Trẻ trải nghiệm thế giới qua trại hè của Apollo English
Đại diện trung tâm cho biết, khóa học hè “So Wow This Summer” giúp trẻ học ngoại ngữ hiệu quả qua những câu chuyện, nhà thám hiểm truyền cảm hứng.
Bà Kate Steenkamp, Giám đốc phụ trách chất lượng học vụ Apollo English Việt Nam chia sẻ về khóa học hè “So Wow This Summer”.
- Thưa bà, trẻ có thể trải nghiệm thế giới xung quanh như thế nào qua chương trình hè của Apollo English?
- Trải nghiệm thế giới xung quanh là khái niệm vĩ mô và mới mẻ đối với trẻ em Việt Nam, nhưng lại đang trở thành xu hướng giáo dục hiện đại dành cho trẻ em tại Anh, Mỹ, Australia và các nước châu Âu. Thay vì để trẻ vui chơi tự do suốt mùa hè, Apollo English thiết kế ra những chương trình đặc biệt mang tên “So Wow This Summer” để trẻ có mùa hè bổ ích, đầy năng lượng. Cụ thể, trẻ sẽ được truyền cảm hứng từ các nhà thám hiểm để khám phá thế giới và học hỏi mỗi ngày với những nội dung học tập phù hợp.
- Điểm hấp dẫn nhất của chương trình là gì, thưa bà?
- Điểm đặc biệt và mới lạ nhất của mùa hè năm nay tại Apollo là các em được học trực tuyến với các nhà thám hiểm danh tiếng như Joel Sartore – nhà thám hiểm chuyên nghiên cứu về động vật hoang dã; Annie Griffiths – nữ nhiếp ảnh gia đầu tiên của National Geographic, hay Archana Anand – nhà sinh vật học biển.
Thông qua những dự án thực hiện mỗi tuần tại Apollo, học viên sẽ được khám phá nhiều bài học bổ ích về cuộc sống dưới sự hướng dẫn trực tuyến của các nhà thám hiểm. Đây là nội dung mà Apollo English đặt hàng với National Geographic Learning dành riêng cho mùa hè này.
Ngoài ra, trẻ còn được khuyến khích tham gia các buổi dã ngoại, cuộc thi hùng biện tiếng Anh, cuộc thi tìm kiếm tài năng Apollo, Summer Gala, các sự kiện với diễn giả quốc tế để có thể sử dụng tiếng Anh trong môi trường thực tế.
Một tin mới nữa là nhà thám hiểm Archana Anand sẽ đến Việt Nam vào cuối tháng tư tới để giao lưu với học viên Apollo tại Hà Nội và TP HCM. Khép lại mùa hè Wow sẽ là một đêm Apollo Summer Gala sôi động với màn trình diễn đặc biệt từ một nghệ sĩ khách mời quốc tế.
Apollo kết hợp cùng National Geographic Learning ra mắt chương trình tiếng Anh hè.
- Thưa bà, mục tiêu Apollo hướng tới sau khi trẻ tham gia chương trình hè “So Wow This Summer” là gì?
Video đang HOT
- Chúng tôi hướng đến việc giúp trẻ nhanh chóng thông thạo và tự tin khi sử dụng tiếng Anh, bên cạnh đó là phát triển kỹ năng tương lai thông qua các hoạt động đa dạng.
Cụ thể trẻ được trang bị các nhóm kỹ năng quan trọng đầu đời gồm: sáng tạo, nhận biết môi trường xung quanh, ngôn ngữ và đọc viết, vận động, số học, nhận biết xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.
Học sinh Apollo English giao lưu cùng nhiếp ảnh gia đến từ National Geographic Learning mùa hè 2018
- Ý tưởng kết hợp với National Geographic Learning ra mắt chương trình tiếng Anh hè xuất phát từ đâu?
- Chúng tôi có những chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu làm việc nhiều năm trong ngành giáo dục. Các chuyên gia của chúng tôi nhận ra, một đứa trẻ được phát triển toàn diện khi chúng có kiến thức về thế giới xung quanh, có khả năng biểu đạt cảm xúc tốt và có có những hiểu biết nhất định về xã hội.
Câu hỏi đặt ra là cần có một chương trình học tập đủ thú vị để khuyến khích trẻ học tập hiệu quả mà vẫn có một mùa hè hứng khởi. Chúng tôi đã cân nhắc nhiều đối tác trước khi quyết định National Geographic Learning là đối tác chiến lược. Đây cũng là nhà xuất bản hàng đầu thế giới có chung quan điểm và tầm nhìn với chúng tôi đó là “Đào tạo công dân toàn cầu và thúc đẩy sự thịnh vượng”.
Tham gia khóa học hè, các em được trải nghiệm thế giới xung quanh, trang bị những kiến thức và kỹ năng của công dân toàn cầu.
- Lịch trình cụ thể của khóa học hè như thế nào, thưa bà?
- Lịch trình của trẻ sẽ bắt đầu từ 8h-17h các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu dịp hè. Không giống người lớn, trẻ học khi chơi và học hiệu quả nhất khi trẻ vui vẻ và ham thích. Chúng tôi tin rằng “So Wow This Summer” sẽ mang đến cho trẻ một mùa hè nhiều niềm vui và thoải mái.
Thế Đan
Theo VNE
Bí ẩn tảng băng màu xanh ngọc nổi tiếng tại Nam Cực sắp có lời giải
Băng mà lại có màu xanh lục? Màu sắc này ở đâu ra vậy?
Ai cũng biết băng trôi thường xuất hiện với màu trắng hoặc xanh lam trên mặt biển. Vậy nên vào đầu thế kỷ 20, các nhà thám hiểm đã rất bất ngờ khi phát hiện những tảng băng có màu xanh lục (xanh lá cây) tại Nam Cực - một trong những vùng đất vẫn còn bí ẩn với loài người thời đó.
Tảng băng xanh tại biển Weddell năm 1985
Những tảng băng mang màu sắc đặc biệt này là thứ đã thu hút rất nhiều du khách và giới khoa học đến tìm hiểu trong hàng thập kỷ, nhưng bí mật đằng sau thì mãi vẫn chưa được tìm ra.
Dù vậy thì mới đây, các chuyên gia có vẻ như đã tìm ra câu trả lời rồi.
Hành trình đi tìm bí ẩn
Nhiệm vụ truy tìm nguyên nhân gây ra màu sắc bí ẩn của tảng băng đã bắt đầu từ năm 1988, trong chuyến thám hiểm Nam Cực của người Australia. Khi ấy, nhà khoa học sông băng Stephen Warren từ ĐH Washington đã trèo lên một tảng băng xanh để có cái nhìn rõ ràng hơn.
'Thứ gây ngạc nhiên nhất không nằm ở màu sắc, mà ở độ trong của nó. Bên trong không có bất kỳ bong bóng nào nổi lên,' - Warren cho biết
'Những tảng băng bắt nguồn từ tuyết; và vì tuyết khi dồn quá nhiều sẽ trở nên quá nặng và nén lại, khiến không khí bên trong trở thành bong bóng. Và vì băng trôi có rất nhiều bong bóng, nên màu sắc của chúng thường sáng nhưng mờ đục.'
Băng xanh lục thì khác. Chúng không có bong bóng bên trong, nên có thể không phải bắt nguồn từ các dòng sông băng như bình thường. Warren sau đó đã lấy một mẫu băng từ thềm băng Amery phía Đông Nam Cực để so sáng. Kết quả, băng xanh lục được tạo thành từ nước biển, không phải từ sông băng.
Nhưng kể cả là băng tạo thành từ nước biển, thì thông thường chỉ có màu trắng hoặc xanh lam hoặc có sọc bên trong. Còn màu xanh lục như vậy là rất hiếm. Ban đầu, Warren nghĩ rằng nguyên nhân là do nước biển bị ô nhiễm, có thể chứa các hạt vi nhựa bên trong, hoặc xác động thực vật. Tuy nhiên sau khi xét nhiệm, cả 2 loại băng đều có chung thành phần hữu cơ bên trong.
Phải đến thời gian gần đây, Warren mới đưa ra được một ý tưởng khác. Mọi chuyện bắt nguồn từ nhà nghiên cứu hải dương học Laura Herraiz-Borreguero tại ĐH Tasmania, khi cô nhận ra lõi của thềm băng Amery có chứa hàm lượng sắt cao gấp 500 lần lớp băng phía trên.
Warren lúc này nảy ra ý tưởng rằng, phải chăng các oxide sắt đã biến một tảng băng màu xanh lam trở thành xanh lục? Và nếu đúng, lượng sắt ấy đến từ đâu, khi đây vốn là một nguyên tố khá hiếm trên các đại dương?
Ông cho rằng câu trả lời nằm ở cái gọi là 'bột băng' - loại bột hình thành khi các tảng băng trôi trượt trên thềm băng. Các hạt băng giàu sắt vì thế đã chảy xuống các đại dương, trôi xuống dưới thềm băng, và rồi hình thành băng trôi màu xanh lục.
Nếu được xác nhận, đây là một phát hiện quan trọng để duy trì sự sống trên đại dương. Sắt là nguyên tố cần thiết đối với sinh vật sống. Nếu băng trôi đưa sắt từ Nam Cực xuống Nam Đại Dương, thì đây là quá trình quan trọng với sinh vật biển.
'Sắt là nguyên tố dinh dưỡng cần cho phù du tại Nam Đại Dương, nên các chuyên gia hải dương học luôn phải theo dõi nguồn sắt trong nước biển tại đây,' - Warren cho biết.
'Các sinh vật phù du giống như lớp nền của chuỗi thức ăn tại vùng biển này. Chúng có thể quang hợp, loai bỏ CO2 ra khỏi nước, nên cũng cực kỳ quan trọng với hệ sinh thái toàn cầu. Khi khí hậu nóng lên, băng tan ra quá nhiều, cũng có nghĩa là băng trôi sẽ ít hơn, và ít sắt được chuyển đến đây hơn.'
Để xác nhận giả thuyết, đội nghiên cứu đang thực hiện các phân tích kỹ càng hơn để đánh giá lượng carbon hòa tan theo độ sâu của nước, cũng như nồng độ sắt trong đó. Trong tương lai, chúng ta sẽ có những nghiên cứu chính xác hơn, và hãy chờ xem khoa học sẽ làm gì với nó.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Geophysical Research: Oceans.
Theo m.netnews.vn
Nơi cứ một người thân qua đời là phụ nữ phải cắt đốt ngón tay để xua đuổi tà ma Ở bộ lạc bí ẩn này, khi một người thân trong gia đình mất đi, phụ nữ sẽ phải cắt đốt ngón tay để xua đuổi tà ma và thể hiện lòng thương tiếc với người quá cố. Dùng dao đá cắt ngón tay Hầu hết chúng ta đều đau buồn khi người thân qua đời nhưng với phụ nữ thuộc bộ tộc...