Trẻ em Việt kiều chung tay gây quỹ vaccine cho Việt Nam
Với những hành động nhỏ bé nhưng có sức lan tỏa lớn, nhiều em nhỏ gốc Việt trên thế giới đang nỗ lực gây quỹ vaccine Covid-19 cho Việt Nam.
“Việt Nam cố lên! Con yêu Việt Nam” là lời gửi gắm của hai chị em Anne-Vy, 5 tuổi, người Mỹ gốc Việt, được chia sẻ trên page Chung tay vì Việt Nam – Unite for Vietnam trong chiến dịch gây quỹ 10.000 liều vaccine cho quê ngoại.
Ngoài lời nhắn nhủ dễ thương, Anne-Vy và em gái một tuổi Maiane sẽ góp một tiết mục múa trong Talents Show: Sống để yêu thương, chương trình trực tuyến nhằm cổ vũ tinh thần cho người dân Việt Nam chống dịch, cũng như hưởng ứng chiến dịch gây quỹ vaccine.
Hai chị em Anne-Vy và Maiane tại Mỹ. Video: Facebook/Chung tay vì Việt Nam.
“Dù chỉ mới phát động từ giữa tháng 6, ý tưởng chương trình Talents Show do nhóm Chung tay vì Việt nam khởi xướng đã lan toả trong khắp các gia đình Việt đang sinh sống tại Mỹ và sang cả châu Âu”, chị Phạm Hằng, đại diện tại Việt Nam của chương trình Chung tay vì Việt Nam, chia sẻ với VnExpress .
Chị Hằng cho biết tính đến hôm nay, chương trình đã nhận được 60 tiết mục đăng ký tham dự với nhiều hạng mục như vẽ tranh, hát, nhảy, đàn, ảo thuật… Thông qua chương trình, các em đều muốn góp một phần công sức nhỏ bé để cùng với quê hương Việt Nam đẩy lùi đại dịch.
“Tấm lòng của những em bé mang dòng máu Việt cũng làm lay động trái tim của người lớn, nhắc nhở chúng ta về truyền thống “cây có cội, suối có nguồn”, chị nói.
Những bức tranh của các em bé gốc Việt gửi về chương trình Talents Show sẽ được tổ chức đấu giá trực tiếp trên page của chiến dịch. Nhà tài trợ đưa ra mức giá cho sản phẩm muốn mua ở trong mục comment mỗi ảnh sản phẩm. Từ ngày 28/6, ban tổ chức sẽ kết nối nhà tài trợ có mức giá cao nhất với tác giả/người đại diện qua Facebook để thực hiện việc chuyển khoản và chuyển phát sản phẩm. Toàn bộ số tiền đấu giá sẽ được chuyển tới Quỹ Vaccine phòng COVID-19 Việt Nam (VFVC).
Bức tranh của Vicky Lê, học sinh lớp 8 gốc Việt tại Texas, Mỹ. Ảnh: Facebook/Chung tay vì Việt Nam.
Chiến dịch “10.000 liều vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam” được nhóm Chung tay vì Việt Nam cùng hàng chục tổ chức người Việt ở Mỹ và một số quốc gia khác như Canada phát động từ ngày 5/6, không lâu sau khi chính phủ thành lập VFVC.
Chiến dịch kéo dài gần một tháng không chỉ là dịp để người Việt ở nước ngoài hưởng ứng lời kêu gọi hỗ trợ cho quỹ vaccine của chính phủ, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái tốt đẹp bấy lâu nay của người Việt.
Chiến dịch đã có hơn 300 lượt quyên góp và thu về hơn 26.000 USD. Từng giao dịch và khoản tiền ủng hộ đều được cập nhật thường xuyên trên trang Gofundme của chiến dịch và toàn bộ số tiền sẽ bắt đầu chuyển giao cho VFVC từ ngày 1/7, sau khi chiến dịch kết thúc vào ngày 30/6.
“Tôi rất cảm động với tinh thần và sự ủng hộ của người Việt trên toàn thế giới để gây quỹ vắc-xin COVID-19 cho Việt Nam. Trong hoàn cảnh nào, đang sinh sống hay làm việc ở đâu, người Việt cũng đang thể hiện tình cảm đoàn kết, yêu thương nhau để cùng vượt qua đại dịch”, chị Hằng nói.
Nhiều thành phố của Đức mở cửa trở lại
Dù đang phải vật lộn với làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, một số thành phố của Đức vẫn chuẩn bị mở cửa trở lại.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Ở thành phố Tuebingen, cuộc sống dường như đã trở lại bình thường. Bất chấp các cuộc tranh luận vẫn diễn ra trên cả nước về việc có cần siết chặt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, thành phố Tuebingen thực hiện chiến lược riêng với việc thiết lập các trung tâm xét nghiệm COVID-19 miễn phí, cho phép những người có kết quả xét nghiệm âm tính được phép ra ngoài ban ngày, có thể đi mua sắm, tới các điểm văn hóa hoặc ăn uống ngoài trời. Ước tính, lực lượng chức năng Tuebingen đã thực hiện khoảng 50.000 xét nghiệm COVID-19 trong vòng 2 tuần. Để đảm bảo an toàn, người dân vẫn phải tuân thủ việc đeo khẩu trang và giãn cách khi đến các địa điểm công cộng.
Tương tự Tuebingen, thành phố Weimar, miền Trung nước Đức, cũng đã mở cửa các cửa hàng và viện bảo tàng đón khách là những người có kết quả xét nghiệm âm tính. Bang Saarland thậm chí còn mong muốn chấm dứt phong tỏa từ ngày 6/4 tới, thông qua việc kết hợp xét nghiệm kháng thể nhanh và các biện pháp đảm bảo yêu cầu y tế nhằm mở cửa rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và các quán ăn ngoài trời.
Nhiều thành phố cũng đang theo dõi chặt chẽ việc thực thi các biện pháp này, cũng như lên kế hoạch để áp dụng. Trong bối cảnh xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được cho là dễ lây lan hơn, xu hướng này cũng đã gây nhiều tranh cãi. Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nhà lãnh đạo vùng thực thi các biện pháp phòng, chống dịch đã được nhất trí.
Ngay trong ngày 30/3, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer thông báo nhà chức trách nước này sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất đường biên giới trên bộ trong vòng từ 8 - 14 ngày tới. Tất cả những người nhập cảnh nước này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Cảnh sát có thể phạt những người không xuất trình được kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hoặc chưa hoàn thành bản khai đăng ký trực tuyến trước khi nhập cảnh.
Tại Italy, dù nhiều nơi vẫn đang phải áp đặt các biện pháp hạn chế, song các trường học và viện bảo tàng ở vùng Lazio, ngoại ô thủ đô Rome đã mở cửa trở lại sau 2 tuần đóng cửa. Hiện khu vực này đã được xác định lại, chuyển từ "vùng đỏ" sang "vùng vàng" có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thấp hơn. Nhà chức trách Italy đã áp đặt lệnh phong tỏa "vùng đỏ" vào cuối tuần, bắt đầu từ ngày 3/4 tới nhằm hạn chế số ca nhiễm mới.
Lý do Trung Quốc trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 cho người cao tuổi Trong khi người cao tuổi là đối tượng được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên ở nhiều quốc gia vì đây là nhóm dễ bị tổn thương trước mối đe dọa của bệnh COVID-19, điều này đã không xảy ra ở Trung Quốc cho đến nay. Một người dân cao tuổi được tiêm chủng ở Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa xã Theo Báo...