Trẻ mắc Covid-19 tăng, trường học ở TP.HCM quyết định hình thức học
Tùy số lượng F0 và việc khoanh vùng F1, các trường tại TP.HCM sẽ có phương án riêng để tổ chức dạy học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.
Với số ca nhiễm nCoV tăng liên tục kể từ khi tổ chức dạy trực tiếp, các trường học trên địa bàn TP.HCM có nhiều phương án xử lý và triển khai cả hai hình thức dạy học online lẫn trực tiếp.
Mặt khác, nhằm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu bài vở trong điều kiện tốt nhất khi học trực tuyến, các trường từ tiểu học, THCS cho đến THPT đều có cách tiếp cận đa dạng. Ngoài ra, thầy cô cũng theo dõi, cập nhật liên tục để các em đảm bảo điều kiện sức khỏe và theo sát chương trình học.
Xây dựng nhiều kênh học online
Trao đổi với Zing về hình thức tổ chức dạy học khi có học sinh mắc Covid-19, ông Trần Công Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Phú Nhuận, cho hay khi phát hiện ca F0 tại trường, mọi quy trình xử lý đều thực hiện theo hướng dẫn của thành phố.
Riêng việc tổ chức học online cho học sinh phải cách ly tại nhà được phối hợp từ nhiều phía. Theo đó, với các em học trực tuyến, việc tiếp cận bài vở có thể học ở website của trường, kênh dạy học online và từ bạn cùng lớp.
Các trường linh hoạt trong việc tổ chức học online và trực tiếp. Ảnh: Chí Hùng.
“Trường xây dựng nhiều kênh cho học sinh học online để đảm bảo các em có thể tiếp cận kiến thức một cách tốt nhất. Thông tin bài học trên website của trường sẽ hệ thống kiến thức, bài giảng online của thầy, cô hỗ trợ các em nắm trọng tâm nội dung bài học và kênh từ bạn cùng lớp giúp trao đổi về bài tập về nhà”, ông Tuấn nói.
Với số lượng ca nhiễm tại trường THPT Phú Nhuận khoảng 50 học sinh (phát hiện ở trường và nhà), ông Trần Công Tuấn cho biết việc hỗ trợ các em trong quá trình học tập khá linh hoạt, cả giáo viên lẫn học sinh đều thích ứng rất nhanh.
Tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức), việc dạy online cho những em cách ly ở nhà sẽ được tổ chức vào ngày thứ ba, năm, bảy hàng tuần. Học sinh sẽ học tất cả môn theo hình thức trực tuyến và bám sát với chương trình của bạn học trực tiếp tại lớp.
Là bậc THPT, hầu hết học sinh đều được tiêm phòng 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 nên triệu chứng của các em thường nhẹ hoặc không có. Các thầy cô chủ nhiệm và cán bộ y tế của trường cũng theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của các em đang cách ly tại nhà để hỗ trợ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Chính, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Huân, thông tin việc học online suốt học kỳ I đã phần nào giúp các em linh hoạt và quen thuộc hơn với hình thức này. Việc học tập, tiếp thu kiến thức không có nhiều trở ngại.
Đảm bảo việc học thuận tiện cho học sinh
Bên cạnh việc đảm bảo học sinh tiếp cận đầy đủ dung lượng kiến thức trong thời gian cách ly tại nhà, nhiều trường cũng đưa ra biện pháp để các em có thể an tâm học và điều dưỡng sức khỏe.
Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh) áp dụng biện pháp chống dịch chặt chẽ, tăng cường giãn cách tại khu vực ăn uống và ngủ nghỉ của học sinh bán trú.
Nếu lớp học nào phát hiện trường hợp mắc Covid-19, nhà trường sẽ cho cách ly tại nhà, học online theo hình thức phát sóng trực tiếp.
Theo bà Hứa Thị Diễm Trâm, Hiệu trưởng trường THCS Hà Huy Tập, học sinh F0 được miễn học online Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục vì đây là những môn khó tổ chức online, để những em F0 có thời gian nghỉ ngơi thêm.
Các trường linh hoạt sắp xếp thời khóa biểu và lịch học khi dịch bệnh phức tạp. Ảnh minh họa: Phương Lâm.
Ở trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1), ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ với các lớp có nhiều học sinh là F0 (4-5 em trở lên), nhà trường sẽ tổ chức dạy trực tuyến.
Sau khi khỏi bệnh và hết thời gian cách ly, học sinh sẽ trở lại học trực tiếp và đảm bảo mọi biện pháp chống dịch. Ngoài ra, việc tổ chức bán trú tại trường cũng được thực hiện chặt chẽ và khác biệt hơn với trước. Do sĩ số của mỗi lớp đều dưới 30 học sinh nên khi ngủ trưa, khoảng cách của các em được đảm bảo, hạn chế tiếp xúc.
Trong khi đó, với các khối lớp tiểu học, đều là học sinh chưa được tiêm ngừa vaccine Covid-19, việc tổ chức học online cũng được thực hiện linh hoạt bởi số lượng ca nhiễm ở lứa tuổi tiểu học chiếm tỷ lệ lớn.
Tại trường Tiểu học Mê Linh (quận 3), bà Phạm Thị Minh Châu, Phó hiệu trưởng trường, cho biết vẫn thực hiện nguyên tắc xác định nếu lớp có F0, toàn bộ học sinh còn lại là F1 và tiến hành cách ly tại nhà, chuyển sang hình thức học online. Cả lớp cùng học online phần nào giúp việc học của các em đồng bộ hơn.
Ngày 23/2, UBND TP.HCM có chỉ đạo khẩn đến Sở GD&ĐT, Sở Y tế và các quận, huyện về việc kiểm soát dịch Covid-19 trong trường học.
Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục, các quận, huyện thực hiện kịch bản xử trí đối với trường hợp phát hiện nhiều F0. Cụ thể, nếu trong cùng một ngày, lớp học phát hiện từ 2 F0 trở lên, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở giáo dục căn cứ kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức của những học sinh còn lại trong lớp.
Chỉ 1 học sinh đến lớp, dạy trực tiếp để làm gì?
Tỷ lệ học sinh diện F0, F1 khá lớn, thậm chí chiếm đa số trong lớp, song nhiều trường vẫn tổ chức dạy học trực tiếp như bình thường. Điều này đang gây tranh cãi.
Theo nhiều chuyên gia, việc yêu cầu cả lớp, thậm chí cả trường nghỉ học khi vừa phát hiện một vài ca F0 là cách làm cực đoan. Song ngược lại, quyết tâm tổ chức dạy học trực tiếp bằng mọi giá dù số học sinh đủ điều kiện đến lớp chỉ là số rất nhỏ là cứng nhắc.
Thực tế, hiện cũng có nhiều cơ sở giáo dục đang thực hiện theo phương châm dù lớp chỉ còn vài học sinh, thậm chí còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp bình thường.
Chia sẻ với VietNamNet, bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói nếu tư duy chỉ một hoặc một vài học sinh đến lớp vẫn phải dạy trực tiếp thì quá cứng nhắc. Trường học này đã có 428 em là F0 và 459 học sinh thuộc diện F1, một số giáo viên cũng đang phải cách ly do mắc Covid-19.
Nhiều lớp có trên 22 học sinh vào diện F0 và F1, trong khi sĩ số là 35.
"Ngay khi xây dựng kịch bản học sinh đến trường, chúng tôi đã dự tính những tình huống nếu rất nhiều học sinh trong lớp là F0, F1 thì sẽ xử lý ra sao, cũng như tính đến việc còn bao nhiêu học sinh âm tính một lớp thì có thể dạy học trực tiếp. Nếu một lớp 40 em, nhưng chỉ còn vài em có thể đến lớp thì không khí lớp học cũng bị chùng xuống. Việc tổ chức dạy học trực tiếp nhằm mục đích để học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi nhiều hơn với thầy cô, bạn bè, nhưng khi chỉ còn vài em học trực tiếp thì không còn thực sự hiệu quả", bà Dương cho hay.
Vì vậy, theo bà Dương việc quyết định học trực tiếp hay trực tuyến với từng lớp học cần sự linh hoạt, ứng biến phù hợp của lãnh đạo các nhà trường. Tuy nhiên, dù áp dụng bất cứ hình thức nào, thì chủ thể là học trò cũng cần được quan tâm, chăm sóc đầu tiên.
"Thực tế chỉ vài học sinh đi học thì không khí lớp học cũng chùng xuống. Trên lớp chỉ vài cô trò với nhau qua lớp khẩu trang bịt kín thì cũng bí bách", bà Dương nói.
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ nếu chỉ vài học sinh, thậm chí chỉ 1 học sinh đi học mà vẫn tổ chức dạy học trực tiếp thì sẽ rất khổ cho giáo viên.
"Chưa kể trường nào giờ cũng một loạt giáo viên F0, F1. Nếu quá máy móc duy trì dạy học trực tiếp thì có thể nói các trường như đánh vật, giáo viên vất vả hơn, nhưng khó mang lại hiệu quả như mong muốn", vị này nói.
Giờ học trực tiếp môn Hoá tại một trường THPT ở Hà Nội. Ảnh: Lê Thống Nhất.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho hay, hiện trường cũng có hơn 200 học sinh F0, hơn 600 học sinh là F1; 22 lớp có trên 50% học sinh trong diện F0, F1.
Do đó, việc tổ chức dạy học cũng rất vất vả.
"Chúng tôi phải cân đối khả năng phòng chống dịch, quyền đi học của học sinh, lực lượng giáo viên,...
Trường tôi quy định lớp nào có trên 50% học sinh là F0 và F1 thì sẽ chuyển sang học trực tuyến. Bởi giờ còn không đủ giáo viên đứng lớp. Tôi vừa đi kiểm tra, thì hiện có một lớp đang ngồi trống, không có ai dạy thay", bà Nhiếp nói.
"Cứ thử hình dung như mỗi lớp trường tôi sĩ số 50 em, khi 49 em đã phải học trực tuyến thì tại sao phải cố quá để tổ chức dạy trực tiếp một cách máy móc. Chỉ vài học sinh trên lớp thì cái không khí học nó cũng rệu rã.
Tinh thần quyết tâm đến trường là đúng, tuy nhiên, tôi nghĩ cần căn cứ vào thực tế để phù hợp với từng nhà trường. Để làm được vậy, trường phải dư thừa lực lượng. Nhưng như trường tôi hiện nay, để duy trì việc đủ người dạy đã khó khăn lắm rồi. Hiện giáo viên của chúng tôi là F0, F1 nhưng nếu đến giờ vẫn phải dạy trực tuyến để đảm bảo đủ người".
Trong trường hợp nhiều học sinh phải học trực tuyến ở nhà, chỉ một vài học trực tiếp trên lớp, bà Nhiếp cho rằng việc linh hoạt chuyển tất cả sang học trực tuyến vẫn hoàn toàn phù hợp, đảm bảo chất lượng. Việc này vẫn hơn là số đông theo diễn tiến lớp học trực tiếp thông qua camera.
"Bởi như thế vừa có không khí chung mà giáo viên cũng tập trung hơn vào chuẩn bị, thiết kế bài dạy theo hình thức trực tuyến.
Còn nếu khi vừa phải dạy trực tiếp trên lớp cho nhóm học sinh, vừa dạy trực tuyến cho phần đa học sinh ở nhà thì giáo viên khi đó phải tính đến cả phương án thiết kế làm sao để không bỏ rơi một trong hai nhóm đối tượng. Vì thế mà sẽ vất vả hơn nhiều. Chưa kể vào lớp còn mất thời gian ổn định trên lớp lẫn kết nối số trực tuyến.
Đã có trường hợp giáo viên vì ngại dạy cả trực tiếp cả trực tuyến đã nâng số lượng học sinh F1 lên khi báo cáo để chuyển sang trực tuyến 100%. Tuy nhiên, nhưng khi phụ huynh phản ánh, chúng tôi đã kiểm tra và yêu cầu giáo viên phải đảm bảo số liệu chính xác", bà Nhiếp nói.
Một chuyên gia giáo dục cũng trăn trở: "Các quy tắc phục vụ số đông gần như đã không còn hiệu lực trong các trường học trong thời gian gần đây. Khi số ít đến trường, số đông ở nhà, vậy bài giảng nên được thiết kế chính cho số học on hay cho số học off?"
Dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến: Giáo viên quay cuồng, học sinh mệt nhoài F0 ở trường ngày càng tăng, lớp ít dần học sinh, việc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến khiến giáo viên và học sinh quay cuồng. 7h05 sáng, cô Nguyễn Minh Hường, giáo viên một trường THPT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhanh chóng thực hiện các thao tác lắp đặt máy móc, thiết bị cho tiết học đầu ngày....