Trên 130 nghi phạm bị bắt trong vụ bê bối vắc xin ở Trung Quốc
Trên 130 nghi phạm bị bắt giữ ở Trung Quốc do có liên quan đến vụ bê bối dự trữ, vận chuyển và bán trái phép vắc xin trị giá hàng chục triệu USD, trong đó có nhiều liều quá hạn sử dụng.
Trên 130 nghi phạm bị bắt ở Trung Quốc trong vụ bê bối vắc xin trị giá hàng chục triệu USD – Ảnh: AFP
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 24.3 dẫn lời các quan chức Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc và Bộ Công an Trung Quốc thừa nhận có “những lỗ hổng pháp lý” dẫn đến “một số lượng lớn vắc xin được vận chuyển và mua bán trái phép mà không bị cơ quan chức năng phát hiện”, theo AFP.
CCTV cho hay trong ngày 23.3 có 37 nghi phạm bị bắt liên quan đến vụ bê bối này, đến ngày 24.3 có tổng cộng trên 130 nghi phạm bị bắt.
Theo AFP, dư luận Trung Quốc bức xúc khi chính quyền nước này vừa công bố thông tin về vụ bê bối vắc xin trong tháng 3.2016, trong khi hai nghi phạm chính là một người mẹ và người con gái ở tỉnh Sơn Đông đã bị bắt vào tháng 4.2015.
Kể từ năm 2010, hai nghi phạm này đã bán trái phép 25 loại vắc xin (bao gồm vắc xin ngừa bệnh bại liệt, dại, viêm gan B và cảm cúm… cho cả trẻ em và người lớn) quá hạn sử dụng hoặc không được lưu trữ đúng cách, với tổng trị giá trên 570 triệu nhân dân tệ (88 triệu USD), theo Tân Hoa xã.
Đây là vụ bê bối mới nhất được phanh phui ở Trung Quốc kể từ vụ 300.000 trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 6 trẻ tử vong, hồi năm 2008 vì dùng sữa bột nhiễm melamine.
Video đang HOT
Phúc Duy
Theo Thanhnien
TQ giấu nhẹm đường dây "khủng" buôn bán vắcxin trái phép
Trung Quốc đã phát hiện một đường dây buôn bán vắc xin trái phép quy mô hàng trăm người ở 20 tỉnh từ tháng 4 năm ngoái, nhưng đến tận tháng 3 năm nay, quan chức nước này mới công khai cho công chúng.
Cảnh sát Sơn Đông đã bắt giữ 2 mẹ con mua bán vắc xin trái phép trị giá 88 triệu USD (gần 2 nghìn tỉ đồng)
37 người đã bị bắt ở phía đông Trung Quốc trong một vụ bê bối vắc xin quy mô "khổng lồ", truyền thông TQ đưa tin.
Trong tháng trước, cảnh sát Sơn Đông tuyên bố họ đã bắt giữ 2 mẹ con mua bán vắc xin trái phép. Tổng số vắc xin trị giá 88 triệu USD (gần 2 nghìn tỉ đồng) không được bảo quản hoặc vận chuyển đúng cách.
Đường dây buôn bán vắc xin bất hợp pháp này hoạt động từ năm 2011 đã gây ra sự phẫn nộ lan rộng ở Trung Quốc. Vụ bê bối đã dẫn đến một cuộc càn quét, với lệnh điều tra các nhà sản xuất vắc-xin, các công ty bán buôn và người mua.
Đường dây buôn bán vắc xin bất hợp pháp đã hoạt động từ năm 2011
Các loại vắc-xin được mua từ rất nhiều nguồn khác nhau, cả những nguồn được cấp phép và không cấp phép. Sau đó vắc xin được bán cho các đại lý bất hợp pháp, các trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh hợp pháp ở địa phương với giá cao "cắt cổ", Tân Hoa Xã đưa tin.
Đường dây được cho là bao gồm hàng trăm người ở 20 tỉnh. Mặc dù chính quyền đã biết về đường dây này từ tháng 4 năm ngoái, nhưng đến tận thứ 6 tuần trước, nghĩa là gần 1 năm sau, họ mới công bố cho công chúng.
Chính quyền yêu cầu các nhà cung cấp vắc xin tự thú để giúp cảnh sát tìm kiếm nạn nhân đã mua phải vắc xin không đảm bảo chất lượng.
Mặc dù chính quyền đã biết về đường dây này từ tháng 4 năm ngoái, nhưng gần 1 năm sau, họ mới công bố
Sự chậm trễ của cơ quan chức năng đã khiến nhiều người Trung Quốc tức giận, đặt câu hỏi tại sao chính quyền không cảnh báo người dân từ trước. Hạn chót đã được đưa ra cho chính quyền địa phương. Thứ 6 tuần này, họ phải tìm ra được những ai đã mua vắc xin không đạt chuẩn.
Ba công ty dược phẩm đang bị điều tra, Tân Hoa Xã đưa tin. Một trong số đó là công ty Zhaoxin Bio-tech ở Sơn Đông, đã bị đình chỉ hoạt động.
WHO cho biết vắc-xin không được bảo quản đúng cách không gây ra quá nhiều nguy hiểm
Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc cho biết vắc-xin cần phải được xử lý đúng cách, nếu không sẽ trở nên kém hiệu quả. Tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng vắc-xin không được bảo quản đúng cách không gây ra quá nhiều nguy hiểm.
"Vắc-xin không được bảo quản đúng cách hoặc đã hết hạn, hiếm khi gây ra một phản ứng nguy hiểm. Vì vậy, trong trường hợp này, nguy cơ tổn hại đến sức khỏe người dân là rất nhỏ." WHO cho biết.
Gần đây, Trung Quốc chứng kiến nhiều vụ bê bối về ý tế
Thứ hai tuần trước, khi báo chí Trung Quốc đưa tin về một cậu bé thiệt mạng sau khi tiêm vắc xin càng khiến người dân phẫn nộ, mặc dù các quan chức cho biết cậu bé này không liên quan gì đến bê bối buôn bán vắc xin trái phép ở Sơn Đông.
Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ bê bối về y tế và an ninh trong những năm gần đây.
Theo Danviet
Mexico - nước đầu tiên cho phép dùng vắc xin phòng sốt xuất huyết Mexico đã trở thành nước đầu tiên cho phép sử dụng vắc xin phòng sốt xuất huyết. Cơ quan an toàn y tế liên bang của Mexico ngày 9.12 cho biết loại vắc xin này đã được thử nghiệm trên 29.000 người trên toàn thế giới. Nhà sản xuất đã chứng minh độ an toàn và hiệu quả của phương thuốc nhưng không...