Trẻ mắc Tay chân miệng đã tăng gấp 2, 3 lần

Theo dõi VGT trên

Hiện nay số ca bệnh Tay chân miệng (TCM) tăng gấp 2, gấp 3 lần so với một tháng trước và cùng kỳ năm trước. Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đang chuẩn bị nhân lực, nguồn lực tăng khả năng thu dung, điều trị tại bệnh viện và hỗ trợ các bệnh viện tuyến địa phương.

Tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ

Tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố đang điều trị cho một trẻ mắc TCM độ 4 với những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhi khoảng 7 tháng tuổi ngụ tại Cai Lậy ( Tiền Giang).

Trước đó bé được cha mẹ phát hiện có biểu hiện mệt, sốt nên được đưa đến bệnh viện tỉnh Tiền Giang, được điều trị 4 ngày tuy nhiên tình trạng không đỡ. Bé sốt cao hơn, ói, bụng chướng, có giật mình nên được chuyển viện. Ngày 10/4, bệnh nhi được chuyển từ bệnh viện tỉnh Tiền Giang đến Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố.

Trẻ mắc Tay chân miệng đã tăng gấp 2, 3 lần - Hình 1

Trẻ mắc TCM đang được theo dõi tại Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Thành Phố. Ảnh: H.T

Tại đây, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhi đã có tình trạng yếu hai chi. Các bác sĩ khám, hội chẩn, phát hiện bé mắc TCM trong tình trạng bệnh đã có những biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp. Trước đó, ngoài các biểu hiện sốt, mệt, bé chỉ nổi một nốt phát ban duy nhất ở lòng bàn chân, ở tuyến địa phương tình trạng TCM không được phát hiện. Ngay lập tức bệnh nhi được chuyển đến Khoa Hồi sức Tích cực, được sử dụng các thuốc đặc trị, phải thở máy, vận mạch, lọc máu để điều trị các biến chứng sốc, suy tuần hoàn.

Sau 9 ngày được điều trị ở Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhi được chuyển vào khoa Nhiễm, tiếp tục được theo dõi các biến chứng của TCM: yếu chi, liệt chi, viêm màng não. Ngoài ca bệnh trên, tại Khioa Nhiễm đang điều trị cho 34 trường hợp trẻ bị TCM, trong đó 29 ca độ 2a, 3 ca độ 2b nhóm 1. Nhiều trường hợp chuyển độ rất nhanh nên những ca bệnh đang được theo dõi tích cực.

BS.CK2 Nguyễn Trần Nam – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết: Trong vòng 1 tháng nay số ca bệnh TCM tăng lên rất nhanh. Hiện tại số bệnh nhân đến khám và nhập viện vì TCM tăng hơn gấp 2 lần, thậm chí gấp 3 lần so với 1 tháng trước và so với các dịch bệnh khác. So sánh với số liệu bệnh TCM cùng thời điểm này cách đây khoảng 2 năm trước thì số ca bệnh cũng có xu hướng tăng lên.

Trẻ mắc Tay chân miệng đã tăng gấp 2, 3 lần - Hình 2

Số ca bệnh TCM nhập viện đã tăng 2, 3 lần so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Ảnh: H.T

Video đang HOT

Điều đáng lo ngại là số ca bệnh có biến chứng cần phải can thiệp tích cực nhiều hơn, trung bình mỗi tuần có 3-5 trường hợp phải điều trị tích cực. So với trước đây, dù lượng bệnh đông nhưng đa phần là không có biến chứng, chỉ cần theo dõi. Về số tuổi, đa phần những trẻ dưới 3 tuổi, tuy nhiên những trẻ lớn trên 5 tuổi hoặc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng được ghi nhận nhập viện và có biến chứng nặng, đáng lo ngại.

Số lượng bệnh nhân đến từ TP.HCM và các tỉnh tương đương nhau. Chủ yếu là các ca bệnh tại huyện Bình Chánh, Quận Tân Phú, Quận 6, Quận 11… và các tỉnh lân cận như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

Chuẩn bị cho trường hợp số ca bệnh tăng cao

BS.CK2 Nguyễn Trần Nam cho hay, với tình hình số ca bệnh TCM tăng cao và có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, song song với các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, tại bệnh viện đã và đang chuẩn bị các phương án cho trường hợp số ca bệnh TCM tăng cao.

Cụ thể, Bệnh viện đang chuẩn bị sẵn sàng các vấn đề nhân lực, nguồn lực để thực hiện công tác sàng lọc phân luồng, đáp ứng được nhu cầu điều trị. Về phân luồng bệnh, bệnh viện đang thực hiện giải pháp sàng lọc lại ngay từ khu phòng khám để đánh giá tất cả những trẻ có nguy cơ TCM phải nhập viện.

Trẻ mắc Tay chân miệng đã tăng gấp 2, 3 lần - Hình 3

Phụ huynh nhận biết các dấu hiệu chuyển độ TCM ở trẻ và báo cho bác sĩ điều trị. Ảnh: H.T

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tất cả những trường hợp TCM độ 2a là những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ có biến chứng cần phải nhập viện theo dõi và điều trị, tuy nhiên nếu nhập viện với số lượng đông sẽ gây ra tình trạng quá tải như những mùa TCM trước đây. Do đó khi khám bệnh các bác sĩ phải phân luồng rõ hơn. Những trẻ được chẩn đoán mắc TCM ở phòng khám được dặn dò theo dõi sát các dấu hiện biến chứng và cần phải nhập viện ngay.

Những trường hợp trẻ nhập viện cũng được phân loại những trẻ có nguy cơ chuyển độ và không có nguy cơ. Những trẻ có nguy cơ được theo dõi chặt chẽ hơn, khi có bất cứ biểu hiện biến chứng sẽ đưa vào điều trị tích cực càng sớm càng tốt, giảm nguy cơ biến chứng cũng như giảm thời gian điều trị nằm viện. Trường hợp không có nguy cơ cũng được dặn dò kỹ lưỡng về chăm sóc, theo dõi tình trạng của trẻ.

“Bên cạnh đó chúng tôi cũng hỗ trợ các bệnh viện tuyến quận, huyện, các bệnh viện tuyến tỉnh trong vấn đề thu dung và điều trị TCM. Chúng tôi đang chuẩn bị tập huấn cho các bệnh viện đó, hỗ trợ về chuyên môn khi họ có yêu cầu để họ tiếp tục thu dung và điều trị TCM không có những biến chứng. Trường hợp có biến chứng chúng tôi sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn càng sớm càng tốt. Nếu được, có thể hỗ trợ điều trị tại chỗ hoặc chuyển về bệnh viện để điều trị tích cực hơn.

Trẻ mắc Tay chân miệng đã tăng gấp 2, 3 lần - Hình 4

Trẻ mắc TCM được phân luồng trước khi nhập viện điều trị. Ảnh: H.T

Hiện nay với công nghệ 4.0 giúp bác sĩ đã có thể hội chẩn trực tuyến qua online, đưa ra phương pháp cứu sống kịp thời những ca bệnh khó. Những trường hợp bệnh viện tuyến dưới cần hội chẩn gấp, chúng tôi đã và đang hỗ trợ tích cực hơn so với việc chỉ dựa vào điện thoại hoặc giấy tờ. TCM là bệnh có biến chứng nhanh, khi được hội chẩn tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị tại các bệnh viện”- BS.CK2 Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh.

BS.CK2 Nguyễn Trần Nam cũng khuyến cáo thêm: Theo chu kỳ 4-5 năm sẽ có đợt TCM bùng phát nhiều hơn do liên quan đến vấn đề miễn dịch cộng đồng. Đa phần xảy ra ở lứa tuổi 1-3 tuổi.

Theo dự đoán của các nhà dịch tễ, năm nay (2021) là năm tiến gần đến một chu kỳ bệnh TCM bùng phát nhiều hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm cũng có sự thay đổi vì vậy số lượng bệnh TCM xuất hiện nhiều.

Ngoài việc các cơ sở y tế sẵn sàng các biện pháp phân luồng, thu dung điều trị thì cần đến sự chủ động phòng ngừa từ cộng đồng. Theo đó, phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh tốt cho con em. Nhận biết sớm các dấu hiệu để đưa trẻ đi khám, được bác sĩ hướng dẫn kỹ lưỡng. Trong gia đình có nhiều trẻ nên cách ly trẻ mắc bệnh để không lây lan cho trẻ lành. Không cho trẻ đến trường khi chưa điều trị khỏi bệnh. Trong quá trình điều trị cho trẻ, phụ huynh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho bản thân.

Bệnh tay chân miệng có khả năng tái phát không?

Có nhiều bậc cha mẹ chủ quan khi cho rằng trẻ đã từng bị bệnh tay chân miệng sẽ không mắc lại lần 2, tuy nhiên trên thực tế căn bệnh này hoàn toàn có thể quay trở lại trên cơ thể trẻ nhiều lần và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Giải thích về vấn đề bệnh tay chân miệng có thể khiến cho trẻ mắc lại nhiều lần. Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cho biết; Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virút đường ruột gây ra. Và điều quan trọng cho đến hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng, vì thế khả năng tạo kháng thể chống lại siêu vi gây bệnh tay chân miệng là rất thấp.

Bên cạnh đó, siêu vi đường ruột là một loại siêu vi có rất là nhiều chủng, nhiều họ và có thể lây lan cho nhau. Chính vì thế, những trẻ đã từng bị mắc tay chân miệng thì vẫn có thể mắc lại căn bệnh này nhưng của những chủng khác. "Trong tất cả các chủng gây bệnh tay chân miệng cho người gồm có các chủng là: chủng A, chủng B, chủng C và trong các chủng đó thì nhóm Enterovirus 71 thuộc chủng A là có thể gây biến chứng". BS Tiến cho biết thêm.

Bệnh dễ lây và nguy hiểm thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, không phải ai nhiễm bệnh tay chân miệng đều có biểu hiện của bệnh. Thông thường biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.

Sau đó sẽ xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.

Các mụn nước trong miệng dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét, đau rát. Mụn nước, bọng nước sẽ tiếp tục xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông.

Tuy nhiên, có một số trường hợp không điển hình và triệu chứng trên không rõ ràng, chỉ có loét miệng, hoặc không rõ dạng bóng nước, chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Điều này khiến người thân nhầm lẫn với các bệnh khác và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã biến chứng quá nặng.

- Đặc điểm tiếp theo khiến bệnh dễ gặp nguy hiểm ở trẻ là bệnh thường tấn công ở trẻ có sức đề kháng yếu. và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn.

Ngoài ra, trẻ cũng là đối tượng hay đưa tay, đồ chơi vào miệng - khiến vi rút dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Bệnh phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Virút gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh. Do đó, bệnh rất khó phòng ngừa nhất là khi trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo.

Nguy cơ "trẻ lây cho trẻ" mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một trẻ nhiễm bệnh nhưng giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần do virút còn trong phân.

Thực tế, dù trẻ bị nhiễm bệnh và cách ly ở nhà 1-2 tuần cho tới khi hết bệnh thì khi đi học, trẻ vẫn có thể lây bệnh cho các bạn khác.

- Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc phòng chống vi rút hoặc các loại vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa các loại vi rút enterovirus không gây bại liệt.

Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn...

Bệnh tay chân miệng có khả năng tái phát không? - Hình 1

Chủ động phòng bệnh
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, có 4 ca tử vong tại Kiên Giang, An Giang và Long An.
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam, so với cùng kỳ năm 2020, số mắc tay chân miệng tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.
Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10 hàng năm. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Để tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế vừa có Công văn số gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai một số nội dung về tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng, cụ thể:

Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp tới người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh; chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình, các báo địa phương ưu tiên phát sóng và đưa các thông điệp, khuyến cáo về phòng chống bệnh tay chân miệng....

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
Tế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt NamTế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt Nam
09:51:38 26/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?
06:19:21 26/12/2024
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩmNhững điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm
11:42:28 26/12/2024
Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnhPhụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
19:54:06 26/12/2024

Tin đang nóng

Công an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấpCông an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấp
23:30:54 26/12/2024
Mẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hônMẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hôn
20:10:36 26/12/2024
1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi
22:09:15 26/12/2024
11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện
23:11:43 26/12/2024
Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"
22:26:07 26/12/2024
Cô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹpCô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹp
20:05:48 26/12/2024
Tỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổiTỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổi
22:06:06 26/12/2024
Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng ĐàoQuyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào
23:03:34 26/12/2024

Tin mới nhất

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến cố tim mạch khi thời tiết chuyển lạnh

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến cố tim mạch khi thời tiết chuyển lạnh

05:41:24 27/12/2024
Khi có dấu hiệu bất thường như đau ngực, khó thở hoặc mệt mỏi đột ngột, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

20:11:01 26/12/2024
Nếu cảm thấy khó tiêu thì hãy ăn một quả chuối để cảm thấy dễ chịu hơn. Đạt được công dụng này là do chuối chứa prebiotic làm tăng khả năng xử lý thức ăn của vi khuẩn đường ruột nên hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

20:08:25 26/12/2024
Chống lại sự cám dỗ của đồ ăn vặt nhiều calo hoặc nhiều đường trước khi đi ngủ. Những thói quen như vậy có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon.
Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

20:04:43 26/12/2024
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cam chứa nhiều vitamin C, B9 (acid folic) và có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch.
Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

20:02:38 26/12/2024
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh.
Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

19:57:03 26/12/2024
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được. Thêm vào đó, nguy cơ cao từ máu độc trong phần chi hoại tử có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân sau nối.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

19:48:26 26/12/2024
Bệnh cúm thường tiến triển lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch. Các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng có thể dẫn đến tử ...
Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn

Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn

19:45:42 26/12/2024
Đây là một trường hợp hy hữu và đầy thách thức khi lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải của bệnh nhân bị đứt lìa hoàn toàn.
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?

Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?

19:39:56 26/12/2024
Bác sĩ cảnh báo, khi thời tiết chuyển sang lạnh, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim gia tăng đáng kể.
Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

19:34:06 26/12/2024
Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI vừa cấp cứu thành công sản phụ Nguyễn Thị Quý và thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm: dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, đa ối, thai to.
5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi

5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi

19:29:30 26/12/2024
Bạc hà là phương pháp chữa trị tự nhiên đã có từ lâu đời giúp điều trị các vấn đề về hô hấp. Các hợp chất dược liệu trong trà bạc hà có thể chữa đau họng bằng cách làm sạch chất nhầy và giảm viêm do nhiễm trùng phổi.
Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng

Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng

19:26:32 26/12/2024
Sau một thời gian dùng thuốc, bà B. vẫn đau lưng, sẹo vẫn y nguyên nên phải đến BVĐK Yersin Nha Trang thăm khám, điều trị. Sau một tuần điều trị tại đây, tình trạng đau lưng của bà B. giảm dần.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ, Trung Quốc, Nga ráo riết chuẩn bị đối phó chiến tranh không gian

Mỹ, Trung Quốc, Nga ráo riết chuẩn bị đối phó chiến tranh không gian

Thế giới

05:38:45 27/12/2024
Công nghệ này, sử dụng phản ứng phân hạch hạt nhân để tăng tốc chất đẩy, mang lại những lợi thế đáng kể so với hệ thống đẩy hóa học thông thường, bao gồm độ bền lâu hơn, khả năng tải trọng nặng hơn và hiệu suất nhiên liệu gấp đôi.
Tôi mất 30 năm để biết 8 "bí mật" của máy sấy tóc, bạn tốn 2 phút để biết tất cả!

Tôi mất 30 năm để biết 8 "bí mật" của máy sấy tóc, bạn tốn 2 phút để biết tất cả!

Sáng tạo

00:59:04 27/12/2024
Bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra: Máy sấy tóc có nhiều công dụng rất thần kỳ . Máy sấy tóc là món đồ quá đỗi quen thuộc trong gia đình, riêng nhà tôi phải có trên dưới 5 chiếc.
Loài chim 'không chân' có khả năng bay liên tục 10 tháng không nghỉ

Loài chim 'không chân' có khả năng bay liên tục 10 tháng không nghỉ

Lạ vui

00:58:07 27/12/2024
Các nhà khoa học từ lâu đã biết chim yến còn mệnh danh là loài chim không chân có thể bay liên tục trong thời gian dài, nhưng gần đây mới có chứng cứ xác thực và con số cụ thể.
Đình Triệu rạng rỡ khi được bắt chính ở bán kết ASEAN Cup

Đình Triệu rạng rỡ khi được bắt chính ở bán kết ASEAN Cup

Sao thể thao

00:57:33 27/12/2024
HLV Kim Sang-sik làm CĐV bất ngờ khi trao cơ hội bắt chính cho Đình Triệu ở trận đấu thứ 2 liên tiếp tại ASEAN Cup 2024.
'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

Sao việt

23:12:37 26/12/2024
Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai , Phan Đinh Tùng trở lại với các hoạt động nghệ thuật, song cũng dành thời gian cho gia đình nhỏ của mình.
Phát hiện nhiều học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, "cho ăn" để cầu học giỏi

Phát hiện nhiều học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, "cho ăn" để cầu học giỏi

Netizen

23:02:39 26/12/2024
Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua trên địa bàn có tình trạng học sinh lên mạng mua búp bê KumanThong về nhà thờ cúng, mua bánh, kẹo cho ăn để cầu may mắn, học giỏi.
Nữ diễn viên Việt U40 đóng cảnh 18+ lệch lạc, bị chê khắp cõi mạng là ai?

Nữ diễn viên Việt U40 đóng cảnh 18+ lệch lạc, bị chê khắp cõi mạng là ai?

Hậu trường phim

22:49:35 26/12/2024
Dù chỉ mới ra mắt nhưng bộ phim Mẹ Lao Công Học Yêu đã gây tranh cãi dữ dội. Nội dung phim kể về một nữ chủ tịch giàu có tên Mỹ Hằng, bất đắc dĩ phải đóng giả làm lao công.
Phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán pháo nổ trái phép

Phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán pháo nổ trái phép

Pháp luật

22:40:28 26/12/2024
Ngày 26/12, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển pháo nổ trái phép trên địa bàn.
Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim châu á

22:33:07 26/12/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Who Is She đã lên sóng tuần thứ 2 và tiếp tục trở thành chủ đề được truyền thông, khán giả Hàn săn đón nhiệt tình.
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả

Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả

Phim việt

22:23:44 26/12/2024
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa đưa khán giả đi qua một cơn mưa rào của tuổi thiếu niên trong trẻo bằng câu chuyện vừa mới mẻ vừa hoài niệm.
Phản ứng của nam ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz khi nghe bài hát "meme" chế nhạo mình

Phản ứng của nam ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz khi nghe bài hát "meme" chế nhạo mình

Nhạc việt

22:19:47 26/12/2024
Nam ca sĩ khá điềm nhiên, tận hưởng màn trình diễn của Ngô Lan Hương. Ở các phần cao trào của màn trình diễn, J97 còn không quên lắc lư, nhịp nhịp theo nhạc.