Trên tay Dell G7 15 – Thiết kế đẹp, đồ họa GTX 1060 Max-Q, hỗ trợ cả Thunderbolt 3
G715 thuộc thế hệ laptop gaming mới của Dell với những thay đổi rõ rệt về ngôn ngữ thiết kế, mang đến game thủ một sản phẩm hiện đại, cấu hình phần cứng đủ mạnh đáp ứng yêu cầu công việc lẫn giải trí di động. Đặc biệt giá bán của Dell G715 (tên mã Inspiron 7580) cũng phù hợp với số đông người dùng hơn so với cỗ máy “ngoài hành tinh” Alienware chuyên game.
So với Inspiron 7567 và 7577 thế hệ trước, thiết kế G7 15 có phần đơn giản hơn theo xu hướng “đơn giản là đẹp”. Sự thay đổi dễ nhận thấy của sản phẩm là sự kết hợp giữa màu đen truyền thống và xanh dương, tạo điểm nhấn cách điệu tại một số vị trí quan trọng như logo Dell ở mặt lưng máy, các lá nhôm của bộ phận tản nhiệt, bo viền touchpad và ký tự bàn phím.
Với “số đo” 38,9 x 27,4 x 2,49 cm và nặng khoảng 2,8 kg, G7 15 được đạt được sự mỏng nhẹ theo xu hướng hiện nay. Tuy nhiên, điểm bù lại trong thiết kế sản phẩm là hệ thống tản nhiệt bộ xử lý và đồ họa rời GTX 1060 có khả năng hoạt động độc lập. Việc có đến 2 quạt làm mát, kết hợp cùng heatpipe cỡ lớn giúp dẫn nhiệt từ bộ xử lý và chip đồ họa đến các lá nhôm của bộ phận tản nhiệt nhanh hơn, tăng hiệu quả làm mát và giảm thiểu tiếng ồn khi hoạt động.
Theo thiết kế, luồng không khí được lấy vào qua lớp lưới tản nhiệt ở mặt dưới thân máy, sau khi làm mát linh kiện phần cứng bên trong sẽ đẩy ra ngoài qua các khe thoát gió ở mặt sau và cạnh trái. Nó mang lại sự thoải mái hơn cho người dùng so với thiết kế tản nhiệt cũ. Chân đế cao su cỡ lớn, chạy ngang theo thân máy có tác dụng chống trượt và tạo khoảng không với mặt bàn để đẩy luồng không khí vào bên trong dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Trong phép thử 3DMark Stress test dùng kiểm thử tính ổn định của cấu hình và hiệu quả tản nhiệt. Vị trí nóng nhất trên bàn phím ghi nhận ở 35,3 độ C trong khi nhiệt độ cao nhất của CPU và GPU lần lượt là 76 và 65 độ mà thôi. Về độ ồn cao nhất đo được ở vị trí quạt làm mát là 55,7 decibel, vẫn trong mức chấp nhận được nên không ảnh hưởng đến sự tập trung của người dùng xung quanh.
Phần âm thanh cũng được Dell chăm chút với công nghệ Waves MaxxAudio Pro, mặt loa hướng xuống dưới tạo hiệu ứng cộng hưởng, mang lại khả năng tái tạo không gian âm thanh sâu và chi tiết hơn cho nhu cầu giải trí. Tuy nhiên trên thực tế, chất âm G7 15 thể hiện vẫn chưa thực sự khác biệt so với sản phẩm cũ, vẫn thiên về dải âm trung, cao và thiếu đi sự sâu lắng của âm bass. Chúng không đủ “lực” để thể hiện tốt các hiệu ứng âm thanh trong game.
Cổng kết nối của laptop Dell phân bổ ở cạnh bên thân máy và cách bố trí này tiện dụng hơn, tránh bị vướng víu khi cần kết nối nhiều thiết bị khác nhau. Đặc biệt G7 15 còn là một trong số ít laptop Windows hiện nay thiết kế hỗ trợ USB 3.1 gen 2 type C, DisplayPort 1.2 và cả Thunderbolt 3 lẫn trong cùng kết nối vật lý.
Cá nhân mình đánh giá cao việc Dell và các hãng khác nói chung hỗ trợ chuẩn giao tiếp Thunderbolt 3. Nó mang lại sự tiện dụng và tùy chọn mở rộng năng lực xử lý đồ họa linh hoạt hơn cho người dùng theo nhu cầu sử dụng. Hãy thử tưởng tượng, khi đến công sở hoặc tham dự sự kiện như LAN party chẳng hạn, bạn chỉ việc mang theo laptop là đủ. Tuy nhiên khi về nhà hoặc đặt trên bàn làm việc, bạn có thể kết nối Dell G7 với eGPU để tăng cường sức mạnh đồ họa và chơi game trên màn hình độ phân giải 4K và 5K.
Về cấu hình phần cứng, mẫu Dell G7 15 mình thử nghiệm trang bị chip 6 nhân Core i7-8750H, màn hình IPS 15,6 inch Full HD, đồ họa GeForce GTX 1060 với 6GB GDDR5, RAM DDR4 16GB, bus 2.666MHz, hệ thống lưu trữ kết hợp giữa SSD 256GB chuẩn M.2 và cả ổ cứng truyền thống 1TB cho nhu cầu lưu trữ nội dung game, phim ảnh độ nét cao. Máy cũng cài sẵn Windows 10 bản Home và giá tham khảo khoảng 38 triệu đồng. Chi tiết phần thử nghiệm, mời các bạn xem trong bài review sắp tới nghe.
Một số hình ảnh thiết kế Dell G7 15 Inspiron 7588
Theo tinhte
Dell 27" USB-C Ultrathin: 2K, HDR600 và dùng cổng USB-C cho trình xuất, dữ liệu lẫn sạc 45 W
Hiện tại những chiếc màn hình hỗ trợ trình xuất bằng cổng USB-C không nhiều và giá khá cao bởi đa phần là màn hình đồ hoạ chuyên nghiệp. Dell đem đến IFA18 một chiếc màn hình có mức giá khoảng 500 EUR, kích thước 27" thuộc dòng Ultrathin với cổng USB-C kiêm cả 3 chức năng vừa trình xuất hình ảnh, vừa kết nối dữ liệu, vừa sạc pin được cho chiếc laptop cỡ như XPS 13.
Chiếc màn hình này có tên đầy đủ là Dell 27" USB-C Ultrathin S2719DC và đây cũng là phiên bản tiếp theo sau S2718D dùng USB-C thuộc dòng màn hình Ultrathin. Chiếc màn hình này có thiết kế đặc trưng của dòng Utrathin với độ mỏng khá ấn tượng, 5,5 mm ở điểm mỏng nhất và dĩ nhiên càng về tâm thì càng dày hơn bởi nó vẫn cần không gian cho mạch xử lý và vẫn dùng công nghệ IPS LCD với tấm backlit.
Màn hình 27" được đặt trên phần chân đế thiết kế khá hiện đại với hình rẽ quạt, đế cong nhưng mình không đánh giá cao thiết kế này bởi nó không hỗ trợ xoay qua xoay lại trên đế, không thể nâng hạ độ cao màn hình và cũng không cho phép màn hình dựng đứng pivot, chỉ có 1 khớp nghiêng với góc mở hẹp. Đối với một chiếc màn hình phẳng lại dùng tấm nền IPS thì phần chân đế này khiến S2719DC kém linh hoạt.
Thiết kế màn hình cả 4 viền mỏng InfinityEdge khiến 27" gọn gàng khi để bàn. Chất lượng hiển thị của S2719DC rất đáng chú ý như độ phân giải QHD 2560 x 1440 px và độ sáng tối đa 600 nit theo chuẩn DisplayHDR600. Đây là mức sáng tối đa khi chúng ta xem những nội dung HDR như phim hay game, sử dụng bình thường thì độ sáng sẽ thấp hơn.
Độ bao phủ các dải màu của S2719DC cũng rất rộng với 99% sRGB và 90% DCI-P3, chưa có thông tin về dải AdobeRGB. Một công nghệ được Dell quảng cáo là CinemaColor - hãng cho biết màn hình được tinh chỉnh để nâng tương phản động, mang lại sắc đen sâu hơn và ánh sáng cũng như màu sắc tươi hơn trong tất cả các phổ màu.Nếu anh em thích chơi game thì chiếc màn hình này cũng có thể đáp ứng với tốc độ phản hồi nhanh nhất là 5 ms, tốc độ làm tươi 60 Hz và hỗ trợ AMD FreeSync để đồng bộ khung hình.
Phía sau màn hình chỉ có một cổng USB-C là cổng kết nối chính hỗ trợ trình xuất DisplayPort, dữ liệu với USB 3.1 Gen2 và kiêm luôn tính năng Power Delivery sạc cho laptop với công suất 45 W. Ngoài ra nó vẫn có 1 cổng HDMI 2.0, 2 cổng USB 3.0 để kết nối dữ liệu và hỗ trợ sạc các thiết bị di động - Dell nói là công suất 2 cổng 15 W, mỗi cổng tương đương 5 V - 1,5 A. Ngoài ra nó còn một cổng audio-out để kết nối với tai nghe hay loa ngoài.
Như vậy với một chiếc laptop có cổng USB-C hỗ trợ trình xuất DisplayPort như MacBook Pro đời mới hay những chiếc laptop mỏng như Dell XPS 13 thì chiếc màn hình này sẽ kiêm luôn dock vừa sạc vừa kết nối dữ liệu tiện lợi chỉ qua một sợi cáp duy nhất. Được biết chiếc màn hình 27" USB-C Untrathin này có giá tại châu Âu khoảng 500 EUR, về Việt Nam thì mình nghĩ giá sẽ rẻ hơn, hy vọng có bán.
Theo tinhte
FPT Shop bán độc quyền dòng laptop gaming ASUS F560, giá 16.990.000 đồng kèm nhiều khuyến mãi FPT Shop và ASUS vừa qua đã hợp tác để đem đến cho người dùng dòng laptop gaming ASUS F560. Mặc dù mức giá khá hấp dẫn là 16.990.000 đồng, F560 vẫn được trang bị cấu hình mạnh mẽ với bộ xử lý Core i5-8250U và card đồ hoạ rời Nvidia GTX 1050. Sản phẩm sẽ được bán độc quyền trên hệ thống...