“Trên bàn” phím không dây văn phòng Logitech MX Keys Mini và lót bàn kèm theo
Kết hợp cùng chuột Logitech MX Anywhere 3, đây sẽ là bộ sản phẩm để làm việc khắp mọi nơi.
Bên cạnh những dòng sản phẩm chơi game G series, Logitech cũng được biết tới với những bộ bàn phím và chuột văn phòng đa dụng MX. Đây thường là những bộ bàn phím và chuột không dây hướng tới nhu cầu công thái học, nhỏ gọn để đem đi đường cũng có và to lớn, nhiều chức năng để dùng cho “work-station” cũng có luôn.
Bàn phím Logitech MX Keys Mini thuộc tuýp “nhỏ-gọn-di động cao”, khi kết hợp với lót bàn và chuột MX Anywhere 3 sẽ tạo thành một bộ phụ kiện làm việc trên đường đầy đủ và cũng rất hợp tông với nhau.
Hộp của phím có tông màu đen xám khá chuyên nghiệp, trái ngược với diện mạo sặc sỡ của các sản phẩm gaming từ Logitech.
Trong hộp cũng không có nhiều phụ kiện, chỉ có hướng dẫn sử dụng và một sợi dây USB Type-C để sạc hoặc dùng ở chế độ cắm dây mà thôi.
Mặt sau phím có một phần nhô lên khá cao, đây rất có thể là khu vực chứa pin. Theo hãng công bố thì trong một lần sạc có thể dùng trong 10 giờ nếu bật đèn và 5 tháng nếu tắt nó đi.
Bên cạnh đó thì đây cũng sẽ là “chân” để dựng phím lên một góc, tạo cảm giác thoải mái khi gõ hơn. Đây có thể là một lợi thế nhỏ của MX Keys Mini cho với phím của laptop.
Trừ phần đó ra thì phím phải nói là rất mỏng, Phiên bản chúng tôi có ở đây là màu xám nhạt, ngoài ra còn có màu trắng và hồng nữa.
Video đang HOT
Nút bật tắt cũng như cổng cắm USB Type-C đều được đặt ở cạnh phải phía trên phím.
Ta cũng sẽ có một đèn báo hiệu nhỏ tại khu vực này, thông báo tình trạng kết nối và pin.
Bàn phím này thuộc dạng 65%, tức là đã bỏ phần phím số Numpad cũng như những phím chức năng. Kiểu thiết kế này làm phím trở nên gọn gàng nhưng vẫn giữ lại được những phím điều hướng, mặc dù chúng đã phải làm nhỏ hơn 1 chút để dành diện tích cho những phím khác.
Bề mặt phím được làm lõm xuống dưới, cho cảm giác “ôm” lấy đầu ngón tay mỗi khi ta gõ. Đây là một ưu điểm nữa của MX Keys Mini khi mà gần như tất cả phím laptop đều làm phẳng, đôi khi làm ta bấm nhầm. Logitech MX Keys Mini có giá bán tham khảo là 2.4990.000đ.
Còn đây là lót phím, với tên gọi đầy đủ là Logitech Desk Mat Studio.
Lót được làm bằng vật liệu mềm mượt phía trên và “rít” phía dưới để không bị trượt trên mặt bàn. Các góc đều được thêu để tránh bợt theo thời gian.
Thiết kế của chiếc lót bàn này cũng không có quá nhiều điểm để nói ngoài kích thước lớn 700 x 300mm, thoải mái cho cả MX Keys Mini và một con chuột nữa.
Logitech Desk Mat Studio có 3 lựa chọn màu là Xám, Tím và Hồng đều có giá bán là 499.000đ.
Nếu là người hay làm việc ở nhiều nơi thì chắc bạn cũng không quá lạ với chuột MX Anywhere, và giờ đã có tới phiên bản thứ 3.
MX Anywhere 3 vẫn giữ ưu điểm về thiết kế siêu nhỏ, nhưng có những chi tiết để ôm lấy tay người dùng hơn như phần “đuôi” được làm cao hơn hay nơi để ngón cái có các đường lượn để trống trơn trượt.
Chuột sạc bằng cổng USB Type-C với 1 lần sạc có thể dùng 70 ngày, có một tính năng khá hay là di được trên cả mặt kính.
Logitech MX Anywhere 3 có giá bán là 1.690.000đ, có phiên bản thông thường và phiên bản dành riêng cho MacOS cùng iPadOS – nói cách khác là chuột dành riêng cho iFan!
Cách gắn Google dịch lên ngay bàn phím điện thoại, tha hồ "chat chit", chém gió!
Thay vì mỗi câu đều phải copy ra ứng dụng riêng để dịch, giờ tất cả đều nằm trên bàn phím của bạn, khoẻ biết mấy!
Google Translate đã là một công cụ hỗ trợ quen thuộc đối với người dùng khắp nơi trên thế giới. Ra mắt năm 2006 và được phát triển bởi Google, qua nhiều lần nâng cấp giờ đây người dùng có thể nhập nội dung văn bản để dịch trên Google Translate như những ứng dụng dịch thuật khác, đồng thời có thể chụp ảnh để dịch, thu âm giọng để dịch. Vô cùng thuận tiện cho người dùng, đặc biệt khi bạn có nhu cầu giao tiếp với người nước ngoài hoặc đi du lịch.
Google dịch trở nên quen thuộc với nhiều người dùng hiện nay
Nếu mỗi lần "chat chit" đều phải mất công copy câu nói đem ra ứng dụng Google Translate khá tốn thời gian nên Google tiếp tục phát triển một ứng dụng khác để gắn hẳn Google Translate lên bàn phím nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng, giúp thuận tiện hơn khi nhắn tin với người nước ngoài.
Ứng dụng này có tên Gboard, hiện có mặt trên các hệ điều hành iOS và Android. Ngoài việc có thể dịch thuật trực tiếp từ bàn phím, ứng dụng còn cho phép tìm ảnh GIF, tìm kiếm biểu tượng cảm xúc và tính năng nhập bằng cách lướt. Mọi thao tác tìm kiếm đều được thực hiện ngay trên bàn phím mà không cần chuyển đổi từ ứng dụng này sang ứng dụng khác.
Để sử dụng tất cả các tính năng trên, bạn truy cập vào Cài đặt -> Gboard -> Cho phép truy cập đầy đủ. Sau đó sử dụng để "chat chit" thoải mái với bạn bè người nước ngoài. Lưu ý nhỏ là Google Translate hiện tại vẫn còn khá nhiều lỗi về ngữ pháp, câu từ, nên nếu sử dụng mà không muốn bị quê xệ cũng phải thật cân nhắc nhé!
Cách cài đặt Gboard
Bạn truy cập vào bàn phím, chọn biểu tượng quả cầu sau đó chọn Gboard, và chọn tiếp ngôn ngữ bạn muốn dịch, sau đó tha hồ "chat chit" nhé
6 mẹo làm sạch máy tính dễ dàng và hiệu quả Không thể thường xuyên đưa "người tình mặt vuông" đến cửa hàng để làm vệ sinh, bạn hãy áp dụng 6 mẹo làm sạch máy tính đơn giản dưới đây, kết quả sẽ gây bất ngờ. Bụi bẩn từ không khí đọng lại trên máy tính sẽ cản trở hoạt động của thiết bị và có thể khiến bạn hắt hơi liên tục....