Trẻ mới đi học đã bị cô ‘vạch tội, chê bai’, cha mẹ có nên phản ứng mạnh?
Mới bước vào năm học mới chưa lâu, nhưng nhiều phụ huynh đã được cô giáo “triệu tập” lên gặp và nói không thuận tai về trẻ. Cha mẹ sẽ lập tức phản ứng tự ái hay sẽ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề.
Cô “ vạch tội” con, có nên tự ái?
Mới vào học được một tuần, chị Nguyễn Thị Nga ( quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được cô tức tốc triệu tập đến gặp cô. Chị đành xin nghỉ làm sớm đến để cô giáo trao đổi về tình hình của con.
Chị Nga cho biết, đến gặp cô thì được cô “vạch tội” con mình đủ kiểu: nào là con nghịch nhất lớp, con hay nói chuyện riêng, viết chữ xấu, chưa biết số nhiều, đọc chậm, ăn ngủ kém,…:
“Đúng là con gặp phải những vấn đề đó nhưng tôi chỉ quan điểm, con mới đi học được một tuần chưa vào nề nếp vì mới bước từ mẫu giáo lên, con còn bỡ ngỡ môi trường mới. Việc con như vậy cũng không vì thế mà cô giáo đã đánh giá đó là bản chất cũng như điểm yếu của con chứ”- chị Nga cho hay.
Chị Trần Thanh Tâm, có con vào lớp 1 học một trường công lập tại Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, vợ chồng chị thống nhất không cho con đi học chữ trước nên mới bước vào lớp một, con gặp phải nhiều vấn đề phiền toái cũng như khó khăn: “Mới học một tuần cô đã gọi lên trao đổi con học chậm hơn các bạn, hay làm việc riêng, con không tự đi vệ sinh, không thích làm thì ăn vạ nằm ra đất. Cô yêu cầu bố mẹ cần dạy con ở nhà thêm không thì không theo kịp các bạn”- chị Tâm chia sẻ.
Cũng theo chị Tâm, ngay ở buổi đầu tiên đi học, khi cô giáo viết tên cô và số điện thoại của cô lên lớp, gần như cả lớp đồng loạt đã đọc vach vách: “Tôi thấy hơi choáng vì hơn 40 bạn trong lớp đã gần như 100% đi học chữ nên tôi biết con mình học sẽ cảm thấy bị đuối và chắc chắn bị cô sẽ chê con học chậm thôi”- chị Tâm nói.
Cũng theo chị Đỗ Thanh Hương (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, con chị năm nay lên lớp 3 nhưng tuần vừa qua vẫn bị cô giáo gọi lên để trao đổi. Lên gặp, cô phản ánh con trong lớp thì cô bảo gì con hay làm ngược lại, học thì nhớ nhớ quên quên, nhiều lúc cả lớp làm bài thì con ngồi nghịch, thậm chí không làm bài kiểm tra theo yêu cầu của cô.
Video đang HOT
“Đúng là cô giáo chê con mình thật nhưng không vì thế mà tôi phản ứng tự ái. Năm lớp 1, lớp 2, mỗi khi bị cô gọi lên trao đổi, tôi còn mong cô chia sẻ nhiều điều con vướng mắc, yếu kém trong học tập của con để bố mẹ còn biết mà điều chỉnh”- chị Tâm cho hay.
Khi con bị chê bai, có nên lao vào đòi “xử lý” cô giáo?
Chuyên gia tâm lý độc lập, TS Vũ Thu Hương cho rằng, thông thường khi có cô giáo nào đó nói điều gì đó không thuận tai về trẻ thì lập tức bố mẹ sẽ có phản ứng tự ái.
Theo chuyên gia này, sự thật là lâu nay, cứ hễ có 1 chuyện gì liên quan đến trẻ là lập tức mọi người nhao lên đòi xử lý người lớn và bênh vực trẻ.
“Có nhiều trường hợp sự bênh vực và bao dung trở nên quá đà. Phụ huynh sẵn sàng lao vào giáo viên chiến đấu, mặc kệ con mình với tội lỗi đầy ắp rất ung dung vì được bênh vực’- chuyên gia tâm lý này nêu quan điểm.
Theo chuyên gia tâm lý này, có trường hợp trẻ hư rõ ràng, nhưng khi cô giáo bực bội thì lập tức cha mẹ lại bênh và nói: nó còn nhỏ nó biết gì. Dĩ nhiên, con còn nhỏ không biết mới cần dạy dỗ.
“Có mẹ thấy cô giáo nhận xét con không hay đã xoáy vào các tật của cô như: trẻ, dáng đi xấu, …. lý luận là cô mới quen làm gì đã hiểu con và tìm cách đổ lỗi cho cô mà không nhìn ra rằng, cô đang tìm cách giúp trẻ tiến bộ bằng cách tìm hiểu vấn đề của con để chỉnh sửa”- vị chuyên gia tâm lý này nói.
Bà Hương cho rằng, các thầy cô giáo rất mong sự hợp tác của các cha mẹ, nhìn trúng, nhìn rõ những vấn đề của con đề cùng cô giải quyết cho con. Lý do gì mà cha mẹ lại tự ái đùng đùng để nói các cô không ra sao?
“Rõ ràng, khi con không ổn, các cô cũng chẳng ảnh hưởng gì mấy vì các cô cũng chỉ có trách nhiệm giáo dục con trong thời gian ngắn. Con hư thì chính con và cha mẹ khổ. Vậy tự ái để làm gì? Vì thế, các phụ huynh nên dẹp cái tự ái của mình đi để giáo viên được làm việc và hoàn thành trách nhiệm”- bà Hương nhấn mạnh.
Theo Tiền phong
Làm gì khi con bị điểm kém?
Điểm số bị so sánh, bắt ép con học thật nhiều, xoáy sâu vào chuyện con bị điểm kém để chê trách, kết tội con là câu chuyện diễn ra mỗi khi năm học mới bắt đầu.
Cach giao duc khi con bi điêm kem
Tuy nhiên, điểm số không phản ánh được đầy đủ năng lực, trình độ của học sinh. Nếu người lớn quá coi trọng điểm số, sẽ tạo thành áp lực với con trẻ.
Nhớ lại đầu năm học lớp 6, cậu con trai mang về bài kiểm tra Toán 15 phút đầu năm với điểm dưới trung bình. Tôi cảm thấy khá sốc và thực sự buồn bởi 5 năm học tiểu học, năm nào con cũng học Toán giỏi nhất lớp với giải thưởng cấp quận.
Ngay lập tức, tôi hỏi con câu hỏi quen thuộc: Bạn ngồi cạnh con mấy điểm? Lớp con có nhiều bạn điểm 9, 10 không? Con thấy các bạn được 9, 10 mà không thấy xấu hổ ư?!... Cậu con trai rưng rưng nước mắt: Bài kiểm tra sau sẽ không như thế. Bài này do con chủ quan nên nhầm lẫn...
So sánh với bài tập con đã làm, những kiến thức con đã được học, quả thực không khó. Nhưng có lẽ do mải chơi, hay áp lực về bài kiểm tra đầu năm, con làm bài không tốt. Khi lấy lại bình tĩnh, tôi nghĩ, con lên lớp 6, các môn học có nhiều thay đổi so với tiểu học, mình cần đồng hành cùng con.
Mỗi ngày, hướng dẫn giảng giải cho con bài khó, con tiếp thu và thi đạt điểm cao. Điều tôi nhận thấy, nên thoải mái đón nhận vì con đã thực sự cố gắng và vui với những tiến bộ nhỏ nhất của con. Bắt ép con học thật nhiều, dọa dẫm con sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Có lẽ câu chuyện của tôi cũng là câu chuyện của nhiều phụ huynh. Không ai có thể dễ dàng chấp nhận con học hành không bằng bạn bè, chấp nhận con bị điểm kém mà không đay nghiến, mắng mỏ! Nếu để ý các bố mẹ đón con ở cổng trường, hầu như câu hỏi đầu tiên dành cho con là: "Hôm nay con được mấy điểm?".
Khi con không đạt được điểm số như bố mẹ mong muốn, cha mẹ bắt đầu trách móc con và so sánh với bạn khác.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: Việc học được đánh giá bằng điểm số sẽ dẫn tới việc áp lực thành tích đè nặng lên vai đứa trẻ và nhà trường. Mỗi một bài học, mỗi một con chữ, trẻ đều phải cố gắng làm sao có điểm cao nhất. Áp lực này sẽ khiến trẻ nhanh chóng mệt mỏi và chán học. Cũng vì khao khát điểm số, cha mẹ sẽ thúc giục con học nhiều hơn. Điều này làm chính cha mẹ cũng mệt mỏi. Ngoài ra, áp đặt thành tích lên con mình còn tạo ra một tính cách không tốt cho trẻ là sự ganh đua và tính ghen ăn tức ở.
Kiến thức các môn học không phải là thứ duy nhất mà trẻ phải học hỏi. Kiến thức đó trẻ có thể bổ sung bất kể khi nào nhưng những kỹ năng muốn có cần phải được đào tạo cẩn thận và được trau dồi liên tục qua nhiều năm tháng. Nếu cha mẹ quá quan tâm đến kết quả học tập, cha mẹ chẳng những không giúp gì cho con mà thậm chí còn làm lệch hướng GD của con theo chiều hướng xấu đi.
Đề cao vai trò của cảm xúc đối với kết quả học tập của HS, cô Huỳnh Mai Trang, giảng viên Trường ĐHSP TPHCM nhấn mạnh: Những cảm xúc trong học tập như niềm vui, niềm tự hào, giận dữ, lo lắng, xấu hổ... có vai trò quan trọng đối với việc học tập. Cảm xúc thay đổi ở các môi trường học tập khác nhau, chẳng hạn như trong trường học, giờ học, hoặc khi làm bài kiểm tra - thi. Việc quan tâm đến cảm xúc của người học là điều cần làm.
Có thể nói, kỳ vọng về thành tích của con trẻ, ước mơ con học hành giỏi giang không phải là xấu. Việc học hôm nay sẽ tạo tiền đề, nền tảng cho cuộc sống tương lai của trẻ là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt ra kỳ vọng quá lớn sẽ tạo nên áp lực với trẻ.
Theo TS Vũ Thu Hương, thay vì hỏi con về điểm số, cha mẹ hãy làm quen với câu hỏi: Hôm nay ở lớp có gì vui không con? Điều mà các phụ huynh cần biết là sau khi tan trường con đã học được gì hôm đó. Cha mẹ hãy tập thói quen đó để dễ dàng làm bạn với con. Những gì con học được ở trường mỗi ngày là điều quan trọng nhất.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Nhà văn Hoàng Anh Tú chỉ ra 10 điều cực cần thiết cha mẹ phải dạy con để không bị bắt nạt Trước khi để xảy ra hậu quả đáng tiếc, cha mẹ hãy dạy con ngay 10 điều sau để trẻ không bị bạn bè bắt nạt, Tình trạng bắt nạt bạn ở trường hay nặng hơn là bạo lực học đường luôn khiến cha mẹ phải hoang mang, lo sợ. Thực tế thời gian vừa qua, đã có rất nhiều trường hợp học...