Trên 73% học sinh THCS không biết 10 bài dân ca
Đó là kết quả khảo sát tại một số trường THCS được công bố tại hội thảo khu vực về giáo dục di sản phi vật thể trong trường học Việt Nam.
Hội thảo do Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa- Thể thao & Du lịch phối hợp với UNESCO tổ chức ngày 24/3.
Cũng theo kết quả khảo sát này, khoảng 21% học sinh biết 10 bài dân ca Việt Nam trở lên.
“Không phải học sinh thờ ơ với di sản phi vật thể nói chung và dân ca nói riêng, điều cốt yếu là chương trình dạy học phải hấp dẫn các em” – Thạc sĩ Nguyễn Thị Tố Mai, Trưởng khoa Sư phạm âm nhạc, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, nhận xét.
Học sinh tập thể dục trên nền nhạc bài Trống cơm.
Theo Bộ GD-ĐT, từ đầu năm 2013 Bộ GD-ĐT và Bộ VH-TT&DL đã có văn bản hướng dẫn việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học và thí điểm tại bảy địa phương trên cả nước việc tổ chức dạy học lồng ghép, tích hợp di sản vào các môn âm nhạc, lịch sử, địa lý.
Bộ GD-ĐT đã chỉ định mỗi sở GD-ĐT chọn hai trường THCS và hai trường THPT áp dụng thí điểm.
Đưa di sản vào chương trình giáo dục địa phương trong hai năm học qua cũng là một trong những yêu cầu mới của Bộ GD-ĐT nhằm tiệm cận với chương trình giáo dục mới đang được xây dựng.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Huy – thành viên dự án “Giáo dục di sản trong nhà trường VN” do UNESCO hỗ trợ kinh phí, đa số chương trình áp dụng thời gian qua đều có chung nhược điểm là người thực hiện chỉ hiểu về di sản văn hóa, truyền thống văn hóa ở mức chung chung, theo lối mòn, không có sự giám sát của cơ quan quản lý giáo dục. Ngành văn hóa chưa phối hợp trong việc cung cấp thông tin chuyên môn về loại hình di sản.
Video đang HOT
Nhiều mô hình giáo dục di sản trong nhà trường được đánh giá tốt nhưng lại chưa được ngành giáo dục ghi nhận và sử dụng như một chương trình có tính bền vững, lâu dài.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường – Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT cũng đề cập những trở ngại khi thí điểm đưa di sản vào trường học: cán bộ quản lý chưa thật quan tâm thường xuyên, giáo viên còn thụ động; năng lực tổ chức hoạt động dạy học của một số giáo viên hạn chế, không biết cách vận dụng di sản vào dạy học; việc xây dựng nguồn tư liệu về di sản còn thiếu khiến giáo viên lúng túng, khó khăn khi xây dựng chương trình dạy học.
Trong báo cáo về việc này, tiến sĩ Trường cũng cho rằng việc “chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể khai thác di sản văn hóa phi vật thể phục vụ giảng dạy” cũng là một khó khăn để có thể triển khai rộng rãi và hiệu quả yêu cầu này.
Hội thảo ngày 24/3 có sự tham gia của 60 chuyên gia Việt Nam và quốc tế đến từ 13 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương cũng bàn sâu về vấn đề này nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong việc đưa di sản văn hóa vào trường học một cách hiệu quả hơn.
Nhiều ý kiến chuyên gia đều thống nhất cho rằng muốn việc đưa di sản văn hóa vào trường học một cách hiệu quả, chương trình giáo dục cần được xây dựng hấp dẫn, tránh nặng nề, quá tải cho học sinh. Ngoài việc lồng ghép vào các tiết học chính khóa cần có những hình thức học tập khác để học sinh tự cảm nhận thay vào việc áp đặt, khô cứng.
Phát biểu tại hội thảo này, ông Nguyễn Vinh Hiển – thứ trưởng Bộ GD-ĐT – nhấn mạnh: “Chương trình cần được xây dựng linh hoạt, phù hợp với văn hóa địa phương, dân tộc, phù hợp với điều kiện của mỗi nhà trường. Cần tận dụng, khai thác các nguồn học liệu tại chỗ, gần gũi với học sinh, dễ hiểu, dễ cảm”.
Theo Vĩnh Hà/Báo Tuổi trẻ
"Nút vàng" gây tranh cãi của Hoài Linh tập luyện 18 tiếng mỗi ngày
Chủ nhân nút vàng quyền lực của Hoài Linh sẽ trở lại trong đêm Bán kết 6 chương trình "Vietnam's Got Talent".
Càng đến gần ngày thi, cả 7 nhóm thí sinh góp mặt trong đêm Bán kết 6 của Vietnam's Got Talent càng ráo riết tập luyện. 5 trong 7 tiết mục tham gia tranh tài tuần này là những đại diện đến từ miền Bắc và miền Trung. Lần đầu tiên diễn live trên một sân khấu lớn, tất cả thí sinh đều không ít lo lắng nhưng vẫn tự tin vào khả năng và bản lĩnh của mình.
Chủ nhân nút vàng quyền lực gây tranh cãi của giám khảo Hoài Linh - Bùi Văn Tự tiết lộ vẫn chưa ra khỏi phạm vi ký túc xá của chương trình từ ngày đặt chân đến TP.HCM. Hầu hết thời gian của mình, Bùi Văn Tự đều dành cho việc tập luyện. Tiết mục của Bùi Văn Tự sẽ tận dụng những đường nét trên đồ vật để sắp xếp thành một hình thù có ý nghĩa.
Bùi Văn Tự là thí sinh đã nhận được nút vàng của giám khảo Hoài Linh
Văn Tự chia sẻ: "Vào đây được ban tổ chức sắp xếp cho một phòng tập riêng nên mình phải tập luyện nhiều và trong thời gian rất dài, một ngày làm việc phải từ 15 đến 18 tiếng. Mình còn phải thay đổi vật liệu liên tục, ví dụ như chai nước trong, ánh sáng chiếu qua thì phải bỏ đi, tìm vật liệu khác."
Cô bé dễ thương bé bỏng Ngô Phương Bích Ngọc cũng đang chuẩn bị cho màn hóa công chúa Elsa thể hiện bài Let it go trong Đêm thi bán kết 6 sắp tới. Mỗi ngày tập luyện, Bích Ngọc luôn được mẹ và hai chị em gái đi theo cổ vũ và "trông chừng" bởi cô này hễ tập xong một lần là lại chạy tót ra ngoài đi chơi.
Bé Bích Ngọc cùng mẹ và chị gái
Chị của bé chia sẻ: "Ở nhà Bích Ngọc cũng nghịch ngợm vậy đó nhưng vẫn rất ít nói. Khi lên sân khấu thì tự tin hẳn làm gia đình rất bất ngờ. Ngọc còn nhỏ nên gia đình để Ngọc tự do thoải mái làm điều gì mình thích. Bài hát này cũng là do Ngọc chọn, bật nhạc đến bài này thấy thích quá là quyết định chọn đi thi luôn. Gia đình vẫn muốn để bé tự nhiên, làm những gì mình thích trên sân khấu. Hai chị em Ngọc và Sóc thích làm công chúa lắm nên vòng này hóa thân thành công chúa là đúng ý Ngọc luôn".
Bé Bích Ngọc
Bùi Thị Hạnh sẽ thể hiện bài Mời trầu, dân ca dân tộc Mường để trình diễn trong Đêm thi bán kết 6 của "Vietnam's Got Talent"
Nhóm võ thuật cổ truyền Bình Định Gia Phúc Mậu sẽ hóa thân thành 5 anh em siêu nhân, đoàn kết, hỗ trợ , đấu tranh chống kẻ ác, đúng với tinh thần thượng võ và đồng đội sâu đậm của các thành viên
Trong Đêm thi Bán kết 6, Hà Chương sẽ mang ca khúc "Lý Hoài Nam" - dân ca Bình Trị Thiên lên sân khấu
Nhóm Gia Đình Bong Bóng vốn có đến 50 thành viên nhưng đến với vòng Bán kết tuần này, nhóm đã chọn 16 gương mặt nổi trội nhất để thi đấu.
Đến với Đêm Bán kết 6 "Vietnam's Got Talent", Xuân Tùng sẽ mang đến cho khán giả nét mới trong nghệ thuật tò he. Không giống như làm tò he trên thanh tre như bình thường, lần này Xuân Tùng sẽ tạo hình tò he trên tấm kính và làm thành một bức tranh tò he đầy màu sắc.
Theo Liathia Trần / Trí Thức Trẻ
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận Sau phiên họp lần thứ 9 của Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Paris (Pháp) - Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu...