Trên tay Asus Transformer Pad TF103C
Asus Transformer Pad TF103C vừa được Asus giới thiệu trong mùa hè năm nay được xem như chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ điều hành Android của Google.
Tiếp bước thành công của chiếc máy tính bảng “biến hình” Transformer Book T100 chạy Windows ra mắt từ năm ngoái, hãng Asus tiếp tục giới thiệu ra thị trường sản phẩm Transformer Pad TF103C. Khi kết hợp với một bàn phím tích hợp đi kèm, Transformer Pad TF103C được xem như một chiếc máy tính xách tay thật thụ và điều thú vị là thiết bị này chạy hệ điều hành Android chứ không phải Windows như người tiền nhiệm.
Ngoài ra, Asus cũng thay đổi thói quen khi sử dụng chip Intel Bay Trail cho sản phẩm thay vì dòng chip ARM như các sản phẩm trước đây của công ty.
Tổng quan
Asus Transformer Pad TF103C là một thiết bị tầm trung với màn hình 10.1 inch, độ phân giải 1280 x 800 pixel, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 16 GB.
Tuy nhiên, với việc sử dụng chip Atom Z3745 Bay Trail của Intel thì thiết bị hoàn toàn có khả năng vận hành một cách trơn tru tất cả các ứng dụng Android. Ngoài ra, thời lượng pin của sản phẩm cũng được kéo dài hơn vì dòng chip Intel Bay Trail được cho là khá tiết kiệm năng lượng khi vận hành.
Với một thỏi pin có dung lượng 19Whr, Asus hứa hẹn thời gian sử dụng của thiết bị có thể lên đến 9,5 giờ nếu sử dụng như là một chiếc tablet. Để sạc pin cho thiết bị, bạn có thể dùng cáp USB hoặc kết nối vào một đầu cắm chuyển đổi để sạc với nguồn điện thông thường. Tuy nhiên, một điểm hơi bất tiện là chiều dài của cáp USB hơi ngắn nên khi sạc bạn phải để sát với ổ cắm điện.
Thiết bị được trang bị một camera 2 megapixel ở phía sau và camera trước là 0.3 megapixel. Camera không thật sự đựơc xem là một điểm nhấn của sản phẩm nhưng trong trường hợp chat video thì vẫn có thể chấp nhận được.
Asus Transformer Pad TF103C hỗ trợ các kết nối WiFi 802.11a/b/g/n, Bluetooth 4.0, GPS, loa âm thanh nổi, một đầu đọc thẻ microSDHC, và một jack cắm tai nghe. Ngoài ra, thiết bị còn được tích hợp một cổng USB mini trên máy tính bảng và cổng USB trên dock bàn phím.
Dock bàn phím được bán theo sản phẩm không được trang bị ổ đĩa cứng hoặc pin riêng mà chỉ là một bàn phím thông thường với một cổng USB. Tuy nhiên khi kết hợp với máy tính bảng, thiết bị có thể hoạt động như là một chiếc máy tính xách tay thật thụ. Bàn phím này được gắn với phần màn hình bằng một công tắc đặc biệt, giúp hai bộ phận này không bị tách ra khi người dùng di chuyển thiết bị.
Video đang HOT
Một hạn chế nhỏ là nhà sản xuất đã cố định màn hình khi gắn vào dock bàn phím, nghĩa là bạn không thể gập màn hình về phía trước hoặc phía sau được. Mặc dù vậy màn hình hiển thị có góc nhìn khá tốt nên mặc dù bị cố định cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc người dùng làm việc với các văn bản, hình ảnh, video…
Máy có kích thước 256.5×177.8×10,16 mm cùng trọng lượng 544,3 gram (phần tablet). Khi thêm dock bàn phím vào thiết bị nặng 1,08 kg và dày thêm 0,2mm.
Phần mềm
Transformer Pad TF103C sẽ chạy hệ điều hành Android 4.4 KitKat với giao diện người dùng Asus ZenUI và bộ ứng dụng độc quyền mà Asus đã phát hành gần đây cho các thiết bị chạy Android của mình.
Điều này có nghĩa là bạn có thể chạy bất kì ứng dụng nào được thiết kế để hoạt động được với phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android, với hầu hết giao diện người dùng tương tự như trên các thiết bị Android khác. Bạn cũng có thể sắp xếp các ứng dụng trong launcher với các mục như: tất cả, tải về hoặc thường xuyên sử dụng…
Phần Quick Setting khi bạn kéo từ trên màn hình xuống sẽ hiện thị các icon có dạng hình tròn, cho phép người dùng bật/tắt nhanh các ứng dụng hoặc chức năng quan trọng, hay dùng của máy.
Bên cạnh đó, máy cũng được cài đặt kèm theo một số phần mềm như eMusic app và Zinio magazines… và có khả năng truy cập trực tiếp vào kho ứng dụng Google Play nên hầu như người dùng không phải bận tâm đến số lượng ứng dụng để phục vụ cho các nhu cầu học tập, giải trí và làm việc của mình.
Hiệu suất
Nếu tăng gấp đôi dung lượng RAM và thay thế hệ điều hành Android bằng Windows, thì Transformer Book T100 hoàn toàn có thể chạy hầu hết các ứng dụng dành cho máy tính để bàn và có dung lượng pin đủ lâu để phục vụ cho nhu cầu công việc, ngoại trừ một việc là bàn phím hơi chật hẹp.
Tuy nhiên không phải người dùng nào cũng thích Windows trên các thiết bị di động của mình. Dù phải thừa nhận Windows 8.1 có một số ứng dụng máy tính bảng thân thiện thì sức mạnh của nó là ở khả năng chạy một cách hoàn hảo các ứng dụng như Microsoft Office (or LibreOffice), trình duyệt web của máy tính để bàn, phần mềm kinh doanh như Quickbooks và thậm chí là những game dành riêng cho máy tính.
Transformer Pad TF103C có thể có bộ nhớ ít hơn so với các đối thủ chạy Windows, nhưng rõ ràng Android là một hệ điều hành được thiết kế cho những thiết bị có màn hình cảm ứng….Hơn nữa, Android có một cửa hàng ứng dụng với hơn 1 triệu ứng dụng và trò chơi hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
Khi thử dùng Transformer Pad TF103C cho công việc, đôi khi bạn sẽ thấy thật phiền phức khi phải vật lộn để soạn bài đăng lên blog hay chỉnh sửa các hình ảnh chỉ với một màn hình ứng dụng tại cùng một thời điểm. Trình duyệt di động còn có một thói quen khó chịu là nó sẽ tự động tải lại nội dung trang web nếu như bạn rời khỏi màn hình thiết bị quá lâu, điều này làm cho việc sáng tác các bài viết trên các trình duyệt Firefox, Chrome hay Dolphin khá khó khăn khi nhiều khả năng bạn phải làm lại từ đầu nếu có việc gì đó rời xa màn hình một lúc.
Ứng dụng WordPress dành cho các thiết bị di động dường như cũng bị hạn chế rất nhiều tính năng so với phiên bản của máy tính để bàn. Vì vậy, có vẻ như Transformer Pad TF103C thích hợp cho nhu cầu giải trí hơn là làm việc.
Một công việc mà Asus Transformer Pad TF103C làm khá tốt là hiển thị đầy đủ và rõ nét các nội dung truyện tranh. Rõ ràng cảm giác đọc truyện tranh trên một thiết bị có kích thước màn hình 10 inch vẫn tốt hơn nhiều so với 7 hay 8 inch.
Asus Transformer Pad TF103C có khả năng chịu đựng được từ 6 đến 7 giờ hoạt động liên tục khi sử dụng dịch vụ truyện tranh của Marvel bởi vì khi truy cập dịch vụ này thiết bị không chỉ phục vụ cho việc hiển thị nội dung, hiệu ứng lật trang mà còn phải giữ cho máy liên tục kết nối với máy chủ của dịch vụ cung cấp truyện thông qua kết nối WiFi.
Tuy nhiên, theo Asus, máy có thể hoạt động đến 9,5 giờ nếu bạn chạy video có chất lượng hình ảnh 720p, giảm độ sáng xuống một tí trong khi vẫn giữ kết nối WiFi và đồng bộ Gmail.
Kết quả kiểm tra benchmark của AnTuTu cho thấy chip Intel Atom Z3745 của Asus Transformer Pad TF103C đạt được điểm số cao hơn so với Qualcomm Snapdragon S4 Pro trên Google Nexus 7.
Nếu đọ về cấu hình, Nexus 7 có RAM 2 GB trong khi Asus Transformer Pad TF103 chỉ có RAM 1 GB. Sẽ không có nhiều sự khác biệt từ hai thiết bị nếu chỉ chạy những ứng dụng cá nhân thông thường, nhưng Transformer Pad có thể tỏ ra chậm chạp hơn khi chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc và chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng.
Một lỗi nhỏ nữa phát sinh là khi truy cập vào ứng dụng Netflix trong vài phút và thoát ra thì những ứng dụng khách bị di chuyển sang phải màn hình, gây khó khăn cho việc khai thác chúng. Tuy nhiên, lỗi này không phát sinh khi chạy những phần mềm khác và có thể khắc phục bằng cách khởi động lại thiết bị.
Tạm kết
Với mức giá khá thấp và cấu hình tương đối, Transformer Pad TF103C là một lựa chọn có thể cân nhắc đến khi quyết định mua một chiếc máy tính bảng có bàn phím phụ trợ kèm theo. Tuy nhiên, nếu chú trọng nhiều đến công việc bạn nên suy nghĩ đến một thiết bị tương tự nhưng chạy hệ điều hành Windows vì chúng có khả năng khai thác tốt hơn các phần mềm văn phòng và phục vụ công việc hàng ngày. Transformer Pad TF103C có lẽ thích hợp hơn với vai trò là một thiết bị giải trí đơn thuần.
Theo Liliputing
HP hé lộ mẫu laptop SlateBook 14 chạy Android
SlateBook 14 là một chiếc laptop thực thụ và chạy Android, không như các máy Android lai khác như dòng Transformer của Asus.
Laptop chạy Android không phải là một điều gì còn quá mới mẻ. Trước đây chúng ta đã từng thấy nó được áp dụng trên dòng Transformer của Asus. Tuy nhiên, thiết bị của Asus vẫn là một dạng máy lai - chúng được thiết kế để sử dụng như tablet, sau đó được gắn thêm dock để thành laptop.
Chiếc Slatebook 14 mà HP mới tiết lộ gần đây thì lại khác. Sản phẩm này có thiết kế của một chiếc laptop thực thụ. Một video teaser về sản phẩm đã được đăng tải trên trang web của HP, bởi vậy chúng ta có thể hoàn toàn chắc chắn về sự tồn tại của sản phẩm này. Hiện cấu hình máy chưa được tiết lộ, và chúng ta cũng chưa rõ khi nào hãng sẽ chính thức công bố, nhưng một số thông tin về Slatebook 14 cũng đã lộ diện. Theo đó, máy sẽ có màn hình 14 inch full HD (có tùy chọn bản giá rẻ hơn với màn hình HD) hỗ trợ cảm ứng, khe cắm thẻ microSD, cổng HDMI, 3 cổng USB, jack cắm tai nghe. RAM có dung lượng 2 GB còn bộ nhớ trong là 16 GB. Thậm chí máy có thể có cả khe cắm SIM, và các tin đồn cũng nói rằng máy được trang bị công nghệ âm thanh Beats Audio Technology.
Bàn phím của máy cũng được thiết kế lại để tối ưu hơn cho việc sử dụng Android. Máy sẽ dùng chip Tegra nhưng chưa rõ model, có thể là Tegra 4 hoặc Tegra K1. Hiện cũng chưa rõ máy chạy phiên bản Android nào, tuy nhiên có khả năng sẽ là Jelly Bean chứ không phải bản KitKat.
Theo Slashgear, Androidpolice