bằng nhôm nên nhẹ hơn 20% so với bản màu đen sử dụng chất liệu đồng.
Video đang HOT
Bên trong máy là một cảm biến Full-frame BSI độ phân giải 60MP, với tính năng “3 độ phân giải” đặc biệt cho phép chụp hình ảnh ở 60, 36 và 18MP mà vẫn dùng toàn bộ cảm biến. Các thông số khác của cảm biến bao gồm ISO được trải dài từ 64 – 50.000, độ sâu màu 14-bit, dải sáng rộng 15-bit và màn trập điện tử cho phép chụp tốc độ cao nhất là 1/16.000 giây.
Người dùng cũng có thể set riêng kiểu 60MP cho DNG và 36MP hay 18MP cho JPG vẫn được.
Đỉnh máy có nút bấm chụp, vòng xoay chỉnh tốc độ màn chập…
… và vòng chỉnh độ nhạy ISO.
Sự thay đổi lớn nhất trong thiết kế bên ngoài của M11 so với những phiên bản tiền nhiệm là phần đế đã được thiết kế lại, cho phép thay thế pin và thẻ nhớ SD nhanh chóng.
Sự thay đổi này giúp cho các thao tác đổi pin khi chụp và lấy ảnh từ máy trở nên nhanh hơn, phù hợp với kiểu chụp phóng sự khi thời gian là vàng bạc!
Khu vực pin cũng có gioăng cao su để chống nước.
Mặt sau máy có ống ngắm quang học, 3 nút bấm điều khiển cạnh trái, nút điều hướng và một vòng xoay nữa.
Trên màn hình cảm ứng độ phân giải 2.3 triệu điểm ảnh là một giao diện mới, giống với những sản phẩm SL2 và Q2.
Tại đây ta có Leica M11 (phải) và chiếc M10-P (trái). Màn trập của phiên bản mới đã được sơn đen hoàn toàn, không còn màu xám trắng như phiên bản cũ nữa.
Soi kỹ hơn một chút có thể thấy M10P có một cảm biến đo sáng trung tâm.
Trong khi đó M11 đã loại bỏ thành phần này, vì hãng đã chuyển sang chế độ đo sáng đa điểm.
Phím Custom Function trước đây được đặt ở phía trước đã dời lên trên top plate.
Một vài bức ảnh được chúng tôi chụp nhanh với Leica M11:
Leica M11 có giá bán chính hãng tại Việt Nam là 238 triệu đồng cho thân máy.
Leica công bố máy ảnh cao cấp M11: Cảm biến Fullframe 60MP mới với công nghệ "3 độ phân giải", giá gần 9000 USD
Sau 5 năm là sản phẩm đầu bảng của Leica M, M10 cũng đã có người kế nhiệm!
Sau chỉ một thời gian "hé lộ", Leica cũng đã ra mắt chính thức sản phẩm máy ảnh cao cấp nhất của dòng M-series là chiếc Leica M11. Hãng gọi đây là chiếc máy ảnh M-series có tính đa dụng cao nhất mà họ từng sản xuất.
Về cấu hình, Leica M11 sở hữu cảm biến Full-frame BSI độ phân giải 60MP, với tính năng "3 độ phân giải" đặc biệt cho phép chụp những hình ảnh ở 60, 36 và 18MP mà vẫn dùng toàn bộ cảm biến. Điều này cho phép người dùng tùy chỉnh độ lớn của tệp ảnh cho từng trường hợp khác nhau, với độ phân giải thấp dành cho việc chụp ảnh nhanh hoặc phóng sự cần rất nhiều ảnh trong một buổi chụp, còn độ phân giải cao dành cho chụp ảnh studio, phong cảnh.
Cảm biến có 2 tấm kính siêu mỏng có tác dụng chặn tia cực tím và hồng ngoại, cho chất lượng ảnh cao nhất. Dải ISO được trải dài từ 64 - 50.000, độ sâu màu 14-bit, dải sáng rộng 15-bit và màn trập điện tử cho phép chụp tốc độ cao nhất là 1/16.000 giây. Khâu xử lý hình ảnh sẽ được đảm nhiệm bởi chip Maestro III.
Thiết kế chung của M11 không quá khác so với người tiền nhiệm M10, ngoại trừ phần đế dưới đáy đã được loại bỏ để người dùng có thể thay thế thẻ SD một cách thuận tiện hơn. Bên cạnh việc chụp ảnh vào thẻ, M11 cũng có bộ nhớ trong 64GB để người dùng chụp ảnh vào 2 bộ nhớ tránh trường hợp mất ảnh.
Màn hình cảm ứng của M11 có độ phân giải 2.3 triệu điểm ảnh. Phần menu điều khiển máy được hãng tinh chỉnh để giống với những sản phẩm mới như SL2 và Q2, cho một trải nghiệm đồng nhất giữa các dòng máy. Máy có 2 phiên bản màu là đen và bạc, trong đó phiên bản đen sẽ có phần nắp được làm bằng nhôm nên sẽ nhẹ hơn 20%, còn phiên bản màu bạc sẽ sử dụng đồng và có cân nặng 640g.
Nâng cấp về pin cũng rất đáng nói, khi máy được trang bị pin dung lượng 1800mAh với khả năng trữ năng lượng cao hơn 64% so với pin của M10, cho thời lượng sử dụng lâu hơn (mặc dù hãng không nói rõ là bao nhiêu ảnh). Ngoài việc sạc bằng dock riêng, máy cũng đã tích hợp khả năng sạc bằng cổng USB Type-C như những chiếc máy ảnh thế hệ mới khác.
Ra mắt cùng M11 là 2 phụ kiện mới là Visoflex 2 - một ống ngắm điện tử với độ phân giải 3.7MP cùng khả năng chỉnh cận -4 tới 3, xoay 90 độ và báng cầm tay có phần đế làm bằng cao su mềm để thay thế thẻ nhớ một cách dễ dàng - đồng nhất với thiết kế đáy mới của M11.
Leica M11 đã được bán ra ngay sau khi ra mắt với giá bán là 8.995 USD (khoảng 204 triệu Đồng).
Từ thua lỗ, Sony dự kiến có lãi trong đại dịch Sony dự kiến lợi nhuận của hãng tăng 3% trong năm tài chính 2021 nhờ triển vọng mảng máy ảnh, dù mảng game đang chậm lại. Vào ngày 4/8, Sony đã thông báo điều chỉnh các mục tiêu tài chính trong tương lai theo hướng tích cực. Theo Nikkei , cái nhìn lạc quan của Sony phản ánh sự tăng trưởng mạnh trong...