Trẻ học được nhiều kiến thức giao thông trên phim hoạt hình
Chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” phiên bản Vui giao thông có các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh, giúp trẻ có những bài học đầu đời, hình thành nhận thức về an toàn giao thông.
Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản Vui giao thông mùa hai hướng đến đối tượng trẻ em ở lứa tuổi mầm non, từ 3 – 5 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ đang hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh, bắt đầu cùng cha mẹ tham gia giao thông.
Trẻ nhỏ tại trường mầm non tham gia lớp học về an toàn giao thông.
Nhận xét về chương trình này, anh Đinh Vương Linh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, con gái anh rất thích xem và làm theo những nhân vật trong phim hoạt hình như đội mũ bảo hiểm, nhận biết đèn xanh, đèn đỏ. “Trong lúc xem hoạt hình, con gái đã làm theo các nhân vật hoạt hình, nhờ bố mẹ lấy mũ bảo hiểm và lấy xe ra để tập đi. Khi xem chương trình, bản thân tôi cũng thấy mình được củng cố thêm kiến thức về an toàn giao thông”, anh Linh nói. “Trong giai đoạn ảnh hưởng bởi Covid-19, các con thường xuyên phải ở nhà nên những chương trình này rất ý nghĩa và cần thiết”.
Chương trình trong mùa này là chuỗi phim hoạt hình với tên gọi “Vui giao thông”, có sự dẫn dắt của ba nhân vật ngộ nghĩnh Bi (khỉ), Bo (mèo) và Ben (tắc tè) với ba cá tính khác nhau, cùng với “Giáo sư” một thủ lĩnh có những nghiệm vụ thú vị tại “Sở chỉ huy giao thông”.
Trẻ mầm non xem chương trình Tôi yêu Việt Nam phiên bản Vui giao thông tại lớp học.
Mỗi tập phim là một chuyến phiêu lưu, mang nhiều trải nghiệm mới được truyền tải đến các bạn nhỏ thông qua lăng kính hồn nhiên, sinh động của các nhân vật hoạt hình. Bi, Bo, Ben giống như những người bạn đồng hành đáng yêu, đem đến những bài học an toàn giao thông bổ ích, dễ hiểu đối với trẻ nhỏ. Chương trình này có 26 tập, thời lượng 5 phút mỗi tập, phát sóng trên VTV3 từ tháng 9/2021 vào 18g50p thứ bảy hàng tuần, phát lại 16h thứ hai tuần kế tiếp. Song song đó, loạt phim này được phát sóng trên kênh Youtube của chương trình “Tôi yêu Việt Nam” và kênh POPSKids.
Bà Trịnh Thu Hà, Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi đang bắt đầu hình thành nhận thức, đây là độ tuổi lý tưởng để gia đình và nhà trường giáo dục, định hướng hành vi có hiệu quả. “Ở tuổi này, các con tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu mặc dù chưa biết đọc viết và học rất nhanh qua phim ảnh. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng chương trình an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi”, bà Thu Hà nói.
Video đang HOT
Đồng tình với quan điểm trên, Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, cục Cảnh sát Giao thông cho rằng, Cục đã phối hợp xây dựng chương trình Tôi yêu Việt Nam cho bậc mầm non, với những kiến thức cơ bản và gần gũi nhất với trẻ nhỏ. Nhờ yếu tố trên, các kiến thức khô cứng về an toàn giao thông đã được chuyển thể mềm mại, dễ tiếp cận hơn với trẻ mầm non.
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, cục Cảnh sát Giao thông.
Song song với chương trình này, Honda Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm chương trình đào tạo trực tiếp tại 15 trường mầm non thuộc 5 tỉnh thành trong năm học 2020 – 2021. Sau năm đầu triển khai thí điểm, chương trình này đã nhận đánh giá cao của các bậc phụ huynh, thầy cô và xã hội, với 76% trẻ có nhận thức về an toàn giao thông (theo khảo sát hồi tháng 3/2021). Dự kiến năm nay, chương trình sẽ mở rộng triển khai ở các trường mầm non tại 23 tỉnh thành.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, nội dung thí điểm triển khai đã mang lại phản hồi tốt. “Để nhân rộng kết quả đó, thời gian tới cần hơn những nguồn lực hỗ trợ cơ sở mầm non địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng, các bậc phụ huynh chăm sóc các cháu, về cả thể chất và an toàn giao thông, được xem như văn hoá đời sống của người Việt Nam”, ông Bá Minh nói.
Tập 6 mùa 2 của chương trình Tôi yêu Việt Nam phiên bản Vui giao thông. Nguồn: HVN.
Ngoài việc phát sóng chương trình “Tôi yêu Việt Nam” tới khán giả cả nước, Honda Việt Nam cũng tích cực triển khai các hoạt động về an toàn giao thông cho đa dạng các đối tượng,nhằm chung tay phổ cập kiến thức về an toàn giao thông và từ đó, xây dựng xã hội giao thông văn minh và an toàn.
(Ảnh: HVN)
Ngỡ ngàng một lần chở con ra phố
Chị Hoàng Thanh Mai ngỡ ngàng trước lời nói của con khi một lần chị lỡ vượt đèn đỏ trên phố trong khi con ngồi phía sau.
Trẻ được học về ATGT từ rất sớm
Học mà chơi, chơi mà học
Việc giáo dục về ATGT ngay từ lứa tuổi mầm non nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng để trẻ có những hiểu biết sơ đẳng, thiết thực về ATGT. Từ đó, trẻ đánh giá được việc làm, hành động đúng hay sai khi tham gia giao thông.
Nhằm tạo cho trẻ kiến thức về các kỹ năng tham gia giao thông, hằng ngày giáo viên Tại Trường mầm non Mèo Con (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho trẻ đọc thơ, học bài hát về giao thông với những câu từ đơn giản, dễ nhớ. Qua đó, trẻ vừa có hứng thú học tập, vừa dễ dàng thuộc bài và nhanh chóng áp dụng thực tế.
"Các tiết học giao thông thường diễn ra theo chủ đề, mỗi tháng sẽ có chủ đề trọng điểm. Đầu tiên sẽ cho trẻ xem tranh ảnh, thông tin về ATGT, tiếp đó là tiếp xúc với các mô hình, trò chơi giao thông, sau cùng là thực hành", cô Nguyễn Thị Phương Anh - Hiệu trưởng Trường mầm non Mèo Con cho biết.
Việc lồng ghép các buổi hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài trời về chủ đề ATGT cũng đang được triển khai tại Trường mầm non Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Theo cô Nguyễn Thị Hoa - Hiệu trưởng nhà trường, giáo dục ATGT cho trẻ là một trong những nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục dành cho lứa tuổi mầm non.
Khi triển khai chương trình này trong nhà trường, giáo viên luôn tạo cho trẻ môi trường học tập thoải mái để trẻ được khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tuổi tại trường mầm non Vĩnh Sơn, cô Phùng Thị Cúc cho hay: "Trong giờ học, từng nhóm trẻ được phân công đóng vai cảnh sát giao thông và người lái xe, xử lý tình huống nhỏ như tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, hướng dẫn đi đúng làn đường quy định, sử dụng kèn khi tham gia giao thông ở những đoạn đường đông người...
Hầu hết trẻ rất hào hứng khi được phân vai trong trò chơi, đồng thời cơ thể được vận động qua đó giúp trẻ vui chơi có thêm kiến thức và rèn luyện sức khỏe".
Các bé rất thích thú khi được đóng vai trong trò chơi
Hình thành ý thức ngay từ nhỏ
Có thể thấy rằng, việc giáo dục về ATGT trong trường mầm non đã ảnh hưởng tích cực đến ý thức của trẻ em. Dù ở lứa tuổi rất nhỏ nhưng đa số các bé đều trả lời chính xác một số nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông.
Mặc dù, mới 3 tuổi nhưng bé Nguyễn Đình Nguyên (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã nhận biết được nhiều nội dung về giao thông như các loại phương tiện giao thông, phải tuân thủ theo đúng màu sắc của đèn giao thông,....
Chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc - phụ huynh bé Đình Nguyên chia sẻ: "Khi tham gia giao thông, tôi hỏi bé ý nghĩa màu sắc của đèn giao thông là gì? Bé trả lời rất nhanh và chính xác. Thậm chí có lần 2 mẹ con đi thể dục, tôi dắt cháu đi bên trái, bé liền trả lời "Mẹ đi sai rồi, phải đi bên phải chứ" khiến tôi không khỏi bất ngờ".
Các tiết học về ATGT luôn được các giáo viên khuấy động khiến trẻ thích thú theo dõi
Cũng như chị Ngọc, chị Hoàng Thanh Mai (Đống Đa - Hà Nội) cho hay: "Cách đây mấy tháng, tôi chở con đi học, vì sợ trễ giờ làm nên dù chỉ còn 5 giây nữa là hết đèn đỏ nhưng tôi đã vượt trước. Cháu thấy thế liền bảo mẹ "dừng lại, đèn đỏ phải dừng lại mà mẹ" và tỏ vẻ buồn, không hài lòng. Từ đó trở đi, tôi chẳng bao giờ dám vi phạm nữa".
Theo Hiệu trưởng Trường mầm non Mèo con, trẻ mầm non tư duy như tờ giấy trắng, hay có những hành động bắt chước những điều mình bắt gặp hằng ngày. Không chỉ được giáo dục tại trường mà phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc hình thành ý thức cho trẻ. Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen quan sát, cách xử lý tình huống khi đi trên đường và làm gương để các cháu noi theo khi tham gia giao thông.
Có thể thấy rằng, việc giáo dục về ATGT trong trường mầm non đã có ảnh hưởng tích cực đến ý thức của trẻ em. Từ những bài học nhỏ được học trên lớp sẽ góp phần giúp các bé hình thành thói quen và ý thức chấp hành đúng luật an toàn giao thông.
Không tuyển thí sinh nói ngọng, nói lắp vào ngành Sư phạm: Học sinh, giáo viên nói gì? Thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến dự thảo đề án tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó có quy định các ngành Sư phạm không tuyển những thí sinh nói ngọng, nói lắp. Bên cạnh sự đồng tình, cũng có không ít băn khoăn xoay quanh quy định này. Năm 2021,...