Trẻ ngộ độc Flour trong kem đánh răng, bác sĩ nhi khuyến cáo gì?
Nuốt kem đánh răng chứa Fluor có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu thiếu Fluor – thành phần quen thuộc trong kem đánh răng sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương.
23.000 ca ngộ độc Fluor trong kem đánh răng mỗi năm ở Mỹ
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một bé gái 22 tháng tuổi ở Mỹ phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc Flour có trong kem đánh răng.
Cụ thể, khi đang chuẩn bị bữa cơm trưa trong bếp, chị Laura Cheek, ở Manhattan (Mỹ) không nghe tiếng cô con gái 22 tháng trong phòng. Chị vào phòng khách thì thấy con đang cầm tuýp kem đánh răng vừa mua ở siêu thị về, chưa kịp cất vào tủ.
Cô bé đang mút những ngón tay dính đầy kem đánh răng vị dâu, một vị mà cô bé rất thích. Laura vội vàng giật lại tuýp kem, bình tĩnh lấy nước cho con súc miệng, rửa tay sạch sẽ và theo dõi phản ứng của con.
Hai giờ sau, cô bé bắt đầu có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy, nôn mửa liên tục.
Trẻ nhỏ rất dễ ngộ độc Flour trong kem đánh răng.
Tại Trung tâm kiểm soát ngộ độc, sau khi thăm khám, bác sĩ đã kết luận cháu bé bị ngộ độc do nuốt một lượng kem đánh răng nhỏ. Rất may, chị Laura đã đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc Mỹ, mỗi năm có khoảng 23.000 ca báo cáo ngộ độc từ kem đánh răng Fluor nhưng chỉ có vài nghìn ca phải nhập viện cấp cứu.
Một nghiên cứu đã tiến hành đo lượng kem đánh răng nuốt vào bụng của các bé 3-4 tuổi. Kết quả phát hiện các bé này nuốt rất nhiều kem đánh răng, từ 1/8 đến 1/4 lượng kem cho mỗi lần sử dụng.
Năm 1997, Cơ quan dược và thực phẩm Mỹ (FDA) đã buộc các nhà sản xuất phải thêm dòng chữ cảnh báo trên trên vỏ hộp của tất cả các loại kem đánh răng fluor được bán tại nước này.
Nhiều phụ huynh anti-Flour khi biết được thông tin chất này có thể gây ngộ độc.
FDA có yêu cầu này vì trẻ em khi nuốt quá nhiều kem đánh răng chứa fluoride có thể bị ngộ độc cấp tính, thậm chí tử vong.
Theo các bác sĩ, hiện nay hơn 95% kem đánh răng đang được bán trên thị trường đều có chứa Fluor. Trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc Fluor do khả năng tự ý thức của bé còn kém, nguy cơ nuốt phải kem đánh răng rất cao.
Video đang HOT
Nhiễm độc Fluor cấp tính xảy ra ở liều thấp khoảng 0.1 – 0.3mg trên mỗi kg trọng lượng. Triệu chứng của ngộ độc Fluor như: đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, và các triệu chứng giống cúm.
Khuyến cáo dùng kem đánh răng an toàn cho trẻ nhỏ
Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ – Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP HCM), mặc dù ngộ độc Fluor là có và thường gặp tại các gia đình có con trẻ, nhưng vẫn có thể phòng ngừa hiệu quả.
Các thông tin anti-Flour sai lệch vô căn cứ đang lan truyền trên mạng xã hội như: gây khuyết tật bẩm sinh, ung thư…
Flour là một chất độc được tích lũy, theo thời gian, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng lên sức khỏe. Do đó, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố đưa ra những khuyến cáo để sử dụng kem đánh răng an toàn và hiệu quả.
Sử dụng lượng kem đánh răng vừa phải với từng độ tuổi.
Đối với người lớn, mỗi lần đánh răng chỉ cần lấy lượng kem đánh ngang kích cỡ một hạt đậu. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ nên dùng lượng kem tương đương một hạt gạo.
Nếu lỡ nuốt kem đánh răng, bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy uống nhiều nước để cơ thể tự đào thải ra ngoài và lưu ý cẩn thận hơn trong lần sau.
Nhiều mẹ chọn kem đánh răng cho bé nuốt được cho dù con chưa biết nhổ hoặc đã biết nhổ thành thục. Khi đó mẹ cần chú ý xem trên tem nhãn sản phẩm các từ ngữ sau: Fluoride free, safe to swallow, training toothpaste, độ tuổi sử dụng…
Ngoài ra, nếu có thể, hãy vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng với thành phần là những thảo dược thiên nhiên, dầu dừa…
Fluor được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng, được xem là 1 trong 10 thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ XX. Nếu thiếu Fluor sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương, còn thừa hoặc ở những vùng ô nhiễm Fluor sẽ dẫn đến ngộ độc, hỏng men răng (răng xỉn màu, ố vàng, đục), nặng hơn là hội chứng giòn, gãy xương.
Theo thoidai
Con sốt cao co giật, bố cho thứ này vào miệng sơ cứu khiến bé ra đi mãi mãi
Mới đây, tại Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra một sự việc đau lòng khi cậu bé 2 tuổi qua đời chỉ vì một trận sốt đơn thuần. Nguyên nhân xuất phát từ cách sơ cứu của bố mẹ.
Buổi sáng hôm diễn ra sự việc, cậu bé 2 tuổi (giấu tên) bị sốt nên nằm ở nhà. Gương mặt con nhợt nhạt, đôi môi tái lại, mắt lờ đờ và tay chân bắt đầu co giật. Trước biểu hiện này của con, người cha đã vô cùng hoảng hốt, bối rối. Anh tìm cách ngăn việc co giật của con lại. Anh đưa tay vào miệng con vì sợ rằng việc co giật sẽ khiến con cắn vào lưỡi.
Nhưng thật tồi tệ, vài phút sau, cậu bé nằm bất động trên giường, mắt không mở được và hơi thở rất yếu. Người bố đã nhanh chóng đưa con tới bệnh viện. Thật không may, dù cho bác sĩ đã hết sức cứu chữa, đứa bé cũng không thể nào thở được nữa. Bé đã mãi mãi ra đi khi còn chưa được tới trường nô đùa cùng bạn bè. Bác sĩ đã nói rằng, chính cách xử lí của bố đã là nguyên nhân khiến bé không bao giờ tỉnh lại.
Trẻ sốt cao, lên cơn co giật là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, co giật gây sốt ở trẻ em không hiếm gặp. 99,9% các bé sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút. Nếu cơn co giật diễn ra lâu hơn 5 phút, bố mẹ nên nhanh chóng đứa con đến bệnh viện gần nhất. Tuy nhiên, không nhiều phụ huynh hiểu được nguyên lý này và thường dùng những cách kiểu như cho tay vào miệng con với suy nghĩ ngăn con không cắn vào lưỡi hoặc kìm giữ tay chân của con khi co giật. Chính những việc làm này đã gây hậu quả đáng tiếc.
Trong trường hợp này, việc làm đúng đắn nhất là bố mẹ phải thật bình tĩnh, không nên sợ hãi. Vì các cơn co giật chỉ diễn ra vài phút và không đe dọa tính mạng. Bố mẹ có thể giúp con bằng các bước sau:
- Đặt trẻ nơi nằm xuống rộng rãi và an toàn.
- Tư thế an toàn: Để bệnh nhân chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên vì trẻ giật sẽ nôn, nếu thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở.
- Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
- Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.
- Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.
- Nếu trẻ sốt dùng hạ sốt đường hậu môn. Nhớ rằng dùng thuốc sau cùng vì thuốc tác dụng muộn nên phải làm bước 1 trước, không tốn thời gian tìm thuốc. Khi cơn đã qua, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được sự che chở. Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ còn sốt.
- Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Sơ cứu không đúng cách có thể khiến con gặp họa (Ảnh: Sohu)
Đã có rất nhiều gia đình chữa bệnh cho con theo những kinh nghiệm để rồi phải hối hận cả đời. Tại Đại Khánh, Hắc Long Giang, Trung Quốc, bé gái 7 tuổi cũng đã được bà cầm máu cho vết thương ở ngón tay bằng cách rắc... ớt bột vào với hy vọng nó thấm máu. Hậu quả là cô bé phải cắt bỏ phần đầu ngón tay do vết thương bị nhiễm trùng.
Hay như cậu bé có biệt danh Cancan bị cảm lạnh, bố mẹ không đưa đi viện mà đã dùng rượu để lau khắp người cho bé. Trong quá trình lau, Cancan có triệu chứng lờ đờ, bất tỉnh và không thể giao tiếp. Cậu bé được đưa tới bệnh viện, sau một loạt những biện pháp cấp cứu như hồi sức tim phổi, đặt nội khí quản, tim mạch, chống sốc, thở máy và bảo vệ não... Can Can vẫn bị suy tạng và rồi... ra đi mãi mãi.
Dưới đây là một số tình huống mà phụ huynh hay áp dụng các cách chữa theo thói quen mà không lường hết hậu quả của nó:
Cho nuốt miếng cơm to, hoặc uống nước dấm khi bị hóc xương cá
Xương cá rất dễ để lấy ra khỏi cổ họng. Nhưng khi áp dụng cách nuốt một miếng cơm to, nó có thể bị chìm vào thịt và dâm vào cổ họng, việc làm này sẽ càng gây khó khăn hơn khi gắp xương ra. Nguy hiểm hơn nữa một số xương cá có thể đi vào thực quản, thực quản lại nằm gần động mạnh chủ và khí quản, nếu xương cá làm thủng thực quản, làm thủng động mạch chủ có thể gây chảy máu lớn hoặc làm thủng khí quản có thể gây nhiễm trùng. Nó sẽ vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.
Uống giấm cũng không phải là một cách làm tốt. Nhiều người nghĩ giấm có thẻ làm mềm xương cá, làm tan nó ra nhưng ngay cả khi nó có tác dụng đó thì cũng phải mất thời gian mới tác động được lên xương cá. Nhưng khi uống giấm, giấm có thể ngấm vào dạ dày, ở trong cổ họng thậm chí có thể làm bỏng cổ họng và niêm mạc thực quản.
Trong trường hơp này, cách làm chính xác là nên tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện thao tác gắp xương cá một cách cực kì nhanh chóng, dễ dàng.
Bà cầm máu cho cháu bằng bột ớt đã khiến cô cháu gái phải cắt bỏ phần đầu ngón tay (ảnh: Sohu)
Ngửa mặt lên trời khi bị chảy máu cam
Bắt trẻ ngửa mặt lên khi chảy máu cam có thể khiến trẻ nuốt máu vào thực quản và đường tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Khi lượng máu chảy ra lớn, chúng dễ dàng hít vào khí quản và phổi, làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến nguy hiểm!
Cách làm đúng là nên để trẻ ngồi xuống, đầu hơi nghiêng về phía trước, sau đó áp một chiếc khăn lạnh lên đầu hoặc đặt một chiếc khăn ướt quanh cổ để cầm máu.
Bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng hoặc nước tương khi trẻ bị bỏng
Khi một đứa trẻ bị bỏng, kem đánh răng, lòng trắng trứng và nước tương không chỉ không hiệu quả mà còn gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nhiễm trùng vết thương.
Kem đánh răng, lòng trắng trứng và nước tương không chỉ không hiệu quả khi trẻ bị bỏng mà còn gây ra sự phát triển của vi khuẩn và nhiễm trùng vết thương. (ảnh: Sohu)
Cách đúng: rửa sạch vết thương bằng nước lạnh. Điều này giữ cho vết thương sạch sẽ và giảm nhiệt độ của vết thương và làm giảm cơn đau do bỏng. Tìm miếng gạc hoặc vải sạch để che vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
Theo Tuệ Lâm (Theo Sohu) (Khám phá)
Con người đang 'ăn' hạt vi nhựa mỗi ngày và tự hại mình mà không biết Hạt vi nhựa xuất hiện trong nhiều sản phẩm con người sử dụng hàng ngày như kem đánh răng, sữa rửa mặt, mỹ phẩm, sơn móng tay. Hạt vi nhựa (Microbead) được phát minh đầu tiên bởi John Ugelstad, kỹ sư hóa học người Nauy, bằng cách tạo các hạt nhựa polyethylene vi cầu kích thước cỡ micromét - 1 phần nghìn milimét...