Trẻ nhập viện vì… luyện chữ đẹp

Theo dõi VGT trên

Thời gian gần đây, không ít phụ huynh đổ xô cho con đi luyện viết chữ đẹp. Chưa biết tác dụng của việc làm này đến đâu nhưng nhiều trẻ đã phải nhập viện do không chịu được áp lực tâm lý.

Người bảo cần, người nói không

Chị Hoàng Cẩm Anh (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) có cậu con trai mới vào lớp 1 tâm sự, dù mới là năm học đầu tiên nhưng hàng ngày con trai chị phải tập viết khá nhiều. Cháu không chỉ tập viết ở lớp mà buổi tối nào khi về nhà, cũng phải luyện viết thêm 1 trang vở nữa. Thời gian đầu khi viết bút chì, mỗi khi viết sai hay viết xấu, con trai chị Cẩm Anh lại tẩy đi viết lại, nhưng nay do đã viết bút mực nên khi viết bị lỗi cu cậu rất lo sợ thậm chí nhiều lần còn định xé vở: “Hầu như tối nào cháu cũng phải cặm cụi viết đến khuya nên hết kêu mỏi tay lại đau cổ. Tôi bảo con không cần viết nữa thì cháu khăng khăng viết hết vì sợ cô phạt. Cháu còn muốn đi luyện chữ thêm vì “các bạn trong lớp đã đi học hết, chữ đẹp nên toàn được cô khen”. “Chắc sẽ phải đăng ký cho con đi luyện chữ” – chị Cẩm Anh than phiền.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, một tuần 3 buổi, sau khi đón con ở trường về, chị Đào Thị Phương ở khu đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính, quận Thanh Xuân lại tất tả đưa cô con gái đang học lớp 2 đến trung tâm luyện viết chữ. Chị Phương cho biết, so với các bạn trong lớp, con gái chị chỉ đứng ở tốp giữa, chữ viết tuy rõ ràng nhưng chưa đẹp nên ảnh hưởng đến thi đua chung của lớp, bị cô phàn nàn suốt. “Tôi chỉ sợ nếu không được luyện chữ sớm, con sẽ viết cẩu thả rồi hỏng chữ nên đã đăng ký cho cháu luyện chữ thêm ở trung tâm. Cháu không thích nhưng không dám trái lời mẹ nên miễn cưỡng đi học. Thôi thì được chữ nào hay chữ đấy” – chị Phương lo lắng.

Trẻ nhập viện vì... luyện chữ đẹp - Hình 1

Điều quan trọng nhất với trẻ khi tập viết là cầm bút và ngồi viết đúng tư thế

Đối lập với quan điểm trên, một số phụ huynh lại cho rằng việc cho con luyện chữ đẹp là không cần thiết. Họ khẳng định, đối với trẻ, điều quan trọng nhất là cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng đắn, còn chữ đẹp hay xấu là thuộc về… năng khiếu của từng em. “Vợ chồng tôi chỉ yêu cầu con viết chữ rõ ràng, sạch sẽ là được, còn chữ có đẹp đến mấy mà viết quá chậm cũng không ổn. Theo tôi, bản chất của các cuộc thi viết chữ đẹp là tốt song vấn đề nằm ở chỗ nó có biểu hiện bệnh chạy theo thành tích của một số trường. Hiện tượng học sinh xé vở khi viết sai, viết lỗi là hệ quả của căn bệnh đó”- anh Lê Trung Thắng ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa bày tỏ quan điểm.

Không nên làm khổ trẻ

Thông thường, vào cuối năm học, các phòng giáo dục sẽ tổ chức thi vở sạch chữ đẹp tại các trường. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – một giáo viên Tiểu học quận Ba Đình đã nghỉ hưu cho rằng, để tìm được “gà nòi”, ngay từ đầu năm lớp 1, giáo viên chọn ra khoảng 3, 4 em có nét chữ đẹp để tập trung rèn. Do vở sạch chữ đẹp là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên và nhà trường nên nhiều thầy, cô đã phải tìm mọi cách để đạt được khiến cả cô và trò đều mệt nhoài. Để khắc phục tình trạng này, mỗi thầy cô cần hiểu rằng mục tiêu chính của môn Tập viết là thanh toán chữ xấu chứ không phải yêu cầu tất cả các em đều viết chữ đẹp. Do vậy, học sinh chỉ cần viết chữ đúng chính tả, ngữ nghĩa, đủ nét, đủ dấu là được. Nhà trường và phụ huynh chỉ nên coi viết chữ đẹp là một hoạt động ngoại khóa, khuyến khích học đối với những em có năng khiếu.

Cũng theo bà Hòa, không ai có quyền ép trẻ phải luyện chữ và các thầy cô cũng không đủ sức làm việc đó. Có một thực tế đáng buồn là không ít phụ huynh nhận thức về điều này không đầy đủ nên đã tìm mọi biện pháp bắt con phải ra sức luyện viết chữ đẹp. Điều này trở thành phản tác dụng bởi nếu bị o ép quá trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực, không muốn đến trường.

Còn theo bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu – Bệnh viện E, việc phải luyện viết chữ thường xuyên, trong thời gian dài sẽ khiến mắt trẻ quá tải, ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực, dẫn đến cận thị, loạn thị. Bên cạnh đó, nếu ngồi không đúng tư thế, trẻ sẽ có nguy cơ bị đau cơ, ảnh hưởng tiêu cực đến xương, đặc biệt là cột sống. Do vậy, với những trẻ chưa vào lớp 1, phụ huynh nên cho trẻ vừa học vừa chơi, nhận biết con chữ, con vật bằng những dụng cụ hoạt hình. Việc rèn chữ cho trẻ phải dựa trên khả năng của từng em chứ không nên gượng ép. Bởi với trẻ dưới 6 tuổi, hệ thống cơ xương khớp ở tay chưa phát triển thành thục nên việc luyện chữ nhuần nhuyễn theo các ô ly là rất khó khăn. Còn với trẻ đã đi học, việc phải luyện viết ngoài giờ sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, sợ đi học. Khi bị ép quá, trẻ thường biểu hiện căng thẳng, toát mồ hôi, đau bụng và ngủ mơ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

Video đang HOT

Do đó, để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, các bậc cha mẹ và nhà trường không nên ép con đi học luyện chữ đẹp, kẻo “lợi bất, cập hại”.

Theo Huệ Linh (An ninh Thủ đô)

Mối lo thật sự từ phong trào luyện chữ đẹp

Luyện chữ đẹp khi đó không chỉ là phong trào - tự phát hoặc có chỉ đạo - mà đã do một triết lý - có gốc rễ rất sâu ở giới quản lý chi phối. Đây mới là mối lo thật sự" - độc giả Lãnh Nguyên nêu ý kiến khi tham gia diễn đàn "viết chữ đẹp: thế nào là đủ"?

Câu hỏi thời sự

Đi học, biết chữ, là để đọc lên, viết ra. Nhưng viết bằng bút hay bằng máy tính? Câu hỏi này chưa cần trả lời ngay.

Còn câu hỏi thời sự là: Bọn trẻ hiện đang tập viết (kể cả đang "luyện chữ" để tạo "nết người"); vậy 15 hay 20 năm nữa các cháu sẽ ứng dụng ra sao cho bõ cái công khổ luyện hôm nay?

Dù thờ ơ hay day dứt với câu hỏi, chúng ta vẫn phải xuất phát từ thực tế đất nước. Nước Việt Nam ta vẫn là nước nghèo, chưa thể so sánh với Mỹ, Anh hay Đức..., không thể quá sốt ruột khi thấy những nước này bắt đầu lộ trình thay hẳn chữ viết tay kiểu uốn lượn, mềm mại, bằng thứ chữ "giống chữ in" - để có thể viết nhanh và dễ đọc (thì giờ tập viết dôi ra sẽ dành cho kỹ năng sử dụng bàn phím). Nói khác, vẫn phải tạm để bọn trẻ nước ta tập viết như hiện nay. Vấn đề là chúng cần tập viết tới mức nào và còn kéo dài bao lâu nữa?

Dẫu sao, các bậc cha mẹ - nếu định lo xa cho con cái - bắt buộc phải tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. Và phải có những chữ "nếu" để cân nhắc các trường hợp, vì ai mà dám chắc con cái mình sẽ làm nghề gì sau này?. Nhưng dù "nếu" gì đi nữa, thì 15 hay 20 năm tới máy tính cũng phổ biến, dễ mua và rẻ gấp 5 hay 10 lần bây giờ - nhất là khi so với ngân quỹ gia đình thời đó. Vấn đề là khi đó, con cái chúng ta (ngoài năng lực viết tay), liệu đã quen dùng cả 10 ngón tay để bắt cái bàn phím phải dốc hết năng lực hầu hạ mình hay chưa?. Xin nhớ, bọn trẻ có khả năng mau thuộc (nhanh hơn người lớn) cách dùng cả 10 ngón tay để gõ chữ. Lợi thế của tuổi trẻ là vậy. Chưa cần nói, nếu sử dụng thành thạo bàn phím, con cái chúng ta còn đủ sức tận dụng năng lực vô hạn của chiếc máy tính tương lai - tuy rất gọn nhẹ, rẻ tiền, nhưng có sức mạnh gấp bội so với những máy tốt nhất hôm nay.

Mối lo thật sự từ phong trào luyện chữ đẹp - Hình 1

Luyện chữ đẹp thế nào là đủ với học sinh tiểu học (Ảnh minh họa)

Câu trả lời liệu đã dứt khoát?

Chưa thể biết nghề nghiệp tương lai của một học sinh tiểu học, ta vẫn có thể dùng "nếu" để quyết định con cái mình sẽ đầu tư công sức tập viết "chữ đẹp" tới mức nào...

- Nếu sau này đứa con may mắn trở thành người phải viết những bản thảo hàng trăm hoặc ngàn trang để xuất bản, thì viết tay không thể đắc dụng. Mà càng nắn nót để viết cho đẹp sẽ càng tốn thì giờ, vô bổ. Chẳng qua, đó chỉ là lao động chân tay. Nó lạm vào thì giờ tư duy sáng tạo.

- Nếu cha mẹ hy vọng đứa trẻ sẽ trở thành nhà thư pháp, sống bằng nghề (không phải nghiệp dư, hay thú vui)? Trường hợp này, càng cần sớm đánh giá nghiêm chính năng khiếu đứa con mình. Mà chỉ năng khiếu cũng vẫn không đủ, còn phải biết chắc rằng con mình có một năng lực thiên phú, thiên bẩm (trời cho) mới dám quyết định. Chữ thư pháp không chỉ đẹp, còn phải mỹ thuật, bay bổng, toát lên vẻ đẹp cao thượng... Bán chữ kiếm sống thời nay không dễ...

- Nếu khả năng viết chỉ được dùng để ghi ra mảnh giấy những việc cần làm trong ngày (lắm việc tới mức không nhớ nổi), hoặc danh sách thức ăn cần mua cho bữa tiệc sinh nhật, cho mâm cỗ ngày giỗ... (loại này, mỗi năm sài vài lần là nhiều)... Đôi khi đó chỉ là mảnh giấy cài lên cánh cửa để dặn dò đứa con vài điều phải làm... Loại chữ cho việc này cần luyện tới mức nào?

- Để viết đơn xin việc? Liệu khi đó nhà tuyển dụng có còn dựa vào chữ viết để suy ra "nết người" - như ta nghĩ hôm nay? Nếu chỉ nhờ "chữ tốt" mà trở nên thành thạo trong việc "viết đơn xin việc" thì thật... bất hạnh. Năng lực ra sao mà con người này cứ phải viết hết đơn này tới đơn khác - tới mức thành thạo?

- Xin các bậc cha mẹ cứ "nếu" tiếp, để có quyết định phù hợp cho đứa con mình.Và, cái tiêu chuẩn "đủ nét, đủ dấu và viết nhanh" (như có người đề xuất) có phù hợp cho số học sinh đông đúc tới nhiều triệu?.

Cân bằng suy xét, không nghiêng sang một cực

Không chấp nhận luyện chữ có nghĩa là... mặc kệ cho con em chúng ta viết chữ xấu (!). Sao có thể suy nghĩ thiếu cân bằng như vậy?. Thế giới muôn màu, sao cứ tự ý đề ra quy tắc cực đoan: "nếu không trắng, tức là đen" (?!).

Mục tiêu "cứng" của môn Tập Viết là thanh toán chữ xấu cho cả lớp, cả trường. Thầy cô có nghĩa vụ như vậy, không châm chước. Còn "viết đẹp" là mục tiêu "mềm", không thể dành cho cả lớp, cả trường. Và không thuộc trách nhiệm của thầy cô.

Nói cho công bằng, việc đầu tư thêm công sức và thời gian để "luyện chữ" (ngoài thời gian quy định "tập viết" trong chính khóa) là quyền riêng tư, không ai có thể cấm đoán. Những người có năng khiếu cứ việc lập câu lạc bộ, cứ luyện, cứ thi. Và có giải. Bên cạnh nó là những câu lạc bộ Toán, Văn, Sử, Địa... Rất đáng khuyến khích.Nhưng cũng không ai được phép cưỡng ép các cháu luyện chữ, buộc các cháu phải tham gia câu lạc bộ, này hay khác.

Có một số thầy cô thừa sức luyện chữ đẹp cho học sinh lớp mình; nhưng cũng có nhiều thầy cô không đủ sức làm việc đó. Đây là việc tùy tâm, không ai dám bắt buộc các thầy cô. Nhưng tất thảy mọi thầy cô đều phải có bốn phận (trách nhiệm) dạy cho 100% học sinh lớp mình tập viết chữ không xấu - tức là đủ nét, đủ dấu, dù viết nhanh. Xin hãy cân nhắc giữa gây dựng "phong trào chữ đẹp" với "phong trào thanh toán chữ xấu". Giá mà... làm được cả hai thì còn gì bằng. Vấn đề là nếu chỉ làm được một, thì sao? Chọn cái nào?

Cái gì làm chúng ta thật sự lo lắng

Đã có nhiều trường hợp (báo chí nêu) thầy cô động viên (bắt buộc?) cả lớp dự thi "chữ đẹp", tới mức tháo vở, xé trang (để thay những tờ viết chưa đẹp hoặc lỡ dây bẩn)... và cháu chữ đẹp phải "tương trợ" (viết thay) cháu viết chưa đẹp... Tuy đây là hiện tượng đáng lo - triệu chứng lồ lộ của "bệnh thành tích"; nhưng còn đáng lo hơn nữa, nếu người quản lý dùng quyền lực đặt ra những kỳ thi "chữ đẹp", từ cấp trường, cấp quận-huyện, tới tỉnh và tận trung ương - nghĩa là đã hợp pháp hóa và pháp lệnh hóa nó. Đã có cháu được giải toàn quốc về chữ đẹp (!). Luyện chữ đẹp khi đó không chỉ là phong trào - tự phát hoặc có chỉ đạo - mà đã do một triết lý - có gốc rễ rất sâu ở giới quản lý chi phối. Đây mới là mối lo thật sự.

Ta thương các cụ hay các cụ thương ta?

- Cách đây 50 năm, ai có cái "bút máy" là oai lắm, vì không cần chấm vào lọ mực mà vẫn viết liên tục suốt buổi học. Chỉ riêng việc gọi cái bút (khá thô sơ) này là "máy" đã đủ nói lên nhiều điều. Thật đáng ái ngại cho trình độ dân trí của các cụ thời đó. Vậy thì hôm nay, chẳng cần đợi 50 năm, mà chỉ cần 10 năm nữa thôi, ta sẽ thấy những máy tính "hiện đại" của năm 2012 sẽ không còn hiện đại nữa. Ấy thế mà chúng ta vẫn say sưa khuyến khích con cái luyện chữ - giống như cái thời chữ Hán còn độc tôn. Mà không phải chỉ luyện cho cháu nào có năng khiếu, mà còn muốn... luyện tất (!). Liệu thế hệ sau nhìn lại ta, họ có thương ta?

- Cách đây cả trăm năm (thời Đông Kinh Nghĩa Thục, 1906) các bậc tiền bối đã đưa ra phương châm Thực Học - Thực Nghiệp (học "thật", học những gì "thiết thực" - để có một nghề "đúng nghĩa"). Vậy, luyện chữ gian khổ đến vậy, có thiết thực?

Chúng ta đánh giá người xưa là thiển cận hay viễn kiến? Các cụ có bảo thủ hơn chúng ta hôm nay? Chúng ta thương cảm người xưa, hay ngược lại: các cụ trách chúng ta?

Theo Lãnh Nguyên (Vietnamnet)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vongTự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong
06:48:51 21/01/2025
Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trầnPhương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần
09:14:56 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Sao thể thao

13:00:23 21/01/2025
Chân sút của Liverpool xứng đáng là siêu dự bị ở hạng đấu cao nhất nước Anh, khi vượt mặt (Mbeumo - 5 bàn), Haaland (5 bàn), Ayew (4 bàn) về khả năng sút tung lưới đối thủ sau phút 90.
Điều ít biết về Thiên Lôi cao gần 1m80, nặng 90kg của 'Táo quân'

Điều ít biết về Thiên Lôi cao gần 1m80, nặng 90kg của 'Táo quân'

Sao việt

12:50:45 21/01/2025
Nhìn vẻ hớn hở, hài hước của Thiên Lôi trên sân khấu Táo quân , ít ai hình dung diễn viên Mạnh Dũng từng trải qua những năm tháng vô cùng chật vật.
Ngán ngẩm đủ trò diễn kịch ly hôn lố bịch của nữ diễn viên hạng A và chồng đại gia

Ngán ngẩm đủ trò diễn kịch ly hôn lố bịch của nữ diễn viên hạng A và chồng đại gia

Sao châu á

12:46:28 21/01/2025
Vừa tuyên bố ly thân, khóc lóc thê thảm trên MXH, Dương Tử đã bị bắt gặp xuất hiện bên Huỳnh Thánh Y. Cả 2 vui vẻ đưa các con đi ăn tối
Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Pháp luật

12:27:35 21/01/2025
Ngày 20/1, Công an tỉnh Phú Yên cho biết Công an thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) phát hiện, tổ chức lực lượng đột kích một xưởng sản xuất súng, đạn tại địa phương.
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tin nổi bật

12:16:17 21/01/2025
Vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua thị xã Mộc Châu (Sơn La) khiến xe khách biến dạng.
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Trắc nghiệm

12:03:17 21/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1/2025 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.
Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Du lịch

11:50:21 21/01/2025
Hamburg Bunker, một biểu tượng của quá khứ đau thương, đã có một cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.
Không phải Barron, đây mới là nhân vật Gen Z tỏa sáng nhất tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Không phải Barron, đây mới là nhân vật Gen Z tỏa sáng nhất tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Netizen

11:28:58 21/01/2025
Xuất hiện tại lễ nhậm chức ở Washington, Kai Trump nhanh chóng thu hút sự chú ý với phong cách thời trang tinh tế và vẻ ngoài nổi bật.
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người

Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người

Góc tâm tình

11:25:07 21/01/2025
Tôi cũng muốn hoàn thành thử thách khó nhằn của mẹ chồng, nhưng cậu út quý tử của bà lại không đồng ý. Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ
Những ngày cận tết, quý cô công sở mặc gì cho sang?

Những ngày cận tết, quý cô công sở mặc gì cho sang?

Thời trang

11:22:39 21/01/2025
Quý cô công sở hiện đại là không ngại nổi bật với sắc đỏ quyến rũ. Blazer phom dáng ngắn trẻ trung, mang đến vẻ trang nhã mà vẫn tràn đầy năng lượng. Phối cùng set đồ trắng, bộ trang phục khéo léo làm nổi bật nét cuốn hút riêng, tạo điể...
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Lạ vui

11:13:09 21/01/2025
Tại Thần Nông Giá, Hồ Bắc (Trung Quốc) - nơi khó có thể tiếp cận được khi được bao quanh bởi những ngọn núi đã phát hiện loài sói đầu lừa tưởng đã tuyệt chủng từ lâu.