Trẻ trường công “gửi ké” trường tư ngày cận Tết
Hầu hết các trường mầm non công lập tại TPHCM không mở lớp trong tuần cận Tết, còn các trường tư thục lại “rộng cửa” đón cả học sinh bên ngoài.
Trường công nghỉ theo lịch
Năm nay, học sinh (HS) tại TPHCM được nghỉ Tết hơn 1 tháng (16 ngày). Đặc biệt là thời gian trước Tết, HS được nghỉ sớm (nghỉ từ 23 tháng Chạp), trong khi phụ huynh vẫn đi làm đến 28 – 29 Tết nên nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc trông con, nhất là ở lứa tuổi mầm non.
Chị Lê Minh An, có con học tại một trường mầm non công lập ở Q.1 cho biết, do lo lắng việc trông ngày ngày sát Tết nên từ tuần trước chị đã hỏi thăm giáo viên về dịch vụ này tại trường. Lúc đó trường chưa có lịch, mới đây chị An chính thức được biết, trường sẽ không mở lớp do số phụ huynh đăng ký gửi trẻ không trên 100.
Trẻ nghỉ sớm, phụ huynh phải xoảy xở nhiều cách “quản” trẻ trong tuần cận Tết.
“Giáo viên chỉ dẫn việc gửi trẻ sang trường tư cùng địa bàn nhưng hiện tôi vẫn đang cân nhắc xem có cách thu xếp nào thuận tiện hơn không. Mang cháu gửi sang một nơi mới chỉ mấy ngày tôi cũng không lo”, chị An nói.
Theo ghi nhận đến thời điểm này, hầu hết các trường mầm non công lập ở TPHCM sẽ nghỉ theo lịch Tết của Sở GD-ĐT, không mở lớp trông trẻ ngày cận Tết. Một vài trường vẫn đang xem xét số lượng phụ huynh đăng ký gửi trẻ để cân nhắc việc mở lớp hay không.
Bà Nguyễn Mai Hương, Phó phòng giáo dục Q.5 cho hay do nhu cầu phụ huynh đăng ký gửi trẻ không đủ để các trường mở lớp nên các trường công trên địa bàn không mở lớp. Bà Hương lý giải: “Việc mở lớp cận Tết tuy không áp dụng giáo trình dạy học nhưng đòi hỏi trường phải vẫn phải huy động cả bộ máy, nhân sự về giáo viên, bảo vệ, bảo mẫu, nhân viên vệ sinh, ban giám hiệu… Số lượng trẻ ít thì rất khó cho các trường mở lớp”.
Tương tự, tại Q.Gò Vấp, bà Bùi Thị Minh Nguyệt – Phó phòng Giáo dục cho hay đến nay phòng chưa nhận báo cáo cụ thể từ các trường nhưng cũng nắm được tình hình các trường công nghỉ theo lịch, không mở lớp trông trẻ. Tuy nhiên, nhà trường sẽ hướng dẫn phụ huynh có nhu cầu có thể đăng ký gửi sang các trường tư thục.
Trường tư “rộng cửa” đón trẻ
Video đang HOT
Nếu như trường công đóng cửa nghỉ đúng lịch vì gặp khó khăn trong việc tổ chức mở lớp thì hầu hết các trường tư thục đều “nới” thời gian trông trẻ đến sát ngày Tết, trong đó một số trường do thỏa thuận với phụ huynh học phí đã kéo dài đến ngày sát Tết. Các trường tranh thủ nhận thêm trẻ từ nơi khác vừa để hỗ trợ phụ huynh vừa tăng thêm thu nhập cho giáo viên làm việc trong những ngày này. Việc gửi con sang trường tư cận Tết được xem là một trong những biện pháp “cứu cánh” cho nhiều phụ huynh.
Nhiều trẻ trường công sẽ được “gửi ké” sang trường tư trước khi nghỉ Tết.
Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục ở Q.3 cho hay, lúc đầu trường dự định sẽ thực hiện nghỉ Tết theo lịch. Khi nhiều phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ những ngày sau đó và có cả một bộ phận phụ huynh ngoài trường cũng liên lạc hỏi về về dịch vụ giữ trẻ nên trường quyết định sẽ hoạt động đến 28 Tết.
Các trường mầm non như Hoa Mai (Q.5); Hoa Mặt Trời (Q.Tân Bình); Thần Đồng Đất Việt (Q.3); Sao, Mèo Con (Q.7); Sao Mai (Q.8); Sài Gòn , Lan Anh (Q.10)… đều nhận trông trẻ những ngày sát Tết. Trong đó có nhiều trường nhận trẻ trong mọi lứa tuổi nhưng một số trường do đặc trưng của mặt bằng, đội ngũ giáo viên, học sinh đang theo học tại trường nên ưu tiên nhận trẻ theo độ tuổi.
Về mức giá trông trẻ trong những ngày này, bà Mai Hương cho biết dịch vụ này sẽ do thỏa thuận giữ phụ huynh và nhà trường, mỗi trường sẽ có mức giá khác nhau tùy vào điều kiện của mình. Ngoài tiền ăn uống thì phí giữ trẻ có thể gấp đôi ngày thường, trong mức từ 40.000 – 50.000 đồng/cháu.
Ghi nhận, mức giá bình quân các trường tư thục trông trẻ tính cả tiền ăn, bồi dưỡng cho giáo viên giao động từ 100 – 200.000 ngàn đồng, tùy điều kiện, cơ sở vật chất của trường.
Trước lo ngại của nhiều phụ huynh khi phải gửi con sang trường tư chỉ trong những mấy ngày sát Tết, phụ trách bậc học mầm non nhiều quận cho hay phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm. Vì thời gian này chỉ có hoạt động giữ trẻ, không áp dụng giáo trình dạy học, trong khi chuyên môn và sự nhiệt tình của giáo viên với trẻ ở trường tư rất tốt.
Ngoài ra, ngành cũng yêu cầu các trường mở lớp và nhóm trẻ gia đình trong những ngày này dù được coi là “thời gian làm thêm” nhưng vẫn phải đảm bảo mọi an toàn cho trẻ theo đúng quy định.
Hoài Nam
Theo dân trí
Trường ngoài công lập khó tuyển sinh
Chiếm tới 50% tổng số trường THPT của Hà Nội nhưng các trường ngoài công lập chỉ tuyển được hơn 16,4% học sinh. Đã có 8/102 trường THPT ngoài công lập dừng hoạt động và đang được Sở GD-ĐT trình TP để giải thể.
Sau 20 năm hoạt động, nỗi lo bị đóng cửa vẫn thường trực tồn tại ở nhiều trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội do không tuyển được học sinh. Đến mức chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm 2013, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội phải trực tiếp làm việc với hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập để tìm cách giải bài toán khó khăn này.
Đứng trước nguy cơ đóng cửa
Toàn TP Hà Nội hiện có 102 trường ngoài công lập (8 trường tạm dừng hoạt động và 2 trường chưa hoạt động), tuyển được trên 10.000 học sinh, tức là mỗi trường chỉ tuyển được gần 120 em. Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết các trường công lập của TP mới chỉ có thể đáp ứng chỗ học cho khoảng 70% học sinh THPT. Trong bối cảnh đa phần nguyện vọng của học sinh thủ đô là được tiếp tục học phổ thông thay vì học nghề thì trách nhiệm của các trường ngoài công lập là rất lớn.
Nguồn tuyển trên lý thuyết là khá dồi dào vì có gần 30% học sinh không vào được các trường công lập. Tuy nhiên, trên thực tế, sự khan hiếm đầu vào đang khiến các trường lo ngại trước khả năng khó tồn tại khi số tiền đầu tư ở mỗi trường lên tới vài chục tỉ đồng. Lý giải cho tình trạng này, Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng cơ sở vật chất của các trường quá thiếu thốn.
Trường THPT Nguyễn Khuyến (TPHCM) - một trong các trường ngoài công lập có chất lượng. Ảnh: TẤN THẠNH
Hiện mới khoảng 20% trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội có cơ ngơi ổn định và xây dựng kiên cố, số còn lại phải đi thuê, mượn địa điểm. 40% trường chỉ có dưới 2 phòng học bộ môn, trong đó chủ yếu chỉ là phòng chứa đồ dùng học tập, 30% trường thiếu sân chơi, bãi tập cho học sinh, 14% phòng học là bán kiên cố, học tạm.
Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội Hoàng Cơ Chính cũng cho biết qua kiểm tra chuyên môn có thể thấy nhiều trường hệ thống sổ sách theo dõi chuyên môn, không đầy đủ, không có kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra hoạt động giáo dục của trường. "Hiệu trưởng không dự giờ của giáo viên thì làm sao nắm được chất lượng dạy học của trường mình?" - ông Chính nói.
Tuy nhiên, ông Vũ Văn Tiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Ngũ Lão, cho biết trường đã xây dựng khang trang trên diện tích hơn 8.000 m2 với 32 phòng học, đầy đủ phòng chức năng. Trung bình mỗi năm, trường tuyển khoảng 350 học sinh, năm học 2012-2013 chỉ tiêu tăng thêm được 70 em nhưng tập trung không đủ. Ngoài cơ sở vật chất, trường cũng bảo đảm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT luôn đạt trên 90%. "Ở đây rõ ràng không phải do chất lượng đào tạo mà là do học sinh đã vào học hết các trường công lập. Không có học sinh thì kinh phí đầu tư hàng chục tỉ đồng trở nên quá lãng phí" - ông Tiếu nói.
Theo lãnh đạo một số trường, do không tuyển đủ học sinh nên dẫn đến tình trạng không đủ kinh phí hoạt động, trả lương giáo viên, khó thu hút được giáo viên dạy giỏi.
Giảm chỉ tiêu các trường công lập
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết đang rà soát điều kiện tuyển sinh năm 2013 đối với các trường THPT ngoài công lập. Ông Nguyễn Hữu Độ cho hay trong giai đoạn hiện nay, các trường cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học để xứng đáng với chi phí phụ huynh học sinh bỏ ra, đồng thời giải quyết tình trạng kém sức hút, khan đầu vào. Cũng theo ông Độ, quan điểm của ngành là chỉ những trường ngoài công lập có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định mới được giao chỉ tiêu tuyển sinh.
Quan điểm này được khá nhiều hiệu trưởng tham dự hội nghị hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ủng hộ. Phần đông đều cho rằng sở cần đưa ra lộ trình thực hiện, trường nào không bảo đảm điều kiện hoạt động sau thời gian quy định sẽ phải giải thể, tránh tình trạng dàn trải, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng uy tín hệ thống ngoài công lập nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết sẽ thực hiện các biện pháp giảm dần sĩ số học sinh/lớp và số lớp/trường ở tất cả các cấp học của khối trường công lập từ năm học 2012-2013. "Việc giảm quy mô học sinh không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững mà còn là cơ hội để các trường ngoài công lập có cơ hội thu hút học sinh và khẳng định uy tín của mình" - lãnh đạo sở cho biết.
TPHCM: Buộc ngưng hoạt động nếu không đáp ứng yêu cầu
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, toàn TP có 85 trường ngoài công lập trong tổng số 182 trường THPT toàn thành. Chỉ trong 3 năm (2009 - 2011), TPHCM có thêm 36 trường THPT ngoài công lập được thành lập.
Trong hoạt động, nhiều trường dùng "chiêu trò" để câu học sinh mà không lo tập trung đầu tư cơ sở vật chất. Đợt kiểm tra ngẫu nhiên 30 trong tổng số 85 trường ngoài công lập của Sở GD-ĐT TPHCM vừa qua cho thấy nhiều trường đã không đầu tư nhiều về cơ sở vật chất dạy học. Ông Nguyễn Đình Thái Châu, Trưởng Phòng Kế hoạch tài chính (Sở GD-ĐT TPHCM), cho biết khi đăng ký thành lập, các trường cam kết sẽ đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất nhưng vẫn chưa thực hiện. Đa số các trường phải thuê mướn cơ sở, sân bãi. Có trường có đến 11 cơ sở nhỏ, nằm rải rác ở nhiều địa bàn khác nhau. Số trường có cơ sở vật chất tốt chưa đến 10, nhiều trường là nhà ở chuyển công năng nên không đáp ứng được quy chuẩn trường học. Có 18 trường diện tích quá nhỏ.
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, yêu cầu các trường tư phải rà soát lại, hoàn chỉnh cơ sở vật chất và trang thiết bị như đã cam kết. "Sở GD-ĐT có thể sẽ buộc trường ngưng hoạt động nếu không đáp ứng được yêu cầu cơ sở vật chất, nội dung và thời lượng của chương trình giảng dạy" - ông Chương khẳng định.
H.Lân
YẾN ANH
Theo Giao Duc
Tiêu cực đã vào nhà trường Trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương còn nhiều bất cập, "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", làm tiêu cực nảy sinh Sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về triển khai kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT,...