Trẻ quen với điểm 10, ra ngoài làm gì cũng dễ… nản
Quen với điểm 10, thành tích nên ra ngoài cái gì không “toàn diện” là hụt hẫng, chán nản…
Nhiều vấn đề nhức nhối liên quan đến giáo dục, sự phát triển của thế hệ trẻ được bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, người sáng lập Trường ngoại khóa TOMATO chia sẻ tại Ngày hội Trẻ em Việt Nam DFC 2019 vừa diễn ở TPHCM.
Đó không chỉ là chuyện của trẻ em mà còn là bức tranh của mỗi người lớn chúng ta.
Áp lực làm gì cũng phải đạt điểm 10
Bà Uyên Phương cho biết, khi một nhóm các em nhỏ thực hiện dự án dự án kêu gọi các hàng quán hạn chế dùng rác thải nhựa, các em tỏ ra rất chán nản, bi quan.
Trẻ em Việt chủ yếu quan tâm nhiều đến việc học hoặc xem điện thoại, Ipad
Hỏi ra thì hay, các em gửi đi 6 bức thư đến các nơi và “Tụi con nhận được có 2 thư trả lời thôi”. Các em buồn chán, thất vọng. Trong khi 2 phản hồi trong 6 lá thư kêu gọi đã là một kết quả quá tốt.
Nhiều dự án khác, các em cũng chung tâm trạng này. Hầu như học sinh Việt đã quá quen với việc làm gì cũng phải đạt điểm 10 nên cái gì không như ý là mất tinh thần, chán nản.
Các em bị áp lực thành tích và quen với điều đó, làm gì cũng phải đạt được cho bằng hết. Từ đó, thường chạy theo các giải pháp lớn lao, cao xa mà quên rằng chỉ cần đạt được một kết quả nhất định đã là rất tốt.
“Con thấy lo lắng việc học”
Bà Uyên Phương bộc bạch, đưa tư duy kiến tạo (các bước cảm nhận – tưởng tượng – hành động – chia sẻ) về Việt Nam khó nhất là bước cảm nhận. Bước này thực hiện ở Việt Nam khó và tốn thời gian gấp 3 – 4 lần so với giáo án gốc của thế giới.
Video đang HOT
Trẻ em tham gia ngày hội làm sạch đường phố tại TPHCM
Trước câu hỏi, con bận tâm, trăn trở đến vấn đề gì của thế giới, có mong muốn gì, trẻ em các nước nói ra vấn đề đó rất tự nhiên. Có thể các em sống trong một cộng đồng có ý thức lớn về các vấn đề xung quanh cuộc sống của mình.
Nhưng với trẻ em Việt Nam, sự vô cảm đã được nhắc đến nhiều là có thật. Hầu hết các em nói: Con không biết, Con không trăn trở điều gì hết, con thấy lo lắng việc học, học nhiều quá; hay có nhiều em ước… được chơi điện thoại, Ipad thật nhiều.
Người Việt khó nhất là học lắng nghe
Bà Uyên Phương kể, tại Hội nghị Trẻ em Thế giới 2018 ở Đài Loan, các em trong đoàn Việt Nam rất lo lắng, tự ti. Các em thể hiện, trình bày dự án của mình rất tốt. Nhưng vừa rời sâu khấu, các em đều bàng hoàng hỏi: Mọi người vỗ tay cho dự án tụi con thật đó hả? Mọi người cười khi tụi con diễn hài kịch thật ư?
Các em không tin, mọi người, lại là người lớn, đang lắng nghe mình. Việc người lớn dành thời gian, tâm trí để lắng nghe các con cực kỳ thiếu ở Việt Nam.
Con trẻ thiếu được lắng nghe và học cách lắng nghe (Ảnh phụ huynh cùng con tham gia Ngày hội Trẻ em)
Hội nghị trẻ em ở các nước có thể phải mua vé mới vào được nhưng ở Việt Nam, bà Uyên Phương cho biết đi mời và vận động phụ huynh đưa con đến tham gia rất cực khổ. Phụ huynh hỏi: Con tôi có được làm gì không, có lên sâu khấu không. Còn đến ngồi dưới để nghe người khác là thì thôi, không đi.
Phụ huynh không có thói quen để trẻ giao lưu, lắng nghe bạn bè chứ chưa nói đến việc người lớn lắng nghe trẻ nhỏ.
Không được lắng nghe, trở thành điểm yếu của trẻ em Việt khi các em mất đi sự tự tin, không dám bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng.
Muốn người khác “phải”, ít chú ý trách nhiệm của mình
Bà Uyên Phương đưa ra ví dụ, bà từng tổ chức một cuộc họp ở doanh nghiệp, mà khi nhìn kế hoạch toàn là Em đề nghị bộ phận này phải làm thế này, bộ phận kia phải làm thế kia, bộ phận khác phải làm thế nọ… , chứ không phải là bản thân mình sẽ.
Trong 10 vấn đề tồn tại, ít nhất cũng có 1 – 2 vấn đề do chính bản thân mình. Nhưng chúng ta thường chỉ than vãn, kêu ca và giải pháp thì… chỉ tập trung vào việc muốn người khác phải thế này, muốn họ phải thay đổi.
Trong khi, mình không thể thay đổi lời nói, hành động, ý nghĩ, ý tưởng của người khác nhưng ý tưởng, hành động, ý nghĩa, lời nói… của bản thân lại nằm trong chính khả năng. Trước hết hãy thay đổi từ những điều gì mà ta có thể tác động được. Phải thấy được năng lượng “Tôi có thể” làm được điều gì dù nhỏ bé.
“Như trong giáo dục, nhiều thứ ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, chúng ta chưa thay đổi được như chương trình, thi cử… Nhưng thầy cô, bố mẹ hoàn toàn có thể khuyến khích trẻ tư duy, sáng tạo, hỗ trợ các dự án; chưa thể thay đổi thay đổi cách học thông qua nhiều cách”, bà Uyên Phương gợi mở.
Theo Hoài Nam/Dân Trí
Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường
The Plastic Hero là một dự án về môi trường được thành lập tháng 4/2019 với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là các em nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải nhựa.
Từ đó, tạo nguồn động lực và có ý nghĩa rất lớn cho các bậc phụ huynh khuyến khích con em họ về trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Gian hàng trưng bày các sản phẩm tái chế từ nhựa.
Sáng 28/7, tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã diễn ra hội chợ đồ tái chế các sản phẩm từ nhựa. Nhóm học sinh lớp Lý 1 khóa 1720 của trường đã xây dựng dự án "The Plastic Hero" - một dự án bảo vệ môi trường, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa. Tổ chức hội chợ lần này cũng là một trong 3 giai đoạn chính của dự án được các em triển khai.
Tại hội chợ, rất nhiều các hoạt động diễn ra sôi nổi, hào hứng. Một trong các hoạt động chính đó là lớp học hướng dẫn trẻ em làm đồ tái chế được các bạn nhỏ rất thích thú và hưởng ứng nhiệt tình.
Các em được dạy cách tái chế các vật liệu, các đồ dùng nhựa bỏ đi thành các sản phẩm hữu dụng trong đời sống thường ngày như ống hút được làm thành những bông hoa, lọ hoa, chai nhựa được tái chế thành ống đựng bút, tạo hình thành các con vật rất ngộ nghĩnh..., qua đó phần nào giúp các em nhỏ hiểu và ý thức hơn về rác thải nhựa. Các sản phẩm do các em làm sẽ được mang về sử dụng hoặc sẽ bán trong gian hàng sản phẩm thân thiện môi trường với mục đích từ thiện.
Các tình nguyện viên hướng dẫn các em nhỏ làm đồ tái chế từ chai nhựa.
Dự án The Plastic Hero dù mới chỉ hoạt động được vài tháng nhưng với sự nhận thức và tinh thần làm việc hăng say các em đã thu hút được một lượng lớn trên fanpage, rất nhiều các bài viết được chia sẻ về thực trạng môi trường của Việt Nam nói chung và vấn đề rác thải nhựa nói riêng.Ngoài ra, dự án còn thu hút các tình nguyện viên từ nhiều lứa tuổi của các trường THCS,THPT, đại học từ rất nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, các bạn du học sinh nhiệt tình tham gia. Trong nhiều ngày trước khi diễn ra hội chợ, các bạn tình nguyện viên còn gửi rất nhiều nguyên liệu đến để cùng nhau làm các sản phẩm mang ỹ nghĩa tái sử dụng các đồ nhựa, giảm thiểu được việc thải ra các đồ bỏ đi.Bạn Nguyễn Quốc Trung - Phó trưởng Ban Dự án The Plastic Hero chia sẻ:
"Sau buổi hội chợ tái chế các sản phẩm nhựa hôm nay, chúng em mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp cho mọi người, nhất là các em nhỏ sẽ thay đổi nhận thức về việc sử dụng đồ nhựa, đưa ra các biện pháp như tái chế đồ nhựa dùng một lần, giảm thiểu tối đa sử dụng và nên dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Em hy vọng, các em học sinh khóa sau của trường cũng như các bạn học sinh trên địa bàn TP, cả nước sẽ tiếp tục truyền tải các dự án như này để mỗi ngày chúng ta sẽ giảm bớt được rác thải nhựa ra môi trường".
Bạn Nguyễn Quốc Trung - Phó Trưởng ban Dự án The Plastic Hero.
Cũng ở một góc khác trong hội chợ là khu trao đổi, mua bán các sản phẩm tái chế do ban tổ chức và tình nguyện viên chuẩn bị. Tại đây, mọi người có thể trao đổi sách truyện cũ để lấy các sản phẩm handmade hoặc mua trực tiếp bằng tiền. Bên cạnh đó, gian hàng bán các sản phẩm thân thiện với môi trường, bao gồm ống hút tre và túi vải tự thiết kế đang thu hút rất đông các bạn trẻ. Những chiếc túi rất tiện lợi có thể dùng khi các bà, các mẹ đi chợ sẽ giảm bớt việc sử dụng túi ni long, hay chiếc ống hút bằng tre sẽ được dùng thay thế cho ống hút nhựa...
Thành công của dự án lần này không thể không kể đến sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, những người luôn đồng hành cùng các con trong mọi hoạt động. Chị Trần Thị Hồng Vân (phụ huynh học sinh lớp Lý 1) chia sẻ: "Tôi rất ủng hộ các con trong dự án lần này, mặc dù còn bận việc học nhưng các con bỏ ra rất nhiều công sức, tâm huyết để muốn truyền cảm hứng cho mọi người, nhất là các em nhỏ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy thay đổi nhận thức bằng những việc làm nhỏ để cùng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường".
Điều đặc biệt và có ý nghĩa rất thiết thực tại dự án The Plastic Hero nói chung và Hội chợ lần này là toàn bộ kinh phí thu được tại dự án sẽ dùng vào mục đích từ thiện xã hội như tặng quà cho các công nhân vệ sinh môi trường, người vô gia cư... Dự án còn nhận được sự quan tâm động viên, hỗ trợ về mặt chuyên môn từ Tổng cục Môi trường và lãnh đạo Tổng cục Môi trường chúc dự án ngày càng phát triển, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng.
Theo kinhtedothi
Hãy sẵn sàng cho ngày khai giảng không bóng bay Những ngày vừa qua, bức thư của học sinh Nguyễn Nguyệt Linh (lớp 5M2, trường Marie Curie, Hà Nội, chuẩn bị học lớp 6) đã "đánh thức" người lớn, nhất là các thầy cô hiệu trưởng, về tác hại của rác thải nhựa từ bóng bay. Cần tạo thói quen khai giảng không có bóng bay - Đào Ngọc Thạch Bóng bay, một...