Trên tay HP EliteOne 800 G4: máy tính all-in-one với thiết kế viền mỏng, cấu hình mạnh
HP EliteOne 800 G4 là một trong những mẫu máy tính để bàn tất cả trong một có thiết kế đẹp với màn hình không khung viền ở ba cạnh, cùng độ mỏng bezel ấn tượng. Máy sở hữu nền tảng phần cứng với vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 8 thường dùng trên những máy desktop thông thường, vì vậy hiệu năng xử lý đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, không chỉ là văn phòng.
Thiết kế
Khác hẳn với những chiếc máy tính AiO đang có trên thị trường, EliteOne 800 G4 đem lại ấn tượng ngay từ cái nhìn bên ngoài bởi thiết kế màn hình viền mỏng, tạo điểm nhấn khi sử dụng trong những văn phòng hiện đại. Phần cứng của máy được sắp xếp rất gọn tạo cho phần thân máy mang thiết kế không quá dày. Vì vậy, chiếc máy dễ bị nhầm tưởng là một màn hình máy tính đơn thuần khi nhìn từ bên ngoài.
Màn hình của phiên bản Core i5 có kích thước 24″ với lớp phủ chống chói. Dù chỉ có độ phân giải Full HD nhưng màn hình trên EliteOne 800 G4 đem lại dải màu cho thiết kế đồ hoạ khá rộng, nếu so sánh với những mẫu laptop doanh nghiệp ở cùng tầm giá. Thử nghiệm với thiết bị cân màu Spyder 4 Elite thu được kết quả 98% độ phủ ở sRGB và NTSC. Thông thường các mẫu máy tính doanh nghiệp dòng Essential hay Maintream thường không có độ phủ màu như kỳ vọng, thậm chí nếu so sánh với nhiều mẫu laptop thì 14″ vẫn còn lựa chọn 1.366 x 768 pixel: chỉ đơn giản nhu cầu về hiển thị không phải là yếu tố được ưu tiên.
EliteOne 800 G4 cũng gây ấn tượng ở phần chân đế rất linh hoạt khi sử dụng cho nhu cầu văn phòng. Nếu bạn cần màn hình xoay dọc như các monitor chuyên dụng thì chiếc máy AiO chưa thể đáp ứng được. Nhưng nếu bạn muốn màn hình có thể chạm sát xuống mặt bàn thì đó là lúc EliteOne 800 G4 thể hiện khả năng của mình. Thiết kế như vậy giúp màn hình tiếp cận gần mắt người dùng, hoặc có thể nghiêng lên trời để hai người có thể trao đổi công việc cũng như tương tác với phiên bản có màn hình cảm ứng. Ngoài ra máy cũng có thể sử dụng các giá đỡ rời với chuẩn VESA.
HP bố trí các cổng kết nối dưới dải loa mang công nghệ âm thanh hợp tác với B&O. Tại đây gồm các cổng kết nối USB-A có hỗ trợ sạc khi tắt máy, cổng USB-C, khe đọc thẻ SD cùng với công tắc nguồn. Phần bên hông phải là cảm biến vân tay dễ bị nhầm tưởng là một phím lệnh nào đó. Cuối cùng, các kết nối như HDMI, DisplayPort hay các cổng USB-A còn lại được bố trí ẩn ở phía sau. Khi sử dụng với nhu cầu cơ bản thì máy chỉ cần một sợi dây nguồn, khi mà bộ bàn phím chuột cũng sử dụng chuẩn không dây 2.4 GHz.
EliteOne 800 G4 sở hữu cụm webcam với camera kép khá thú vị. Camera thông thường với góc nhìn trực diện vào người dùng hỗ trợ tính năng bảo mật Windows Hello, trong khi một camera còn lại sẽ hướng ra góc đối diện với khả năng chỉnh góc nghiêng cho phù hợp với nhu cầu chụp hình. Lúc này mình liên tưởng đến việc ứng dụng webcam cho việc chụp ảnh chân dung thuê bao điện thoại ở quầy giao dịch. Cảm giác thiết kế của webcam khá đẹp mắt và thẩm mĩ với module ẩn/hiện đem đến tính thẩm mỹ cũng như khả năng bảo mật tốt.
Bàn phím và chuột đi kèm theo máy sử dụng chung 1 USB receiver 2,4 GHz. Nhìn chung thiết kế của hai thiết bị ngoại vi này không có gì nổi bật. Bàn phím thiết kế dạng chiclet với dãy phím Function gom từng cụm không liền mạch. Vì vậy mình thấy một vài phím Function thiết kế hơi bất hợp lý: ví dụ như phím F8 (giảm âm lượng), F9 (tăng âm lượng) lại nằm cách xa nhau, phím ngắt âm lại là phím F7. Nếu là bàn phím dạng multimedia thì các phím lệnh này sẽ được thiết kế riêng biệt.
Cấu hình
HP EliteOne 800 G4 có cấu hình khá dư dả cho nhu cầu sử dụng của đối tượng người dùng mà nó nhắm đến. Đáng chú ý là việc HP đã trang bị phiên bản vi xử lý của desktop tiêu chuẩn với mức tiêu thụ năng lượng TDP là 65W, thay vì 35W như một số các hệ thống AiO hay micro tower. Trong khi thiết kế của máy vẫn giữ được độ mỏng ở phía sau màn hình ấn tượng.
Phiên bản trong bài viết sử dụng nền tảng vi xử lý Core i5-8500 xung nhịp 3 GHz (turbo boost 4,1 GHz với bộ nhớ đệm SmartCache 9 MB), RAM DDR4 8 GB, card đồ hoạ tích hợp Intel UHD 630, Wi-Fi chuẩn ac. Phiên bản cấu hình cao hơn sử dụng Core i7-8700, RAM 16 GB. Máy sử dụng ổ HDD 1 TB có dung lượng phù hợp để lưu trữ dữ liệu cho một máy tính cá nhân sử dụng trong văn phòng.
Sơ lược về hiệu năng
Nhìn chung tổng thể hiện năng của EliteOne 800 G4 có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng lên đến 10 năm với các phần mềm văn phòng, xử lý đồ hoạ trung bình. Đối với nhu cầu đồ hoạ hay truy xuất dữ liệu cao hơn sẽ cần những hệ thống có cấu hình với card rời hay ổ SSD tốc độ cao.
Video đang HOT
Mình đánh giá sơ lược hiệu năng của máy bằng những ứng dụng cơ bản:
Với đồ hoạ tích hợp, điểm đồ hoạ 3DMark của EliteOne 800 G4 đạt được 8.127 điểm Cloud Gate. Trong đố đồ hoạ đạt 8.564 điểm và CPU là 6.898 điểm.
Với Cinebench R15 kiểm tra khả năng dựng hình của bộ xử lý và đồ họa tích hợp, kết quả đạt 947 điểm trong phép thử CPU nói chung, đồ họa đạt 49,83 fps khi dựng hình bằng thư viện OpenGL.
Điểm PCMark 8 Work Conventional 2.0 đạt 3.335 điểm, số điểm khá tốt nếu so sánh với mức trung bình của những mẫu máy Gaming PC mà PCMark đã ghi nhận với hạng mục đo tương tự.
Kết quả về tốc độ truy xuất dữ liệu qua phép đo Anvil’s Storage Utilities khá đáng tiếc vì hiệu suất ổ cứng HDD chỉ đạt tốc độ đọc tuần tự cao nhất là 128,28 MB/s và ghi đạt 80,19 MB/s. Nếu được hỗ trợ Intel Optane hay SSD phân khúc phổ thông thì tốc độ truy xuất đã có thể nhanh hơn. Không ngạc nhiên khi một số ứng dụng chạy thực tế có độ trễ khá cao khi mở những tập tin dung lượng lớn.
Kết luận
Với mức giá tham khảo 24 triệu đồng, HP EliteOne 800 G4 có thiết kế ấn tượng với màn hình viền mỏng, chân đế đẹp. Cấu hình máy đáp ứng tốt nhu cầu cho những ứng dụng văn phòng cần hiệu năng xử lý cao. Nếu được trang bị thêm ổ SSD tốc độ cao nữa thì chắc chắn chiếc máy này sẽ không có gì phải chê.
Máy đem đến sự ấn tượng nhờ thiết kế không khung viền 3 cạnh, viền bezel mỏng như màn hình chuyên dụng.
Nhìn góc này chắc bạn không thể đoán đó là một mẫu máy tính All-in-one.
EliteOne 800 G4 sở hữu phần chân đế cứng cáp, dù màn hình chỉ nâng lên hạ xuống ở 1 trục.
Các cổng kết nối nằm gọi ở phía dưới cạnh máy.
Giá đỡ máy chuẩn VESA dễ dàng để gắn lên những phụ kiện từ bên thứ 3.
Thực tế chỉ cần một sợi dây nguồn là bạn đã có thể sử dụng máy. Còn lại chuột, bàn phím, mạng Wi-Fi thì không cần dây.
Các kết nối được ẩn dưới cạnh máy, cổng gắn dây IEC-C13/14 nằm khá gọn cùng các cổng kết nối USB, LAN, HDMI, DisplayPort mở rộng thêm màn hình.
Các cổng kết nối nhanh nằm bên dưới cạnh máy và loa.
Cảm biến vân tay rất dễ nhầm với phím nguồn. Vị trí này thực ra lại dễ thao tác để sử dụng.
Phím nguồn nằm ở cạnh dưới máy. Nếu bạn đặt phần cạnh sát bàn làm việc thì mỗi lần khởi động phải nâng lên một chút.
Hai cổng USB 3.0 với 1 cổng luôn có điện để sạc cho các thiết bị bên ngoài.
Đầu đọc thẻ nhớ SD và USB-C 3.0, chắc chỉ thiếu Thunderbolt 3 mà thôi.
HP vẫn trang bị ổ đọc đĩa DVD cho mẫu máy all-in-one hướng doanh nghiệp này. Tuy vậy dùng ở nhà đôi lúc cũng có lợi với mấy ông bố, bà mẹ hay cho con học ngoại ngữ.
Theo Tinh Te
Trên tay Surface Hub - bảng tương tác khổng lồ của Microsoft
Trong hệ sinh thái Windows 10 cũng như dòng sản phẩm Surface thì ngoài laptop, máy tính bảng, máy tính AiO và phụ kiện thì Microsoft còn có Surface Hub - một chiếc bảng tương tác cỡ lớn dành cho khối doanh nghiệp. Hiện tại Surface Hub đã có thế hệ 2 với thiết kế đẹp mắt hơn, tựa như chiếc Samsung Flip. Chiếc anh em xem dưới đây là đời đầu tiên, xuất hiện tại rất nhiều sự kiện của Microsoft và được nhiều doanh nghiệp sử dụng cho công tác hội họp và làm việc nhóm.
Surface Hub mang sứ mạng hiện đại hoá không gian làm việc, thay vì dùng những chiếc bảng trắng và màn hình LCD cỡ lớn thì nó đáp ứng cả 2 vai trò này. Surface Hub cơ bản là một chiếc màn hình 84" với độ phân giải 4K, hỗ trợ cảm ứng đa điểm và có thể dùng tay hoặc bút cảm ứng Surface Pen cỡ lớn.
Với cỡ màn hình này, chúng ta có thể làm việc cùng nhau, trình chiếu những văn bản, file thuyết trình PowerPoint, các dự án, biểu đồ từ PowerPi hay ghi chú và sáng tạo với Whiteboard. Ứng dụng của Surface Hub là không giới hạn bởi nó chính là một chiếc máy tính chạy Windows 10 với giao diện được tối ưu hoá.
Điểm hay trên Surface Hub mà các loại bảng tương tác như Samsung Flip không có là nó tích hợp sẵn hệ thống loa cỡ lớn và 2 camera đặt tại 2 cạnh bên. Chức năng của 2 camera này là hỗ trợ hội thoại video qua các dịch vụ như Skype for Business. Camera còn có thể theo dõi người đang đứng trước Surface Hub bởi trong những cuộc họp, bạn có thể sẽ đi qua đi lại để trò chuyện và tính năng này sẽ đảm bảo bạn không bị "out nét".
Cây bút của Surface Hub giống như Surface Pen phóng to với một đầu có nút bấm để mở OneNote và 2 khuyên màu trắng trên bút chính là jack sạc. Nó hỗ trợ 2048 cấp độ lực và cũng hỗ trợ tính năng nghiêng đầu bút để vẽ nét thanh nét đậm.
Cây bút được sạc tại khe giữ bút nằm ở các cạnh bên của Surface Hub. 2 khuyên kim loại sẽ tiếp xúc với 2 pin để sạc. Bên cạnh khe giữ bút là các nút bấm như một chiếc máy tính Windows như tăng giảm âm lượng, độ sáng và 1 trong số các cổng USB trên Surface Hub.
Microsoft cho biết Surface Hub giúp doanh nghiệp đạt lợi tức đầu tư cao với tỉ lệ đến 138% sau 3 năm. Theo một nghiên cứu gần đây thì Surface Hub giúp tăng 20% doanh số kinh doanh và tiết kiệm từ 15 đến 23 phút với mỗi cuộc họp được thực hiện trên Surface Hub. Hiện tại Surface Hub được sử dụng bởi hơn 5000 doanh nghiệp và nhiều trong số đó nằm trong danh sách Fortune 100.
Anh người Đức này rất cao, mình lùn nên đứng trước Surface Hub hơi ngợp .
Một điều thú vị là Surface Hub là một sản phẩm bước ra từ một thương vụ của Microsoft vào năm 2012 khi hãng này mua lại công ty Perceptive Pixel, Inc. chuyên phát triển giải pháp màn hình cảm ứng đa điểm cỡ lớn của nhà khoa học Jeff Han đến từ đại học New York. Hãng muốn thương mại hoá loại thiết bị này và Surface Hub ra đời vào giữa năm 2015.
Bên cạnh phiên bản 84", Surface Hub còn có phiên bản 55". Bên trong Surface Hub là một chiếc máy tính đầy đủ với CPU Core i5 trên bản 55" và i7 trên bản 84". Nó có 8 GB bộ nhớ RAM, 128 GB SSD và dùng card đồ hoạ rời Nvidia Quadro K2200 trên phiên bản 84". Các kết nối tích hợp sẵn bao gồm Wi-Fi ac, Bluetooth 4.0, NFC, Miracast để hỗ trợ chia sẻ màn hình với các thiết bị khác cùng các cổng kết nối như USB 3.0, 2.0, LAN, DisplayPort, Serial và RJ11 để kết nối hệ thống điều khiển.
Surface Hub không phải là một sản phẩm bán lẻ cho người dùng cuối, giá bán của nó khoảng 22 ngàn USD cho phiên bản 84" nói trên
Theo tinhte