“Trẻ học không giỏi lớn lên sẽ lãnh đạo bạn học giỏi: Ít lắm!”
Bỗng dưng nhà nhà sợ nhận học giỏi và học kém lại có chuyện để kể. Hiện tượng rộ lên trong những ngày gần đây, khi thời điểm kết thúc năm học cận kề, gợi ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau.
Những hình ảnh cả lớp được nhận giấy khen, chỉ chơ vơ một vài học sinh không có, dù chưa rõ ràng về nguồn gốc nhưng đang thu hút sự bàn tán của các phụ huynh và những người quan tâm tới giáo dục. Bày tỏ ý kiến về vấn đề này, anh Nguyễn Đức Sơn cho rằng không nên có cái nhìn khiên cưỡng. Dưới đây là ý kiến của anh Sơn.
Có giấy khen không đồng nghĩa học giỏi và chẳng liên quan gì sau này ra đời sẽ thành công. Nhất là nền giáo dục mắc bệnh nan y về cuồng thành tích. Nhưng đừng vì thế mà kết luận tất cả các em có giấy khen đều gà công nghiệp.
Học giỏi không có nghĩa làm giỏi. Nhưng học giỏi thật sự không dễ đâu. Đầy doanh nhân xuất sắc mình biết hồi học sinh học rất giỏi. Không có giấy khen không có nghĩa khi nào cũng kém. Nhưng đừng vì bệnh thành tích của những giấy khen mà bỗng dưng gán đủ thứ hay ho cho người ngồi tay không. Khiên cưỡng hết sức.
Sau này em học kém sẽ làm chủ và đi thuê mấy em học giỏi? Cũng có đầy.
Video đang HOT
Nhưng mặc nhiên kết luận em không giấy khen sau này sẽ làm chủ nghe buồn cười quá!
Với cá nhân nào đó thì vẫn đúng đấy nhưng tôi không tin số đông học kém ra đời sẽ thành công hơn học giỏi.
Quan điểm cá nhân của một người cấp 1 và cấp 2 học dốt đến trung bình. Chưa bao giờ được bằng khen.
Nhớ lại hồi đó, tôi chẳng bị kỳ thị gì cả. Chỉ có điều vì kém nên tôi luôn có cảm giác tự ti và không vui khi đến lớp.
Tôi ước giá như hồi đó mình đừng học dốt như vậy.
Bỏ qua những chiếc giấy khen. Tôi thích những người học giỏi thật sự. Giỏi thật sự rõ ràng họ thông minh hơn tôi.
Cho dù vào đời có người thành công, có người không.
Phản đối bệnh thành tích tệ hại là đúng rồi. Nhưng vô tình cổ vũ cho những em lười học cũng chẳng hay gì.
Nguy hiểm hơn là các bạn non nớt nghĩ rằng chả cần học đâu lớn lên giỏi là làm ông chủ thôi.
Vĩ nhân thì đúng là không phụ thuộc mấy vào trường học. Nhưng 99.99% nhân loại là người thường mà.
Học giỏi thật sự – nên tự hào. Nhưng đừng mặc định học giỏi sẽ thành công. Học không giỏi, cũng bình thường.
Nhưng đừng mặc định cho trẻ học không giỏi lớn lên sẽ lãnh đạo bọn học giỏi. Ít lắm, trừ khi có tài đặc biệt nào đấy.
Câu chuyện giáo dục: Đừng để học sinh điểm cao nhưng kiến thức có hạn
Kiểu dạy học thực dụng khiến học sinh (HS) điểm cao nhưng thiếu kiến thức, vốn sống thực tế, không biết ứng phó trong cuộc sống.
Nhiều học sinh điểm cao nhưng thiếu kiến thức, vốn sống thực tế - ĐÀO NGỌC THẠCH
Trên thực tế, điểm số thường gắn liền với kiến thức. HS nắm vững kiến thức (không chỉ ở sách vở mà còn ở thực tế cuộc sống) thì sẽ đạt điểm cao. Tuy nhiên, không ít trường hợp, điểm cao nhưng kiến thức... có hạn. Việc dạy theo kiến thức hay điểm số một phần từ cách dạy của giáo viên. Có những giáo viên chọn cách dạy "an toàn" (và thường được nhà trường đánh giá cao) là gọt giũa để làm sao HS đạt điểm cao (ít mở rộng kiến thức quan trọng từ thực tế, chủ yếu là kiến thức sách vở).
Ngoài ra, chính phụ huynh cũng là tác nhân khiến HS phải học vì điểm số. Phụ huynh cũng vì bệnh thành tích mà xem nhẹ những kiến thức cần thiết khác. Ngoài việc học, lẽ ra HS bậc THPT biết làm nhiều công việc từ trong gia đình, ngoài xã hội. Thế nhưng cha mẹ đã đánh mất việc thực hành ngoài cuộc sống hằng ngày của con chỉ vì điểm số. Đó cũng là hệ lụy của tuổi 18 chưa chịu lớn, chưa trưởng thành.
Từ chương trình, cách dạy, cách thi; từ người lớn đã tạo cho HS cách học thực dụng, thi thực dụng để lấy điểm cao. Tình trạng học tủ, dạy và học theo kiểu "luyện gà" vào đại học khá phổ biến ở các trường THPT. Việc luyện gà này đã được "ấp" từ bậc tiểu học, "rèn" từ bậc THCS (vào trường chuyên, lớp chọn) và "luyện" từ bậc THPT.
Chính vì điểm số, vì cách học "luyện gà" nên việc học trong sách vở có "khoảng cách lớn" đối với việc vận dụng thực tế. Vì vậy mới dẫn đến tình trạng khá phổ biến có HS đạt điểm cao nhưng làm việc lặt vặt trong gia đình "như gà mắc tóc", bước ra ngoài đường, ứng xử tình huống thực tế "như gà công nghiệp".
Cậu học trò Hà Tĩnh "có duyên" với nhiều giải thưởng Chăm ngoan, học giỏi và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi là những nhận xét của thầy cô Trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà (Hà Tĩnh) dành cho cậu học trò lớp 5A6 Hoàng Xuân Dũng. Dũng cùng các bạn đọc sách tại thư viện Trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà. Gặp chúng tôi, cậu bé Dũng với khuôn...