Trẻ lớp 1 ‘cõng’ 20 cuốn sách: Hướng dẫn không rõ thì khác gì ép mua
Bộ sách vài chục cuốn, dù trường không ép nhưng nếu không hướng dẫn một cách có tâm, phụ huynh chẳng rõ cuốn nào không bắt buộc thì ai dám mua thiếu dù chỉ một cuốn?
Mấy ngày nay, cộng đồng các phụ huynh bức xúc vì chuyện học sinh lớp 1 phải “cõng” bộ sách khoảng 20 cuốn và cha mẹ cũng “cõng” số tiền mua sách đắt gấp 3-4 lần bình thường.
Cụ thể, một phụ huynh tại trường Tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) phản ánh, gia đình phải bỏ ra hơn 300 nghìn đồng để mua bộ sách lớp 1 gồm 19 cuốn và vài trăm nghìn đồng nữa cho bộ hình khối môn Toán, bộ đồ dùng Toán – Tiếng Việt. Theo người này, nhà trường và đơn vị phát hành không thông báo, giải thích rõ đâu là sách giáo khoa (bắt buộc) và đâu là sách bổ trợ, tham khảo (không bắt buộc) nên họ phải mua cả “combo”.
Trước đó mấy ngày, phụ huynh của một học sinh lớp 1 ở TP.HCM phản ánh, hồi tháng 7, trường mầm non của con chị khi làm hồ sơ cho cháu vào lớp 1 đã thông báo số tiền mua sách là 807.000 đồng, kèm theo danh mục 25 cuốn gồm sách giáo khoa, sách tiếng Anh các loại, vở bài tập, sách bổ trợ, bảng viết…
Video đang HOT
Bộ sách 25 cuốn giá 807 nghìn đồng mà Trường Tiểu học An Phong, TP.HCM gửi danh sách cho phụ huynh. (Ảnh: GDVN)
Chỉ khi “kêu lên” như vậy, nhà trường và các đơn vị liên quan mới giải thích rằng trong số đó chỉ có một số cuốn là bắt buộc, trường không ép phụ huynh mua cả bộ, chỉ là có sai sót khi không thông báo rõ sách nào phải mua, sách nào không nhất thiết phải mua.
Không ép, nhưng không hướng dẫn rõ thì chẳng khác gì gợi ý phụ huynh mua trọn bộ. Đối với những gia đình khó khăn, 100 nghìn đồng phải chi thêm cũng đủ khiến họ đau đầu vì phải “giật gấu vá vai”. Trong khi đó, do không biết, nhiều phụ huynh phải trả thêm vài ba trăm, thậm chí tới 500 nghìn đồng cho những cuốn sách chưa chắc cần thiết.
Tôi cũng nhiều lần ở trong tình huống đó. Bao nhiêu năm trời, cứ sắp vào năm học mới, các con lại đưa về thông báo của trường về số tiền mua sách, kèm theo danh mục các cuốn trong bộ. Tôi đọc mà hoa mắt; trừ một số cuốn ai cũng biết chắc là sách giáo khoa, những cuốn còn lại (chiếm từ một nửa đến 2/3) tôi không biết có phải mua hay không. Do không có thời gian tìm hiểu ngọn ngành, tôi đều tặc lưỡi đóng tiền mua trọn bộ. Và nhiều cuốn trong số đó không được mở ra trong suốt năm học.
Ai cũng hiểu, đối với người làm cha làm mẹ, việc học của con quan trọng vô ngần. Sách vở cần cho việc học của con, dù túng thiếu cũng phải cố mua đủ. Nhưng giữa ma trận sách được in và đưa vào danh sách được phát bởi nhà trường, phụ huynh làm sao tự phân biệt được cuốn nào không thực sự cần thiết? Nếu trường không chỉ rõ, ai dám không mua đủ bộ?
Tôi nghĩ ban giám hiệu, thầy cô đều hiểu rõ ảnh hưởng, tác động lời tư vấn, định hướng… của mình đối với phụ huynh trong mọi vấn đề liên quan đến việc học của trẻ. Nếu nghĩ cho học sinh, cho phụ huynh, họ hẳn đã có hướng dẫn một cách rõ ràng hơn. Đơn giản, chỉ cần thêm một cột chú thích trong danh mục sách, ghi chữ “bắt buộc” vào những cuốn không thể không mua, là đủ xóa bỏ sự mơ hồ, giúp cho cả cái lưng học trò lẫn túi tiền phụ huynh đỡ nặng đến phân nửa.
Một chút thay đổi đó chẳng gây khó khăn, vất vả, tốn kém gì, chỉ cần “có tâm” mà thôi.
Nhiều trường bán SGK kiểu 'lạc kèm bia'
Một số phụ huynh băn khoăn, bức xúc vì đầu năm học mới, trường học gửi danh mục sách giáo khoa (SGK) và sản phẩm giáo dục năm học mới yêu cầu phụ huynh đăng ký mua nhưng không nói rõ sách nào cần thiết, sách nào không bắt buộc. Họ cho rằng, đó là cách làm lập lờ đánh lận con đen để trục lợi.
Danh mục sách lớp 1 Trường tiểu học Tây Sơn gửi phụ huynh
Năm bộ SGK của 2 đơn vị xuất bản niêm yết giá chỉ trên dưới 200.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, khi về đến các trường học, phụ huynh nhận được một danh mục sách và các sản phẩm giáo dục cần thiết khác nhau, giá bán cũng khác nhau. Nhiều phụ huynh chỉ biết tặc lưỡi mua đầy đủ bộ sách mà họ hiểu là "đã được trường quy định" cho con học tập.
Tại Trường Tiểu học Trần Phú (TP Hà Tĩnh), một phụ huynh mua bộ SGK "Cánh Diều" vào lớp 1 hết 469.000 đồng. Trong đó, có 21 đầu mục sách bao gồm SGK, vở bài tập các môn, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm và 2 cuốn sách tiếng Anh. Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, phụ trách thư viện trường này, cho biết, đa số phụ huynh đến mua toàn bộ bộ sách. Trong đó, đắt nhất là 2 quyển sách tiếng Anh có giá 78.000 đồng/quyển và 68.000 đồng/quyển.
Tại một trường tiểu học khác ở Hà Tĩnh, đến thời điểm này, thư viện đã bán ra hơn 200 bộ SGK lớp 1 "Cùng học để phát triển năng lực" của NXB Giáo dục Việt Nam có giá 469.000 đồng. Ngoài ra, học sinh được giới thiệu mua 2 bộ dụng cụ học tập có giá 140.000 đồng, tổng cộng cả SGK và dụng cụ học tập là 609.000 đồng. Trong danh mục sách trường này bán ra, ngoài SGK còn đi kèm 9 loại vở bài tập các môn và 2 quyển sách tiếng Anh. Trên thực tế, theo giá niêm yết của NXB Giáo dục Việt Nam, bộ sách gồm có 10 quyển, giá 194.000 đồng.
Trường tiểu học Tây Sơn ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chọn bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực". Tuy nhiên, ngoài danh mục SGK trường còn đưa ra một danh sách nối dài 19 đầu mục bao gồm cả vở bài tập, tài liệu tham khảo. Với những đầu mục này, nhà xuất bản báo giá 194.000 đồng đã tăng lên thành 305.000 đồng, chưa kể bộ đồ dùng học tập đi kèm.
Nhiều gia đình nhận được danh mục SGK nhưng nhà trường không giải thích rõ cho phụ huynh đâu là SGK cần mua, đâu là sách bài tập, sách tham khảo để phụ huynh cân nhắc mua hay không. Ngoài SGK, trường còn gửi phụ huynh bảng giới thiệu danh mục dụng cụ học tập Toán - Tiếng Việt của Công ty Cổ phần thương mại EPE.
PV Ti ề n Phong đã liên hệ bà Nguyễn Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tây Sơn, để tìm hiểu về vấn đề này nhưng bà Hoa đề nghị để lại câu hỏi, nhà trường cần thống nhất với Ban giám hiệu sau đó mới có câu trả lời báo chí.
Chị Nguyễn Thu Hà, phụ huynh một học sinh năm nay lên lớp 4, Trường tiểu học Đại Từ, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nói rằng, thông qua cô giáo chủ nhiệm, trường gửi phụ huynh danh mục SGK và các sản phẩm giáo dục dài gần kín một mặt giấy.
Vì phải đăng ký sớm để cô giáo chốt danh sách đặt hàng, chị Hà không xem kỹ nên nộp 586.000 đồng mua sách. Sau khi nhận sách, chị Hà mới nhận ra, bộ sách kể trên chỉ có 9 đầu mục SGK chính, số còn lại là những cuốn vở bài tập hay những quyển thuộc danh mục tài liệu tham khảo.
Sách giáo khoa lớp 1 năm nay dù được niêm yết giá nhưng một số trường vẫn bán kèm tài liệu tham khảo với giá cao
Sách vở, balô chỉ là cái vỏ Học sinh cả nước bước vào ngày khai giảng năm học mới với nhiều háo hức, đặc biệt sau những tháng dịch bệnh khiến việc đến trường của học sinh trở nên "bấp bênh". Balô, sách vở đầu năm học cho con là gánh nặng của nhiều gia đình, đặc biệt sau dịch COVID-19 - Ảnh: NHƯ HÙNG Suy cho cùng, balô hay...