Trẻ em Việt Nam đang phụ thuộc vào Internet như thế nào?
Học online trong một thời gian quá dài, khiến trẻ em ngày càng phụ thuộc vào internet, đặc biệt là nhu cầu giải trí.
Gia đình có 2 cậu con trai, Nam Khánh năm nay học lớp 8, em trai Long Khánh đang học lớp 4. Cả 2 vợ chồng đều phải đi làm nên chị Hải đành phải để hai con tự giác việc học online. Hơn 4 tháng qua, thời gian mà 2 cậu con trai của chị dành cho Internet đã tăng đáng kể.
“Cháu dành từ 8h-17h. Sau mỗi giờ học, cháu lại xem Youtube. Trong mỗi giờ học, tiết nào thấy không hứng thú thì cháu sẽ vào Internet xem Facebook, Youtube”, em Nam Khánh cho biết.
Đây cũng là hiện trạng chung của nhiều gia đình khi bố mẹ không thể trực tiếp quản lý việc sử dụng Internet của con. Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam đang là một trong 20 nước sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới, thời gian sử dụng trung bình của 94% người dùng tại nước ta là 6 tiếng mỗi ngày. Đáng báo động khi tỷ lệ trẻ em sử dụng và phụ thuộc vào Internet, đặc biệt trong mùa dịch ngày càng gia tăng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hải, Quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Bạn bé chơi một vài lần, bạn ấy thích và say mê. Hồi xưa nếu thưởng thì sẽ là thưởng đi chơi, xem phim. Còn bây giờ, bạn ấy muốn thưởng bằng việc chơi game”.
Thưởng cho con bằng việc chơi game hoàn toàn có thể trở thành một trong những lý do khiến trẻ phụ thuộc nhiều hơn. Không chỉ tạo ra những thói quen không tốt cho trẻ mà việc này còn khiến trẻ đối mặt với nhiều rủi ro.
Trò chuyện cùng con về những nội dung lành mạnh, thiết lập phần mềm quản lý Internet từ xa là cách chị Hải và nhiều phụ huynh áp dụng gần đây. Đó hoàn toàn có thể trở thành một biện pháp để những bậc làm cha, mẹ yên tâm hơn khi tại nhiều địa phương việc học online vẫn đang tiếp tục
TV Neo QLED và cách Samsung thỏa mãn nhu cầu giải trí tại gia
Với màn hình lớn đến 85 inch, độ phân giải cao 8K và công nghệ Quantum Mini LED mới, TV Neo QLED của Samsung cho thấy khả năng đáp ứng tốt nhu cầu giải trí tại gia.
Dù không thể tụ tập xem Euro tại quán với màn ảnh lớn như mọi năm, anh Hoàng Hải (quận 2, TP.HCM) không cảm thấy quá phiền lòng. Để thưởng thức các trận cầu sôi động tại nhà, anh đã "tậu" chiếc TV 75 inch với giá gần 180 triệu đồng. Theo anh Hải, đây là khoản mua sắm đúng đắn khi TV mang lại trải nghiệm hình ảnh, âm thanh sống động, giúp cảm xúc xem bóng đá trọn vẹn hơn.
"Là fan bóng đá, tôi thích TV màn hình lớn để có cảm giác xem hào hứng hơn, nhất là với giải lớn như Euro. Đồng thời, vào thời gian giãn cách xã hội, chiếc TV 75 inch sẽ đáp ứng tốt hơn cho các nhu cầu xem phim hay chơi game tại nhà của gia đình tôi", anh Hải cho hay.
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu giải trí tại gia càng được ưu tiên. Giống anh Hải, nhiều người dùng không ngại chi tiền cho những chiếc TV màn hình lớn và độ phân giải cao. Theo dự báo của Grand View Research , phân khúc TV màn hình trên 65 inch tăng trưởng kép hàng năm CAGR 14% (từ 2021 đến 2028). Nắm bắt xu hướng này, Samsung nỗ lực đa dạng hóa dòng sản phẩm TV màn hình lớn với đại diện mới nhất là Neo QLED 8K.
Tiếp nối nỗ lực dẫn dắt thị trường
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Omdia, Samsung nắm giữ 32,9% thị phần TV toàn cầu về doanh thu bán hàng trong ba tháng đầu năm. Trong đó, phần lớn đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của TV QLED và TV màn hình lớn. Với kết quả đạt được, gã khổng lồ Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị thế thương hiệu TV số 1 thế giới suốt 15 năm.
Samsung dẫn đầu thị phần TV quý đầu năm nhờ sự tăng trưởng của TV QLED và TV màn hình lớn.
Hành trình dẫn đầu thị trường TV của Samsung bắt đầu từ năm 2006, nhờ thành công của dòng TV LCD Bordeaux. Lấy cảm hứng từ ly rượu vang nước Pháp, LCD Bordeaux phá bỏ chuẩn mực của TV hình hộp truyền thống với thiết kế mỏng nhẹ, sang trọng. Vào thời điểm ấy, sản phẩm trở thành trào lưu mới trên thị trường TV, góp phần đưa Samsung vươn lên vị trí số 1 về thị phần TV LCD.
Những năm sau đó, Samsung liên tục xác lập loạt kỷ lục mới về như: TV LCD mỏng nhất thế giới (2009), TV 3D Full HD đầu tiên trên thế giới (2010), TV màn hình cong đầu tiên trên thế giới (2013), TV UHD màn hình cong lớn nhất thế giới (2014), TV SUHD duy nhất thế giới không có cadmium (2016)...
Tiếp đó, Samsung trình làng TV QLED 8K đầu tiên và lớn nhất thế giới vào 2019; TV màn hình vô cực đầu tiên trên thế giới vào 2020. Đây là hai đại diện nổi bật cho thế hệ TV mới, vượt khỏi tiêu chuẩn truyền thống, giúp người xem được đắm chìm vào từng nội dung giải trí.
Ra mắt đầu năm nay, Neo QLED tiếp nối nỗ lực đa dạng hóa dòng TV cao cấp màn hình lớn của Samsung. Bên cạnh màn hình lớn đến 85 inch và độ phân giải 8K, sản phẩm trang bị công nghệ Quantum Mini LED mới, mang đến trải nghiệm hình ảnh và màu sắc khác biệt cho người dùng.
Neo QLED 8K giúp các trận cầu thêm cuốn hút.
Nhà sản xuất Hàn Quốc cho biết, nhờ chiến lược tập trung vào các dòng TV QLED cao cấp và TV cỡ lớn đã giúp công ty đạt được doanh số bán hàng cao bất chấp tình hình kinh tế, xã hội nhiều biến động. Theo Omdia, doanh số TV QLED toàn cầu đạt 2,68 triệu chiếc trong quý đầu tiên, tăng 74,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Samsung chiếm 2,01 triệu chiếc.
Năm 2020, thương hiệu Hàn Quốc đã bán được tổng cộng 7,79 triệu chiếc TV QLED. Với việc ra mắt TV Neo QLED, Samsung kỳ vọng vọng doanh số TV QLED của hãng sẽ đạt 10 triệu đơn vị trong năm nay. Con số này được đánh giá khá khả quan, khi nhu cầu giải trí tại gia ngày càng được coi trọng. Chưa kể, sức nóng của các giải bóng đá lớn như Euro hay World Cup cũng hứa hẹn giúp mẫu TV này được quan tâm nhiều hơn.
Mang đến nhiều trải nghiệm khác biệt
"Với tư cách là công ty dẫn đầu ngành TV toàn cầu trong 15 năm, Samsung hoàn toàn cam kết phát triển các sản phẩm không chỉ mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời mà còn lấy người dùng làm trung tâm", ông Choi Yonghoon, Phó tổng giám đốc điều hành mảng kinh doanh màn hình hiển thị tại Samsung chia sẻ khi Neo QLED trở thành mẫu TV đầu tiên được Hiệp hội Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin (VDE) trao chứng nhận "Bảo vệ mắt".
Để đạt được chứng nhận này, dòng TV QLED 2021 của Samsung đã hoàn thành các thử nghiệm về mức độ "An toàn cho mắt" theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và "Nhẹ nhàng cho mắt" theo tiêu chuẩn này Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (CIE). Nhờ vậy, người dùng có thể yên tâm bảo vệ sức khỏe khi theo dõi các trận bóng xuyên suốt thời gian 90 phút.
Neo QLED 8K đạt chứng nhận bảo vệ mắt của VDE.
Vừa qua, dòng TV này tiếp tục đạt chứng nhận Tối ưu hóa âm thanh theo không gian (Spatial sound optimization) của VDE cho tính năng SpaceFit Sound. Với tính năng này, dù đặt TV trong phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc, người dùng vẫn có thể cảm nhận được âm thanh chân thật như nhau.
"SpaceFit Sound tối ưu hóa âm thanh bằng cách phân tích môi trường xung quanh. Những gì chúng tôi muốn là khách hàng của chúng tôi có thể thưởng thức TV của họ mà không gặp rắc rối", ông Choi Yonghoon nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Neo QLED mở ra không gian giải trí khác biệt nhiều tính năng, công nghệ hấp dẫn. Nổi bật là Multi View cho phép người dùng chia TV làm 4 khung hình để vừa xem bóng đá, vừa phát nội dung video call, tin tức, mạng xã hội... từ điện thoại. Ngoài ra, TV còn tích hợp công nghệ Motion Xcelerator Turbo và FreeSync Premium Pro giúp các chuyển động trên game trở nên mượt mà hơn, giảm thiểu tình trạng giật, lag.
Neo QLED giúp trải nghiệm xem bóng tại nhà thêm thú vị nhờ tính năng Multi View.
Với nhiều ưu điểm nổi bật, Neo QLED là minh chứng rõ nét cho cam kết của Samsung trong việc không ngừng sáng tạo và cải tiến để nâng cao trải nghiệm của người dùng. Ông Nguyễn Minh Tâm - Giám đốc điều hành Ngành hàng Điện tử Nghe nhìn, Công ty Điện tử Samsung Vina, chia sẻ: "Samsung luôn đi đầu trong công nghệ hiển thị, chúng tôi một lần nữa mang đến cho người tiêu dùng các phiên bản TV mới, cao cấp với nhiều tính năng vượt trội. Tôi tin tưởng dòng Neo QLED sẽ đem lại trải nghiệm nghe nhìn khác biệt cho thị trường Việt Nam".
Vợ ăn lương chồng Giá trị của người phụ nữ, đôi khi không còn là câu chuyện thành đạt thế nào, kiếm được bao nhiêu tiền, mà nằm ở rất nhiều câu chuyện không tên khác. Gia đình chị theo mô hình "phu xướng, phụ tùy", anh "gia trưởng" ra ngoài kiếm tiền, chị "hiền thê" ở nhà nội trợ chăm con. Chị thấy ổn, chồng chị...