Trẻ mấy tuổi nên cần tiêm sởi và tiêm ở đâu?
Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, về tính an toàn của vắc xin sởi nói riêng và các vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia hiện nay là an toàn, rất ít tác dụng phụ.
Ảnh minh họa.
Thông tin đăng tải trên Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam – Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, vắc xin sởi rất an toàn, hiệu quả và tác dụng ngoại ý (nếu có) rất nhẹ.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất nhưng cũng là bệnh dễ phòng ngừa nếu được chủng ngừa đầy đủ. Vắc xin sởi rất an toàn, hiệu quả và tác dụng ngoại ý (nếu có) rất nhẹ.
Bệnh sởi khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi gây ra là gì?
Bệnh sởi là 1 bệnh truyền nhiễm do siêu vi gây ra, có khả năng lây lan rất cao, đặc biệt với những trẻ không được chích ngừa trước đó.
Video đang HOT
Lây qua đường hô hấp. Virus sởi có trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ mũi và miệng của người bệnh mỗi khi họ ho hoặc hắt hơi. Bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt này.Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi?
Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó bạn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa; Thần kinh: Viêm não sau sởi; Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem; Loét miệng.
Vì vậy, nếu không phát hiện được bệnh sớm và cách li thì khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh rất cao, đồng thời các biến chứng của bệnh gây ra rất trầm trọng khiến trẻ diễn tiến nặng, thậm chi tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam khuyên rằng, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám khi có những biểu hiện sốt cao liên tục, ho nhiều, thở mệt, nổi ban trên người và những dấu hiệu lừ đừ, tiêu chảy nhiều, ho nhiều, chảy mủ tai, ….
Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin sởi.
Độ tuổi nào trẻ cần tiêm sởi và tiêm ở đâu?
Phòng bệnh duy nhất có hiệu quả hiện nay là tiêm ngừa sởi với liều đầu tiên vào lúc 9 tháng tuổi và liều kế tiếp vào lúc 15 – 18 tháng. Hiệu quả bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi mũi đầu là 60 – 70% và sau mũi thứ 2 là> 95%.
Về tính an toàn của vắc xin sởi nói riêng và các vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia hiện nay là an toàn, rất ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên vẫn có 1 số rất nhỏ có tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng nhưng nếu so sánh với hiệu quả của vắc xin thì hiệu quả của vắc xin trên cộng đồng cao hơn rất nhiều.
Trong thực tế, sau tiêm chủng chỉ có một vài trường hợp xảy ra phản ứng nhẹ và rất hiếm gặp các trường hợp xảy ra phản ứng nặng.
Một số phản ứng nhẹ thông thường sau tiêm chủng có thể gặp là sốt nhẹ, phát ban, sưng và đau tại chỗ tiêm. Những phản ứng này là bình thường và sẽ biến mất trong vòng vài ngày sau tiêm mà không cần chăm sóc y tế.
Con cấp cứu vì mẹ rây cháo ăn dặm lọt miếng kim loại, hóa ra là đồ nhà bếp nhiều người dùng
Dị vật được gắp ra không phải là xương mà là một sợi kim loại mảnh nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài gần 2cm.
Sợi kim loại đã được lấy ra. Sức khỏe bệnh nhi đã ổn định (Ảnh: BV)
Các bác sĩ tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa gắp dị vật thành công cho bé V.T.Đ (8 tháng tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) mới tập ăn dặm.
Bé đang ăn cháo cá mẹ rây xong thì bỗng nhiên cháu bỏ ăn, quấy khóc và nôn ra cháo, lẫn một ít nhầy nhớt, người nhà lo lắng cho bé vào khám sợ bị hóc xương.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ nhanh chóng chup xquang cô nghiêng, phát hiện dị vật còn nằm ở hầu họng nên tiến hành soi gắp khẩn cho bé. Dị vật gắp ra không phải là xương mà là một sợi kim loại mảnh nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài gần 2cm.
Dị vật nguy hiểm nói trên được xác định là rơi ra từ rây lưới thép, bị lẫn vào cháo trong quá trình chế biến.
Theo các chuyên gia y tế, từ trước đến nay, rây lọc vốn là một dụng cụ thường được dùng rất nhiều trong các gia đình có trẻ nhỏ khi chế biến thức ăn, nhằm nghiền nhỏ cơm, cháo, các loại thịt cá, rau củ hay loại bỏ xương cá, gà, lợn... có trong cháo. Thế nhưng trong trường hợp này, nó lại biến thành thứ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh, bảo mẫu trong quá trình chăm sóc con cháu mình phải hết sức cẩn thận.
Khi ăn phải, sợi kim loại sẽ len lỏi bám vào thành ruột gây tắc ruột, thậm chí có thể gây viêm ruột, rách ruột và những tổn thương khác.
Nếu gia đình nghi ngờ các cháu bị hóc thì nên đưa đến các cơ sở y tế ngay, không nên tự chữa bằng mẹo vì có thể sẽ nguy hiểm hơn cho các cháu và gây thêm khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, xử lý sau đó.
Xử trí khi trẻ bị cảm lạnh Trẻ bị cảm lạnh chưa cần đến viện ngay, phụ huynh có thể theo dõi tại nhà, cho uống nước ấm pha mật ong trước khi ngủ, vệ sinh mũi đúng cách. Ảnh minh họa Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) cho biết mùa đông lạnh cộng...