Trên 3.000 cử nhân thất nghiệp đi về đâu?
Theo thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, đến đầu năm 2013, toàn tỉnh này có gần 12.000 HS-SV tốt nghiệp ĐH-CĐ, TCCN (trong đó có hơn 3.000 cử nhân) chưa có việc làm. Việc làm khó khăn trong khi nợ tín dụng đến hạn phải trả đang là gánh nặng cho không ít HS-SV.
Thất nghiệp tràn lan
Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An vừa thực hiện khảo sát tình hình việc làm của sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Kết quả cho thấy đến đầu năm 2013, trong số 19/20 huyện, thành, thị (trừ huyện Anh Sơn) có 11.569 người đã tốt nghiệp từ TCCN trở lên chưa tìm được việc làm. Trong đó có một thạc sĩ, 3.047 người tốt nghiệp ĐH, 4.042 người có trình độ CĐ và 4.479 người có trình độ TCCN.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà – Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Nghệ An thì đây chỉ là kết quả mang tính tương đối vì số lượng SV đã tốt nghiệp chưa có việc làm có thể còn cao hơn. Mặt khác, số người có việc làm chưa chắc làm đúng chuyên môn đã được đào tạo.
“Hiện nay có nhiều SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn tín dụng HS-SV, tốt nghiệp CĐ-ĐH nhưng vẫn chưa tìm được việc làm, phải làm phụ tại các quán cà phê, gia sư… trụ lại các thành phố. Chưa kể tới những em trú tại miền núi, nông thôn đi học ở các trường trung cấp, CĐ khác. Một số em sau nhiều năm học không xin được việc đã phải đi học nghề khác, gây lãng phí nguồn đầu tư và nhân lực”, ông Hà nói.
Thí sinh dự thi ĐH năm 2012 tại Trường ĐH Vinh. (Ảnh: Nguyễn Duy)
Theo số liệu thống kê, việc SV ra trường không tìm được việc làm diễn ra ở nhiều vùng, miền trong tỉnh Nghệ An, đặc biệt là các huyện miền núi. Các địa phương có nhiều người chưa có việc làm như: Vinh 1.469 người (506 trung cấp, 464 CĐ, 489 ĐH); Thanh Chương 1.410 người (502 trung cấp, 507 CĐ, 401 ĐH); Tân Kỳ 121 người (515 trung cấp, 387 CĐ, 314 ĐH)… Riêng 5 huyện vùng cao (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Quỳ Châu) cũng còn tới 1.608 người chưa có việc làm, trong đó 805 người đã tốt nghiệp trung cấp, 435 CĐ, 367 tốt nghiệp ĐH và 1 người tốt nghiệp chương trình thạc sỹ.
Ông Hà cũng băn khoăn với quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy, các trường ĐH-CĐ thực hiện xét tuyển đối với HS có hộ khẩu thường trú và học 3 năm liên tục tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. “Đây là một chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để con em các huyện nghèo có cơ hội học ĐH-CĐ nhằm nâng cao dân trí, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của các huyện này. Tuy nhiên, với tỷ lệ đậu tốt nghiệp như hiện nay thì hầu hết các em được xét tuyển vào học ĐH-CĐ (mặc dù có một số trường yêu cầu HS phải có kết quả học lực loại khá, tốt nghiệp loại khá mới được xét tuyển). Liệu sau 4 – 5 năm nữa, hàng trăm sinh viên của 3 huyện nghèo của Nghệ An tốt nghiệp ĐH sẽ đi về đâu trong khi các huyện này vẫn đang có hàng ngàn SV thất nghiệp?”, ông Hà Lo lắng.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hà, SV ra trường thất nghiệp quá nhiều là hệ quả của việc mở quá nhiều trường ĐH, CĐ trong khi chất lượng đào tạo ở một số trường chưa tốt. Mặt khác, tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ của HS trước khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai đã tạo ra áp lực việc làm lớn.
Gánh nợ tín dụng HS-SV
Tại Nghệ An, sau 5 năm chương trình tín dụng cho HS-SV đã giúp hàng ngàn HS hộ nghèo có con đi học và tạo điều kiện cho hàng ngàn HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, ra trường có việc làm. Từ năm 2008 đến năm 2012, doanh số cho vay HS-SV ở Nghệ An đạt 3.001 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay năm học 2011-2012 đạt 723 tỷ đồng, tổng dư nợ đến 30/9/2012 đạt 2736 tỷ đồng. Hơn 159.000 HS-SV của 122.000 hộ được vay vốn học tập.
Trước đây, HS ở Nghệ An chủ yếu nộp hồ sơ thi vào các trường ĐH-CĐ ở Hà Nội, nhưng 3 năm trở lại đây HS chuyển hướng thi vào các trường ở phía Nam để có cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường. Mỗi năm, Nghệ An cũng có khoảng 20.000 SV, HS tốt nghiệp các trường từ TCCN đến ĐH trên cả nước. Tuy nhiên, con số 12.000 HS-SV tốt nghiệp ĐH-CĐ, TCCN của tỉnh chưa có việc làm khiến nhiều người phải “giật mình”.
Các em học sinh và phụ huynh cần định hướng nghề nghiệp trước khi nộp hồ sơ dự thi các trường ĐH-CĐ. (Ảnh: Doãn Hòa)
Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng cho thấy, tỷ lệ SV thất nghiệp chủ yếu ở các khối ngành như Sư phạm, Kế toán, Kinh tế… Sở Nội vụ Nghệ An cho biết đợt thi tuyển công chức năm nay chỉ tiêu 120 người nhưng đến thời điểm này đã nhận được 1.856 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Hay như ngành Thuế Nghệ An thi tuyển công chức chỉ lấy 50 chỉ tiêu nhưng có tới 2.500 SV đủ điều kiện dự thi. Trong đó đã có trên 200 em tốt nghiệp bằng đỏ tại các trường ĐH chính quy. Như vậy, có thể thấy cơ hội cho các em tốt nghiệp loại khá, trung bình ở đây hầu như không có.
Tại kỳ họp thứ 6 – HĐND tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, ông Lê Văn Ngọ – giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, hiện tỉnh Nghệ An có hơn 3.600 giáo viên dôi dư thuộc 3 cấp Tiểu học, THCS và THPT. Để trả lương cho trên 3.600 giáo viên kể trên, mỗi năm tỉnh Nghệ An phải chi khoảng trên 80 tỷ đồng từ nguồn kinh phí được cấp hàng năm cho ngành giáo dục. Mặc dù đang dư thừa giáo viên nhưng hằng năm tỉnh này vẫn có hàng ngàn SV Sư phạm tốt nghiệp “đều đặn” ra trường.
Việc làm khó trong khi nợ tín dụng đến hạn phải trả đang là một gánh nặng, nỗi ám ảnh cho nhiều HS-SV và gia đình. “Để con mình cầm được tấm bằng cử nhân sau 4 năm học ĐH, gia đình phải mất ít nhất 120 triệu đồng, trong đó rất nhiều gia đình phải chạy vạy vay mượn. Con số này nhân lên cho hàng ngàn SV đã tốt nghiệp là một số tiền khổng lồ. Thiết nghĩ, các gia đình cũng cần xem xét sức học của con để hướng nghiệp cho con, căn cứ vào nhu cầu của xã hội để khi học xong sẽ có việc làm, tránh bằng mọi giá đi học ĐH để rồi mang nợ, làm khó thêm cho gia đình mà lại không có việc làm”, ông Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ.
Để giúp HS định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với nhu cầu xã hội và khả năng của mình, Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết năm nay sẽ chỉ đạo các trường THPT tổ chức tư vấn, hướng nghiệp kỹ cho HS trước khi đăng ký dự thi ĐH, CĐ, TCCN.
Nguyễn Duy – Doãn Hòa
Theo dân trí
Hành trình đưa nhân lực logistics Việt tiến gần thế giới
Logistics đã chiếm một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ phát triển trung bình lên tới 25%/năm. Mặc dù vậy, nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế còn các hình thức đào tạo cũng bộc lộ nhiều điểm yếu.
Khâu đào tạo còn hạn chế
Logistics là một ngành còn khá mới mẻ. Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam chỉ có một vài doanh nghiệp quốc doanh, chủ yếu làm nghiệp vụ giao nhận, kho bãi chứ chưa hẳn là logistics. Cho đến năm 2005, khi Luật Thương mại được thông qua thì dịch vụ Logistics mới chính thức được luật hóa. Do là lĩnh vực mới nên việc thông tin cũng như đào tạo vẫn còn nhiều thiếu sót.
Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đào tạo cử nhân về quản trị Logistics và Vận tải đa phương tiện, trong bảng mã ngành học của Bộ GD-ĐT cũng chưa có mã ngành Logistics hay quản trị chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng tính thực tiễn của chương trình học chưa cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của dịch vụ logistics vào nền kinh tế. Ngay cả thị trường tuyển dụng lao động cũng chưa có đủ thông tin để phân loại phù hợp, nhiều trang thông tin tuyển dụng phân loại công việc Logistics thuộc nhóm vận tải, trong khi vận tải chỉ là một mắt xích trong hoạt động logistics.
Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là thiếu nhân lực chất lượng cho ngành. Báo cáo của Viện Phát triển TP.HCM cho thấy chỉ 6,7% các giám đốc công ty Logistics tại TP hài lòng với chất lượng nhân lực, 90% nhân viên khi tuyển dụng phải đào tạo lại. Việc đào tạo của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là đào tạo nội bộ và giao cho từng phòng ban, do vậy nhân viên chỉ được đào tạo công việc liên quan đến hoạt động của từng phòng ban, kiến thức tổng quan chung không được trang bị đầy đủ.
Đưa nhân lực Việt tiến gần thế giới
Bắt nguồn từ chính những trăn trở về nguồn nhân lực cho ngành mà ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS) đã chủ động làm việc với Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) để triển khai chương trình đào tạo nghề logistics theo tiêu chuẩn của Liên đoàn, với mục tiêu đào tạo một nguồn nhân lực có chất lượng, dần đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.
Gần 3 năm để chuẩn bị giáo trình và giảng viên theo đúng như tiêu chuẩn của FIATA, cuối cùng chương trình đào tạo FIATA/VIFFAS Diploma in Freight Forwarding đã được triển khai tại Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo nghề nghiệp có uy tín trên thế giới với 153 Hiệp hội nghề nghiệp Quốc gia nhìn nhận và 60 quốc gia đã áp dụng vì tính ứng dụng thực tiễn cao. Cả khu vực Châu Á hiện chỉ có 07 Hiệp hội logistics quốc gia được triển khai chương trình đào tạo Diploma của FIATA, trong đó có Việt Nam.
Lễ tốt nghiệp lớp FIATA Diploma in Freight Forwarding tại TP.HCM tháng 12/2012
Chương trình được xây dựng phù hợp với sinh viên các trường cao đẳng, đại học, cũng như nhân viên đi làm nhưng chưa được đào tạo bài bản. Chương trình kết hợp cả lý thuyết với gần 300 giờ học với tổng cộng 12 mô-đun và thực hành với các chuyến tham quan và số giờ thực tập bắt buộc ở doanh nghiệp. Các công ty thành viên của VIFFAS và nhiều công ty thuộc top 25 Forwarder thế giới như DHL, Schenker, APL Logistics, SDV... cũng tham gia hỗ trợ học viên tham quan và thực tập.
Chương trình đã đạt được những thành công đầu tiên khi học viên của 3 khóa đầu sau khi tốt nghiệp đã có việc làm tốt ở các doanh nghiệp logistics, và điều đáng quan tâm là các nhà sử dụng lao động đã có những phản hồi tốt về chất lượng của lực lượng lao động từ chương trình đào tạo này.
Học viên quan tâm đến các chương trình đào tạo về Logistics cấp bằng quốc tế của FIATA có thể liên hệ:
Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics hoặc đơn vị ủy thác tổ chức các chương trình đào tạo của Viện: Logistics Knowledge Co. Ltd (LKC)
Trụ sở: Tầng 11, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: ( 84) 8 6297 3988 Hotline: ( 84) 934 077 677
Email: edu@logisticshub.vn; Website: www.logistics-institute.vn
Theo thanh niên
Hàng loạt ngành, nghề 'khát' nhân lực Những nghề thuộc nhóm ngành Cơ khí, Điện, Hóa chất, Kỹ thuật nông lâm nghiệp, Kỹ thuật thủy sản, Công nghệ địa chất - Vật lý, Toán, Thống kê, Công nghệ sinh học, Xã hội học.....vẫn có nhu cầu rất lớn. Thí sinh ĐH nên xác định rõ sở thích, khả năng của mình trước khi đăng ký dự thi. Theo khảo sát...