Tại những vùng xảy ra xung đột vũ trang, trẻ em Syria phải chen chúc học bài trong hang động tối tăm, ẩm thấp hay các lớp học loang lổ vết đạn và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Tình hình chính trị bất ổn khiến cuộc sống của trẻ em ở Syria không thể yên bình. Đường đến trường của các em trở nên khó khăn, nhiều em thậm chí không được đi học. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, trường học rất đơn sơ, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu giáo dục cơ bản.
Ngôi trường đặc biệt ở làng Tramla thuộc tỉnh Idlib được xây dựng trong hang động. Mỗi sáng, học sinh học 4 tiếng với các môn tiếng Ả Rập, tiếng Anh, Toán và giáo lý. Các em ngồi chen chúc trên tấm thảm nhỏ, chăm chú lắng nghe bài giảng.
Video đang HOT
“Cháu học tập trong hang động. Môi trường không lý tưởng lắm nhưng vợ chồng thầy giáo đối xử với chúng cháu rất tốt. Cả lớp ngồi học trên mặt đất, không nhìn rõ lắm vì hang động khá tối”, nam sinh 14 tuổi Ali Khaled Stouf cho biết.
Vợ chồng thầy Mohamed quyết định mở trường dưới mặt đất làm nơi học tập cho khoảng 100 học sinh. Hầu hết gia đình các em phải thường xuyên di tản vì các cuộc xung đột vũ trang.
Vào những ngày mưa, trường học ngập nước. Thầy trò dựng lều trên mặt đất làm lớp học tạm bợ. Tuy nhiên, thầy Mohamed thích dạy học dưới mặt đất hơn. “Tôi cảm thấy hang động là nơi an toàn nhất để tránh các cuộc nã pháo và không kích”, thầy nói.
Tỉnh Idlib là căn cứ của nhiều nhóm vũ trang. Vì thế, nơi đây trở thành mục tiêu chính trong các cuộc không kích từ chính phủ. Tại trường Souriya al-Ammal (tiếng Syria có nghĩa hy vọng) ở thị trấn Maarat al-Numan, các bức tường và phòng học đầy vết đạn và thỉnh thoảng lại đổ sập. Ngôi trường này thường xuyên được sửa chữa để đáp ứng nhu cầu học tập của 250 học sinh.
“Chiến tranh ảnh hưởng nghiêm trọng tới giáo dục. Phần lớn trường học bị phá hủy. Máy bay chiến đấu là mối đe dọa lớn nhất với chúng tôi. Bầu trời ở đây gần như không ngày nào vắng bóng tiêm kích”, Abdullatif al-Rahoum, lãnh đạo trường Souriya al-Ammal, cho hay.
Gần thị trấn Saraqib, chiếc xe tải lưu động được sử dụng làm nơi giảng dạy, học tập của thầy trò vùng chiến. Đây là nỗ lực của nhóm tình nguyện nhằm hỗ trợ những đứa trẻ bị tước quyền đến trường.
Trong những lớp học tạm bợ, học sinh thiếu thốn mọi mặt, đặc biệt là sách giáo khoa. Giáo viên tỉnh Idlib chủ yếu sử dụng sách do các hội từ thiện cung cấp hoặc lấy lại sách cũ từ Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự hỗ trợ của tổ chức giáo dục thuộc đảng đối lập.
Mounir Abdelaziz, thành viên của tổ chức giáo dục, cho biết, các trường ở thị trấn Douma, ngoại ô thủ đô Damascus, đều sử dụng sách cũ và đã qua chỉnh sửa.
“Chúng tôi cho phép các trường giảng dạy theo chương trình chung của Bộ Giáo dục nhưng giảm tải một số phần. Những bài liên quan chính quyền Tổng thống Assad bị loại bỏ”, ông nói.
Theo Zing
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...