Trẻ không chịu đến lớp, coi chừng chứng rối loạn lo âu
Khóc, lo sợ, giận dữ hay thậm chí run tay chân, đau bụng, đái dầm… đều là những biểu hiện của trẻ khi rối loạn lo âu. Những ngày đầu đến trường là thời gian bé dễ gặp bệnh lý này.
Nhiều phụ huynh tìm đến buổi nói chuyện chủ đề “ Rối loạn lo âu ở trẻ khi bắt đầu đi học”do Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khỏe TP HCM tổ chức cuối tuần qua để bày tỏ lo lắng. Những câu chuyện được trình bày đều có một điểm chung, là trẻ phản kháng bằng nhiều cách đối với việc phải đến lớp.
Hà Vy (6 tuổi, quận Bình Thạnh) mỗi sáng khi mẹ đánh thức để đi học là lại kéo chăn kín đầu, nói mình bị sốt. Nam (6 tuổi, quận 3) luôn về nhà rất hậm hực sau khi tan trường và nhất quyết không chịu làm bài tập. Hay nghiêm trọng hơn, Ngọc Phương (quận 2) dù đã học lớp 4 vẫn luôn kêu đau bụng và vã mồ hôi mỗi lần thi học kỳ.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, giám đốc Trung tâm giám định pháp y tâm thần TP.HCM cho biết đó rất có thể là những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu. “Lo âu là một trạng thái tâm lý bình thường ở mọi người, trẻ em không phải ngoại lệ. Nếu kéo dài và không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến lo âu bệnh lý, có thể gây trầm cảm và rối loạn tâm thần thực sự”, bác sĩ này nói.
Bác sĩ Quang nhận định, sự lo âu của trẻ xuất phát từ việc sợ sự chia ly. Khi phải xa cha mẹ, đến với môi trường mới trong một thời gian dài, trẻ sẽ lâm vào tình trạng hoảng sợ. Nhất là khi vào tiểu học, trẻ không còn được chăm sóc kỹ lưỡng như lúc ở nhà hay học mầm non.
Video đang HOT
Lúc này, trẻ dễ coi môi trường mới là mối đe dọa với mình và truyền cảm xúc giận dữ về phía cha mẹ. Nếu các bậc cha mẹ không hiểu tâm lý, sẽ la mắng con là hư hỏng, không nghe lời, gây rạn nứt tình cảm và khiến cho tình hình trầm trọng hơn.
Ngoài ra, sự rối loạn lo âu ở trẻ đôi khi còn đến từ chính sự lo âu của các bậc cha mẹ khi chuẩn bị cho con đi học. “Nếu trẻ thấy cha mẹ mình tất bật chuẩn bị đủ thứ, mặt mày lúc nào cũng căng thẳng, hẳn sẽ nghĩ rằng mình sắp được đưa đến một nơi rất không an toàn”, bác sĩ Quang nói.
Rối loạn lo âu có thể đi kèm với trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khiến cho trẻ không tập trung khi học tập, dẫn đến kết quả không tốt. Biểu hiện của trẻ lúc này là không kiềm chế được hành vi và lời nói trong lớp, hay phá bạn, không thể ngồi yên để viết bài.
Mặt khác, trẻ không có khả năng tự làm những việc đơn giản như sắp xếp quần áo, sách vở, đồ chơi. “Những biểu hiện này không thực sự rõ rệt và na ná nhau ở nhiều bệnh lý, khiến cho nhiều phụ huynh không nhận ra và chỉ tìm đến bác sĩ khi bệnh của trẻ đã trầm trọng”, bác sĩ Ngọc Quang cho biết.
Việc phòng tránh và điều trị chứng bệnh này ở trẻ cần có sự phối hợp tốt giữa nhiều phía: gia đình, thầy cô, bạn bè, bác sĩ và bằng nhiều phương pháp.
Cha mẹ khi chuẩn bị cho trẻ đến trường cần trò chuyện trước để tạo cho trẻ sự yên tâm và hứng thú như “Đi học là để tự biết đọc truyện một mình, không cần mẹ giúp”. Trẻ em thường thích thú khi được xem là trưởng thành, vì vậy đừng quên nói với trẻ những câu khuyến khích như “Ngày mai Bin đi học, Bin thành người lớn giống như chị hai”. Ngoài ra, tìm cho trẻ những người bạn đồng lứa để cùng đi học, làm bài cũng khiến trẻ hứng thú hơn với việc đến trường.
“Đừng tạo áp lực cho trẻ vì tham vọng của cha mẹ muốn trẻ học giỏi hơn bạn bè cùng lứa. Nếu trẻ gặp khó khăn trong học tập, hãy chấp nhận kết quả ấy, trò chuyện với trẻ để tìm ra vấn đề và cải thiện dần. Hãy cùng chơi, trò chuyện với trẻ và quan sát biểu hiện để kịp thời phát hiện ra những bất thường và tìm cách điều trị. Cuối cùng, có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý”, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang đưa ra lời khuyên.
Theo VNE
Cả khu phố lo âu vì quả đạn cối
Bà Nguyễn Thị Luân (trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông) phản ảnh khoảng giữa tháng 6-2012, trong lúc cuốc cỏ làm rau trên mảnh đất cạnh nhà, bà phát hiện một quả đạn chưa nổ.
Bà báo Cơ quan quân sự huyện Đắk R'Lấp, sau đó cơ quan đã cử người đến kiểm tra hiện trường, dùng cây khô khoanh vùng rồi về.
Quả đạn cối 81 chưa nổ nằm cạnh nhà bà Luân đã hơn một tháng nay - Ảnh: T.Huynh
Từ đó đến nay đã hơn một tháng quả đạn vẫn nằm bên cạnh nhà khiến gia đình bà Luân ăn ngủ không yên và không dám canh tác trên mảnh đất đó nữa. Ông Lê Nam Á, tổ trưởng tổ dân phố 2, cho biết cả khu phố cũng thấp thỏm lo âu vì quả đạn này.
Ông Cao Thanh Trình, chính trị viên phó Cơ quan quân sự huyện Đắk R'Lấp, cho hay sau khi được tin báo, cơ quan quân sự huyện đã cử người đến kiểm tra và thấy đó là quả đạn cối 81 chưa nổ nên đã khoanh vùng, làm biển báo nguy hiểm và báo cơ quan chuyên môn về rà phá bom mìn là đội công binh của tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa thấy đơn vị này đến hiện trường.
"Việc rà phá bom mìn không thuộc chuyên môn của đơn vị nên chúng tôi chỉ thu thập thông tin hiện trường, hiện trạng của quả đạn và báo cơ quan chức năng để sớm có biện pháp giải quyết" - ông Trình cho biết.
Theo Tuổi Trẻ
Nỗi đau 3 đám tang thợ mỏ trong 50 mét đường Dường như chưa có năm nào, vùng mỏ Quảng Ninh lại không phải chứng kiến những cái chết bất ngờ của những người thợ nhưng cái chết của 3 thợ mỏ trong vụ bục túi nước ngày 23/7 vừa qua thì quá đau thương Đã mấy ngày trôi qua, thôn Hồng Thái (phường Phương Nam, thị xã Uông Bí, Quảng Ninh) bao trùm...