Trẻ từ 3 đến 7 tuổi học tiếng Anh cần chú ý điều gì?.
Với sự hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới trong thời kỳ mở cửa, nhu cầu học tiếng Anh cho trẻ em không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu.
Ngày nay chúng ta ai cũng nhìn nhận ra rằng tiếng anh cực kỳ quan trọng cho trẻ. Đặc biệt đối với trẻ từ 3 đến 7 tuổi là giai đoạn vàng của việc học ngoại ngữ. Ai cũng biết điều này nhưng không phải ai cũng dạy đúng phương pháp.
Thầy Ben Longworth, Giám đốc hệ thống chuyên về tiếng Anh trẻ em nổi tiếng thế giới I Can Read chia sẻ một số kinh nghiệm về việc dạy tiếng Anh cho trẻ ở độ tuổi 3-7.
1. Học sớm sẽ phát âm chuẩn hơn và cơ hội thành thạo cao hơn
Khi một người bắt đầu càng sớm thì thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ càng dài và qua đó khả năng thành công càng cao. Trẻ càng học sớm thì khả năng phát âm càng chuẩn hơn do khi đã ở độ tuổi dậy thì thì cách phát âm, lấy hơi của trẻ đã được định hình qua ngôn ngữ mẹ đẻ và rất khó để người học có thể phát âm giống hệt cách phát âm của người bản ngữ. Đặc biệt là với người Việt Nam khi âm của tiếng Việt là âm mũi, trong khi âm tiếng Anh thường là âm cổ họng.
Đặc biệt một số hệ thống chuyên về anh ngữ trẻ em, ví dụ như I Can Read của chúng tôi dạy trẻ nhỏ theo đúng cách mà các bạn học tiếng Việt (dạy đánh vần để phát âm chuẩn), các em sẽ được học cách phát âm tiếng Anh chuẩn vô cùng bài bản ngay từ bé, có khả năng phát âm cả những từ chưa gặp mà không cần đoán. Khi đến tuổi trưởng thành, sẽ rất khó để dạy theo phương pháp này.
i 2. Tạo thói quen suy nghĩ và xử lý thông tin bằng tiếng anh
Một người sử dụng ngôn ngữ thứ 2,3,4… một cách thành thạo hiếm khi dịch từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ 2 khi nói hoặc ngược lại khi nghe. Họ chỉ đơn giản suy nghĩ và xử lý thông tin nghe được một cách trực tiếp trên não bộ.
Vì vậy khi dạy tiếng Anh cho trẻ từ 3-7 tuổi, nên tạo thói quen này cho bé ngay từ khi bắt đầu. Ví dụ: Thay vì dạy màu đỏ là red, màu xanh là blue, màu vàng là yellow, chúng ta nên dạy bằng cách đặt câu hỏi: What color is it? và dạy bé trả lời: (It’s) Red/Blue/Yellow hay What’s this? (It’s an) apple.Where’s the apple? (dạy cho bé chỉ vào quả táo)…
Một điều thú vị về thói quen là khi đã hình thành thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh ngay từ nhỏ thì rất khó để hình thành thói quen dịch sang tiếng mẹ đẻ và ngược lại.
3. Học ngoại ngữ cần có thời gian
Học ngoại ngữ cần có thời gian, đặc biệt là đối với trẻ em. Nếu nói về tốc độ thì càng lớn, một người học ngoại ngữ càng nhanh vào hơn, nhất là trong giai đoạn đầu. Trong lĩnh vực từ vựng, đọc hiểu thì thiếu niên và người trưởng thành rõ ràng chiếm ưu thế bởi vì người ở độ tuổi này có thể hiểu được những khái niệm phức tạp bằng việc đối chiếu lại với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình cũng như với những kiến thức có sẵn.
Không nên tạo áp lực cho con bằng cách liên tục hỏi bé hôm nay con học được gì, nói tiếng Anh cho bố mẹ nghe xem nào. Khi cảm thấy không thoải mái, bé sẽ không trả lời. Nếu điều này kéo dài có thể tạo thành một mối ác cảm đối với tiếng Anh ở trẻ.
Hãy tự tìm hiểu xem hôm nay bài học tiếng Anh của bé học về từ vựng gì, sau đó đặt câu hỏi với từ vựng đó trong lúc chơi với bé. Bố mẹ nên bắt đầu bằng câu hỏi không yêu cầu bé trả lời (Is this an apple – Gật/Lắc), hoặc Where’s the banana (Trẻ chỉ tay vào quả chuối) sau đó mới đến câu hỏi phức tạp hơn yêu cầu nói.
Tôi đã từng dạy một bé gái, trong suốt cả một năm gần như bé không giao tiếp với giáo viên. I Can Read và gia đình rất lo lắng. Tuy vậy kể từ năm thứ 2 trở đi bé trở thành người khác hẳn, vươn lên đứng đầu lớp, từ mới học rất nhanh. Trường hợp này có thể hiểu như sau: Thời gian đầu có một số trẻ nhút nhát và thụ động hơn các đứa trẻ khác. Tuy vậy khi đặt vào đúng môi trường thì lượng kiến thức vẫn ngấm vào bé qua việc lắng nghe. Đến khi được khuyến khích đúng phương pháp, bé có được sự tự tin cần thiết và khai thác tất cả những vốn kiến thức mà bé đã tích lũy.
Video đang HOT
4. “Accent” không quan trọng
Là người nói tiếng Anh, tôi nhiều khi cảm thấy ngạc nhiên khi người việt nam quá đề cao vai trò của tiếng Anh phải là tiếng Anh Mỹ, Anh Anh. Ngay tại Anh và Mỹ thì cũng có hàng trăm “accent” (giọng) khác nhau. Chúng tôi không quan trọng bạn nói tiếng Anh với giọng gì. Điều quan trọng khi đánh giá khả năng tiếng Anh của một người là sự lưu loát khi nói, vốn từ vựng phong phú, cách diễn đạt ngắn gọn và sự tự tin.
Vì vậy nếu có điều kiện hãy để bé làm quen với nhiều “accent” khác nhau: Anh-Anh, Anh Mỹ, Anh Úc… để bé thêm tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài nhé.
5. Khuyến khích thói quen đọc sách của bé
Đọc sách là một thói quen rất quan trọng và cần phải rèn luyện từ nhỏ. Ở Anh, trước khi đi ngủ các bậc cha mẹ đều đọc sách cho con nghe. Nếu có thể, tôi khuyến khích các bậc cha mẹ mua các truyện tranh với nội dung đơn giản và đọc cho trẻ trước khi đi ngủ. Bố mẹ cũng có thể mua sách audio (với lời đọc) và bật cho trẻ nghe mỗi tối. Chúng ta có thể giải thích sơ qua về nội dung câu truyện nhưng không nên dịch từng câu một. Người lớn sẽ ngạc nhiên bởi trẻ có thể hiểu nhiều hơn chúng ta tưởng tượng.
Ở I Can Read, chúng tôi khuyến khích việc đọc sách của trẻ bởi chúng tôi luôn tin tưởng sách là tài sản quý giá nhất của nhân loại. Khi đọc sách một người sẽ có khẳ năng tự giáo dục mình và có thể học bất kỳ điều gì. Quan trọng nhất là khi đọc sách, chúng ta sẽ không bao giờ cô đơn và đó là lý do tại sao chúng tôi đặt tên hệ thống là I Can Read – Em biết đọc.
Theo TTVN
Những điều cha mẹ thực sự cần biết khi cho trẻ học tiếng Anh
Cha mẹ chính là những người lý tưởng nhất để động viên và giúp đỡ các em. Người lớn nên cùng học với trẻ ngay cả khi chúng ta chỉ có kiến thức tiếng Anh cơ bản
Trẻ nhỏ là những đối tượng tiếp cận ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, hoàn toàn mang tính bản năng mà không có nhận thức về việc học như thiếu niên và người lớn.
Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và đặt ra những quy tắc của chính mình. Thêm vào đó, trẻ nhỏ không có suy nghĩ rằng giao tiếp bằng tiếng Anh rất khó trừ khi người lớn, đã học tiếng Anh một cách lý thuyết thông qua sách giáo khoa ngữ pháp ở một độ tuổi lớn hơn, nói với các em như vậy.
Những lợi thế khi cho trẻ học tiếng Anh từ sớm
Trẻ em luôn sử dụng chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh của cá nhân để tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ và sẽ sớm sử dụng những chiến lược này để học tiếng Anh.
Trẻ nhỏ có thời gian để học qua những hoạt động vui chơi. Các bé học ngôn ngữ thông qua việc tham gia những hoạt động với người lớn. Đầu tiên là nhận thức về hành động, sau đó các em tiếp nhận ý nghĩa từ ngôn từ mà người lớn nói.
Trẻ em có nhiều thời gian để sắp xếp tiếng Anh vào các hoạt động, chượng trình hàng ngày. Các chương trình ở trường thường không theo trật tự mà trẻ nhỏ thì chưa thể sắp xếp và lưu trữ thông tin một cách nhanh chóng.
Các giai đoạn học Tiếng Anh
Ngôn ngữ giao tiếp đến một cách tự nhiên trước khi chúng ta biết đọc và viết.
1.Giai đoạn yên lặng
Khi trẻ học tiếng mẹ đẻ, có một giai đoạn gọi là "yên lặng". Đó là khi chúng chỉ quan sát và lắng nghe, đồng thời giao tiếp thông qua biểu cảm trên gương mặt hay ngôn ngữ cơ thể trước khi biết nói.
Khi trẻ nhỏ học Tiếng Anh cũng sẽ có một giai đoạn "yên lặng" như vậy. Trong thời gian này, cha mẹ không nên buộc trẻ tham gia các cuộc hội thoại bằng cách bắt các em lặp lại các từ.
Hội thoại giao tiếp nên xuất phát từ một phía, lắng nghe các cuộc nói chuyện của người lớn chính là lúc trẻ em tiếp cận ngôn ngữ.
2.Giai đoạn tập nói
Sau một thời gian, tùy thuộc vào tần suất tiếp xúc với Tiếng Anh, mỗi trẻ (bé gái thường nhanh hơn bé trai) bắt đầu phát âm những từ đơn (cat, house) hay những cụm từ ngắn (&'What's that?', &'It's my book', &'Time to go home') trong các cuộc hội thoại.
Trẻ em ghi nhớ chúng, bắt chước chính xác cách phát âm mà không nhận ra rằng mình đang nói nhiều hơn một từ.
Giai đoạn này kéo dài đến khi trẻ em có đủ vốn từ và sử dụng nó như một lối tắt trong các cuộc hội thoại trước khi chúng sẵn sàng tạo ra cách diễn đạt của mình.
3.Giai đoạn tạo lập ngôn ngữ
Theo thời gian, trẻ em sẽ tạo dựng những cách nói bao gồm một từ đã được ghi nhớ với những từ mà chúng mới học được (&'a dog', &'a brown dog', &'a brown and black dog') hay với một từ mà các em tự suy luận ra.
Phụ thuộc vào mức độ thường xuyên của việc tiếp xúc với tiếng Anh và chất lượng bài học mà trẻ em dần bắt đầu tạo ra được một câu hoàn chỉnh.
Thất vọng và cách xử trí
Sau cảm giác mới lạ khi bắt đầu học, một vài trẻ bắt đầu chán nản vì không có khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình bằng Tiếng Anh hay chưa thể nói tiếng Anh lưu loát như tiếng mẹ đẻ.
Thất vọng có thể dễ dàng vượt qua nếu trẻ được học những bài mang tính"biểu diễn" ví dụ như đọc từ 1 đến 10, hay những bài thơ có vần điệu, có chứa những cụm từ thường dùng.
Không nên nói với trẻ rằng các em nói sai bởi vì bất cứ sự điều chỉnh ngay lập tức nào đều không mang tính khuyến khích.
Lỗi là một phần của việc học ngữ pháp và giao tiếp tiếng Anh. Những lỗi như "I goed" sẽ sớm được sửa thành "I went" khi các em nghe người lớn nói "Yes, you went", hay "zee bus" thành "the bus".
Giống như khi học tiếng mẹ đẻ, nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn lặp đi lặp lại nhiều lần chính xác cùng một từ, các em sẽ sớm tự sửa cách nói của bản thân.
Khác biệt về giới
Não bộ của bé trai và bé gái phát triển khác nhau và điều này ảnh hưởng phần nào đến việc học ngoại ngữ và việc sử dụng chúng.
Đôi khi trong những lớp học chung cả trai và gái, bé trai thường bị "lép vế" bởi khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên của các bạn nữ.
Để bé trai đạt đến tiềm năng của mình, các em cần sự trải nghiệm ngôn ngữ khác với bé gái và không nên so sánh thành tích của các bé với nhau.
Môi trường học ngoại ngữ
Trẻ em cảm thấy khó học Tiếng Anh là do không được tạo một môi trường phù hợp, cùng với đó là phương pháp hỗ trợ của bố mẹ.
Trẻ cần cảm thấy an tâm và hiểu được một vài lý do xác đáng cho việc học tiếng AnhNhững hoạt động trên lớp cần có liên hệ với những hoạt động hàng ngày của các em, những thứ các em đã quen ví dụ như cùng đọc sách ảnh tiếng Anh, nói những câu có vần, hay kể cả một bữa ăn nhẹ có liên quan đến tiếng Anh.Các hoạt động trên cần có sự tham gia của người lớn bằng cách đưa ra bình luận về những gì đang diễn ra và tạo hội thoại sử dụng tiếng Anh.Các bài học nên được trình bày sôi nổi và sinh động, tập trung vào những nội dung mà trẻ đã làm quen trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Với cách này, trẻ học được cả hai thứ, một khái niệm mới và một ngôn ngữ mới, nhưng chỉ dùng tiếng Anh để nói về những gì các em đã biết.Các hoạt động phải gắn liền với đối tượng cụ thể để giúp tăng hiểu biết và sự thích thú của trẻ.Đọc hiểu
Những trẻ đã biết đọc ngôn ngữ mẹ đẻ thường muốn tìm hiểu để đọc tiếng Anh. Các em đã biết cách giải mã các từ để nắm bắt được ý nghĩa, và nếu không được dạy cách làm việc với tiếng Anh, rất có thế trẻ sẽ sử dụng phương pháp đọc tiếng bản ngữ của mình để đọc tiếng Anh.
Trước khi hiểu được tiếng Anh, trẻ cần biết cách phát âm 26 chữ cái. Tiếng Anh có 26 chữ cái nhưng có đến khoảng 44 âm tiết (tiếng Anh chuẩn), việc dạy những âm tiết còn lại nên để đến khi trẻ đã làm quen với việc sử dụng và đọc tiếng Anh.
Bắt đầu đọc Tiếng Anh sẽ dễ dàng nếu trẻ biết về ngôn ngữ mà các em đang đọc. Nhiều trẻ tập đọc nhanh hơn và sẽ nhớ tốt hơn khi các em cùng đọc sách ảnh với người lớn, học câu có vần điệu.
Cho trẻ đọc những thứ mình thích để trẻ có cơ hội tự giải nghĩa từ ngữ. Một khi các em đã tạo cho mình một vốn từ để đọc hiểu, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn và sẵn sàng cho những phương pháp tiếp cận có cấu trúc hơn.
Sự khuyến khích của cha mẹ
Trẻ em cần cảm thấy mình đang tiến bộ, cần sự động viên cũng như khen ngợi khi hoàn thành tốt. Những điều này sẽ trở thành một động cơ thúc đẩy các em học tập.
Cha mẹ chính là những người lý tưởng nhất để động viên và giúp đỡ các em. Người lớn nên cùng học với trẻ ngay cả khi chúng ta chỉ có kiến thức tiếng Anh cơ bản.
Theo Giaoduc
Vượt thử thách thi IELTS cùng VUS Trước khi tham gia các vòng thi, trung tâm sẽ hỗ trợ cho các em kỹ năng học luyện thi IELTS và làm bài hiệu quả. Bạn muốn tìm hiểu về IELTS và thử sức với kỳ thi IELTS quốc tế hay thể hiện khả năng Anh ngữ tại một sân chơi lớn để giành giải thưởng hấp dẫn, có thể tham gia...