T.rẻ e.m xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ… thư viện cộng đồng

Theo dõi VGT trên

“Qua nhiều năm, tôi phát hiện t.rẻ e.m vùng nông thôn hiếu độngthông minh không kém gì t.rẻ e.m ở thành thị nhưng cái mà các em thiếu nhất là cơ hội được tiếp cận với chương trình giáo dục chất lượng. Điều đó đã thúc đẩy tôi rất lớn khi phát triển mô hình thư viện cộng đồng ở vùng nông thôn”.

Việc anh Phạm Văn Anh đem thư viện miễn phí về xã Phong Thạnh (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) đã mở ra một khoảng trời mới đầy hy vọng cho t.rẻ e.m nơi đây.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 1

Thư viện đa dạng các loại sách

Anh Văn Anh chia sẻ, anh xây dựng mô hình thư viện cộng động này với ước muốn giúp t.rẻ e.m vùng quê có điều kiện được tiếp cận mô hình giáo dục tiến bộ như các em ở những thành phố lớn. Nó sẽ là một thay đổi tích cực đến sự phát triển toàn diện của các em sau này.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 2

Sau giờ học, các em rất thích đến thư viện

Sự thay đổi tích cực của những “mầm non”

Đến thư viện, các em không chỉ được đọc sách thỏa thích, mà còn được dạy về tin học, được dạy cách thiết kế, vận hành robot hay các kỹ năng sống cần thiết. Ngoài ra, các em còn được tham gia những môn thể thao, trò chơi thú vị như bóng đá, bóng chuyền, đá cầu, cờ vua…, giúp cải thiện thể chất, trở nên tự tin và năng động hơn.

Các em còn cùng nhau trồng và chăm sóc vườn cây, vườn rau qua đó giúp các hiểu được giá trị lao động cũng như yêu quý thiên nhiên, giúp các em nuôi dưỡng tâm hồn, hướng đến những điều tốt, việc tốt.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 3

Không chỉ học, các em còn được vui chơi với bạn mới

Để thư viện cộng đồng có thể phát triển như hôm nay, nhận được sự ủng hộ của bà con và địa phương, anh Văn Anh cùng với những cộng sự của mình không ngừng nỗ lực gắn kết các em thành một gia đình, lan tỏa sức mạnh tri thức và tình yêu thương đến các em bằng tất cả sự quan tâm và thấu hiểu.

Sau hơn 3 năm thư viện ra đời, t.rẻ e.m xã Phong Thạnh đã có sự tiến bộ đáng kể từ tư duy cho đến lối cư xử. Một số em không còn đ.ánh n.hau, c.hửi thề hay quậy phá như trước mà ngược lại đã trở nên ngoan ngoãn, lễ phép hơn hẳn. Không chỉ vậy, trình độ tiếng Anh của các em cũng được cải thiện, góp phần bổ trợ cho việc giảng dạy của các trường học chính quy.

Video đang HOT

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 4

Các em được làm những gì mình thích

Là người trực tiếp chỉ dẫn các em ở thư viện trong những năm qua, chị Phạm Thị Thanh Thêu – quản lý thư viện cho biết: “Sau khoảng thời gian làm việc ở đây, điều khiến tôi vui nhất là nhìn thấy sự thay đổi tốt hơn của các bé từ thái độ, hành vi cho đến suy nghĩ. Tôi xem các bé như là em của mình ở nhà nên muốn dành những điều tốt nhất cho các bé. Được sinh ra ở miền quê và cũng từng phải chịu thiệt thòi giống như các bé nên tôi luôn nhắc các em phải cố gắng học hành. Thứ nhất là để lo cho chính cuộc sống bản thân sau này tốt hơn, thứ hai là có thể đỡ đần gia đình và giúp ích quê hương”.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 5

Chị Thêu rất được các em yêu mến

Cũng như chị Thêu, không ít phụ huynh đã tỏ ra hết sức bất ngờ và xúc động khi nhìn thấy sự thay đổi từng ngày của con mình. Các em về nhà đã biết nói cám ơn với cha mẹ, biết thể hiện tình cảm với cha mẹ và lâu lâu còn mang rau mà mình chăm sóc ở thư viện về cho cha mẹ.

Các bậc cha mẹ ủng hộ, khuyến khích con mình đến thư viện chơi và học hỏi nhiều hơn. “Thành công bước đầu này là động lực rất lớn để tôi tiếp tục đem những tiến bộ khoa học kỹ thuật về đây cho các em và tôi mong chính các em sẽ là người sẽ thúc đẩy sự thay đổi của vùng nông thôn. Tôi muốn nhân rộng thêm mô hình này để giúp t.rẻ e.m vùng quê có điều kiện phát triển tốt như ở thành phố”, anh Văn Anh nói.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 6

Mỗi ngày thư viện có khoảng 15 -20 em đến

Lan tỏa sức mạnh tri thức

Đến thư viện “trải nghiệm”, nhiều em thích thú về khoe và rủ thêm các bạn của mình đến cùng vui chơi, học tập. Lúc đầu, thư viện chỉ có vài em biết nhưng giờ số lượng đã tăng lên đáng kể, một ngày trung bình khoảng 15 – 20 em đến đây, cuối tuần có thể lên đến 30 em.

Đặc biệt, khi thư viện tổ chức các hoạt động như ngày hội thư viện, giáng sinh, trung thu thì số lượng có thể từ 50 – 100 em. Những em đến đây đa phần là học sinh tiểu học, kế đó là học sinh cấp 2 và cấp 3.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 7

Nguồn sách chủ yếu là từ cộng đồng, xã hội, những người có sách đóng góp

Hiện nay, thư viện đã có hơn 1.200 đầu sách với đa dạng thể loại như sách kĩ năng, văn học, sức khỏe, văn hóa, lịch sử, truyện tranh… Nguồn sách chủ yếu là từ cộng đồng, xã hội, những người có sách đóng góp cho thư viện.

“Con thích ở đây lắm, cô Thêu dạy cho con với các bạn đủ thứ hết, con được chơi với nhiều bạn mới, được đọc truyện tranh thoải mái luôn”, bé Bình An (8 t.uổi) tinh nghịch nói. Dừng tay tô màu, bé Huỳnh Anh (9 t.uổi) cũng nói theo: “Chơi ở đây vui mà, con biết vẽ nữa nè”.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 8

Các bậc cha mẹ cũng khuyến khích con đến thư viện

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 9

Thư viện tổ chức chơi gấp đậu

Đứng ngoài cửa quan sát các cháu bé hoạt động trong thư biện, cô Huỳnh Thị Đẹp (ngụ xã Phong Thạnh) nó: “Tôi có hai đưa cháu đang học trong thư viện này, ngày nào tôi cũng đạp xe chở hai đứa nó qua đây hết, xong rồi chờ chở tụi nó về. Ở đây mấy cô chú nhiệt tình, thân thiện, cô Thêu cổ cũng dễ thương lắm. Tôi thấy vậy nên tôi ủng hộ”.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 10

Cô Đẹp quan sát cháu mình chơi với các bạn

Ông Lâm Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh cho biết, từ khi thành lập đến nay, thư viện này đã mang lại hiệu quả tích cực về nhiều mặt đối với t.rẻ e.m vùng này. Địa phương cũng sẽ cố gắng tạo điều kiện để thư viện ngày càng phát triển tố hơn, giúp các em phát triển tốt hơn.

Trẻ em xứ dừa sáp Trà Vinh thay đổi nhờ... thư viện cộng đồng - Hình 11

Thư viện cũng đầu tư sân chơi ngoài trời, vườn rau cho các em

Thư viện cộng đồng là một trong những hạng mục thuộc dự án Trung tâm tình nguyện cộng đồng do Tổ chức ECO Vietnam Group (EVG) triển khai và xây dựng dựa trên sự phối hợp với chính quyền địa phương. Thư viện hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 2/2016. EVG là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2009, bởi những bạn trẻ có chung niềm đam mê, nhiệt huyết với việc phát triển cộng đồng, mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho những vùng quê nghèo Việt Nam. Anh Phạm Văn Anh cũng là một trong những người sáng lập tổ chức này.

Ngành giáo dục Trà Vinh: Gìn giữ văn hóa dân tộc Khmer

Tỉnh Trà Vinh có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao nhất nước, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh, với hơn 320.000 người.

Ngành giáo dục Trà Vinh: Gìn giữ văn hóa dân tộc Khmer - Hình 1

Trường TH Hàm Giang B, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có hơn 99% HS dân tộc Khmer. Ảnh: T.G

Để gìn giữ văn hóa dân tộc, ngành Giáo dục địa phương thực hiện nhiều giải pháp, góp phần đào tạo, nâng cao dân trí cho người dân.

Những chính sách kịp thời

Sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh ngày càng rõ rệt. Đặc biệt là sự quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế rộng khắp, tạo điều kiện để đồng bào yên tâm lao động, học tập, nâng cao trình độ dân trí.

Đến nay, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học ở các trường được tăng cường đầu tư xây dựng. 6.500 phòng học, chiếm tỷ lệ 85,68% đã được kiên cố hóa. 100% các xã trong vùng đồng bào dân tộc có trường mẫu giáo. Tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm nâng cao trình độ dân trí gắn với giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer. Công tác giáo dục, y tế vùng đồng bào dân tộc Khmer luôn được tỉnh ưu tiên thực hiện, tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Toàn tỉnh hiện có 8 trường dân tộc nội trú và 1 trường Trung cấp Pa-li. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Trà Vinh, việc dạy và học chữ Khmer được duy trì và phát triển. Toàn tỉnh có 121 điểm trường dạy học chữ Khmer, với 18.520 học sinh. 134/143 chùa tổ chức dạy học chữ Khmer dịp hè, với trên 16.700 học sinh theo học.

Chế độ chính sách, ưu đãi, đặc biệt là Nghị định số 116/2016/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn đã tạo điều kiện, giúp đồng bào trong công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho con em mình. Trong 5 năm qua, các địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ trên 110 tấn gạo cho 1.475 học sinh, thuộc 40 trường tiểu học, THCS và THPT. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã phân công công tác cho 48/64 sinh viên Khmer được đào tạo theo chế độ cử tuyển. Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh đều hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng cho giáo viên dạy chữ Khmer ở các điểm chùa trong dịp hè.

Đầu tư trọng điểm

Ngành giáo dục Trà Vinh: Gìn giữ văn hóa dân tộc Khmer - Hình 2

Trường ĐH Trà Vinh đã thành lập Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ để đào tạo có tính trọng điểm quốc gia về lĩnh vực này. Qua thời gian đi vào hoạt động, Khoa đã và đang đào tạo bậc đại học, cao học và tiến sĩ về lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam Bộ cho hàng nghìn học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh... Theo PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ được nhà trường rất quan tâm và triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy...

Nhằm góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc Khmer, đặc biệt là âm nhạc dân tộc, Trường ĐH Trà Vinh đã có nhiều khảo sát, công trình nghiên cứu trọng điểm. Trường ĐH Trà Vinh là một trong số ít đơn vị ở ĐBSCL nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, thực hiện đề tài... nhằm tìm giải pháp bảo tồn âm nhạc Khmer Nam Bộ.

Âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ có nhiều loại hình khác nhau như dàn nhạc Ngũ âm, dàn nhạc Mhôry, dàn nhạc cưới, múa trống Sa dam, hát À day, Chầm riêng Chà pây, đồng dao, hát ru... đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer bao đời nay. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và giao lưu ngày càng sâu rộng, sự tác động của các loại hình âm nhạc hiện đại khiến âm nhạc dân gian của người Khmer Nam Bộ gặp nhiều khó khăn, một số loại hình đang có nguy cơ bị mai một, cần bảo tồn khẩn cấp.

Thực tế thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ ở các địa phương chủ yếu được thực hiện theo hướng tự phát, sự lưu truyền theo phương thức truyền miệng gắn với các nghệ nhân, nghệ sĩ. Các hình thức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập. Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến mong muốn các ngành chức năng có đ.ánh giá lại những thành tựu, hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ một cách khách quan, khoa học. Qua đó làm rõ hiệu quả của các hình thức bảo tồn, hình thức nào hiệu quả thì tiếp tục phát huy, hình thức nào chưa hiệu quả cần phải thay đổi, điều chỉnh...

Thực hiện nhiệm vụ này, Trường ĐH Trà Vinh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức một số hội thảo về âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, lãnh đạo các đoàn nghệ thuật, lãnh đạo ngành văn hóa, các viện trường... Từ năm 2008 đến nay, Trường ĐH Trà Vinh tổ chức rất nhiều cuộc điều tra, khảo sát, sưu tầm thực địa các địa phương ở Nam Bộ và cả lặn lội sang đất bạn Campuchia... Nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng theo từng điều kiện ở các tỉnh ĐBSCL một cách phù hợp.

Theo PGS.TS Phạm Tiết Khánh, trên cơ sở xác định đúng các hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong và ngoài nước, chúng ta kịp thời đưa ra giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay. Đây là t.iền đề để chúng ta ứng xử phù hợp với các giá trị âm nhạc truyền thống Khmer Nam Bộ cũng như các giá trị âm nhạc mới hình thành, các hiện tượng mới xuất hiện. Qua đó giúp âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ tìm được tiếng nói chung, ngôn ngữ chung để hội nhập và phát triển...

Quốc Ngữ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Con gái nuôi "vua cải lương" đăng ảnh gây lóa mắt, xứng danh hậu duệ gia tộc danh giá nhất
09:09:26 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Chồng mất nhưng đêm nào cũng có người đàn ông lạ mò lên giường, tôi run cầm cập cho đến khi thấy gương mặt của người đàn ông này
10:45:24 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 50: An Nhiên làm hại Kitty sau khi phát hiện sự thật cuối cùng về Nghĩa
10:36:56 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc nữ phụ sang chảnh trong "Những nẻo đường gần xa"

Sao việt

14:32:17 02/07/2024
Luôn xuất hiện với ngoại hình sang chảnh và chỉn chu, Yên (Bích Thủy thủ vai) được nhận xét có nhan sắc có phần còn nổi bật hơn cả nữ chính Đông (Cù Thị Trà).

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái

Du lịch

14:32:08 02/07/2024
Nà Hẩu xinh đẹp, quyến rũ và trù phú trước ưu đãi của thiên nhiên nằm gọn giữa chốn thâm nghiêm của hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh càng trở nên kiêu hùng

Sau 2 năm xa cách, vợ chồng lại có đêm 'hợp nhất', sau lần gần gũi mặn nồng anh thủ thỉ một câu khiến tôi 'lạnh người'

Góc tâm tình

14:30:29 02/07/2024
Trước khi rời đi anh quay sang nói một câu khiến tôi bất ngờ, cả đêm cũng không thể nào chợp mắt. Tôi ly hôn chồng được hai năm.

Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo hậu quả từ các cuộc tấn công leo thang ở Gaza

Thế giới

14:29:18 02/07/2024
Trong cuộc điện đàm, ông Bagheri Kani chỉ trích chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza và những lời đe dọa tấn công vào lãnh thổ Liban của Israel.

Anh Tú Atus gây bất ngờ với ngoại hình khác lạ trong "Anh trai say hi"

Tv show

14:20:43 02/07/2024
Được khán giả yêu mến sau 3 tập phát sóng Anh trai say hi , Anh Tú Atus bất ngờ trình làng bộ ảnh mới với tạo hình ấn độc lạ từ trước đến nay.

Điểm danh món ngon ở Phan Thiết bạn không nên bỏ lỡ

Ẩm thực

13:55:07 02/07/2024
Lẩu thả, gỏi cuốn cá trích, cá lồi xối mỡ, bánh căn, bánh xèo, bánh hỏi lòng heo... những đặc sản nhất định bạn phải thử nếu đến Phan Thiết hè này.

Nữ luật sư 46 t.uổi mặc đẹp không kém sao Hollywood, phong cách từ công sở tới dạo phố đều sang trọng

Phong cách sao

13:54:15 02/07/2024
Nữ luật sư Amal Clooney sở hữu phong cách trẻ trung và sang trọng, đáng để quý cô trên 40 t.uổi học hỏi.Nữ luật sư Amal Clooney là vợ của nam diễn viên nổi tiếng George Clooney.

Mbappe chế giễu cầu thủ Bỉ đốt lưới nhà

Sao thể thao

13:33:53 02/07/2024
Kylian Mbappe chế nhạo Jan Vertonghen sau khi hậu vệ người Bỉ phản lưới nhà vào phút chót, đưa tuyển Pháp vào tứ kết EURO 2024.

Xây "chuồng cọp" để mua bán m.a t.úy

Pháp luật

13:03:48 02/07/2024
Để đối phó với lực lượng Công an trong quá trình mua bán m.a t.úy, Trần Văn Thân gia cố nhà theo kiểu chuồng cọp . Tuy nhiên, hành vi của đối tượng không qua mắt được Công an huyện Quỳ Châu.

Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28

Tin nổi bật

13:00:14 02/07/2024
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có 45 hành khách và tài xế, phụ xe. Rất may, vụ tai nạn chỉ khiến một số hành khách bị thương.

Lịch âm 2/7 - Âm lịch hôm nay 2/7 chính xác nhất - lịch vạn niên 2/7/2024

Trắc nghiệm

12:46:58 02/07/2024
Xem lịch âm hôm nay ngày 2 tháng 7; theo dõi âm lịch hôm nay, thứ Ba ngày 2 tháng 7 năm 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.