Trẻ em tự tin khởi nghiệp
Chị em sinh đôi Song Lâm tham gia Kiddie Shark gọi vốn cho dự án hồ bơi di động để không phải trả bố tiền phí thuê hồ bơi nữa
Không ít bậc cha mẹ cho rằng không nên cho con sử dụng tiền quá sớm, đặc biệt là những số tiền lớn và chuyện khởi nghiệp, kinh doanh chỉ dành cho người lớn.
Thế nhưng trẻ con hoàn toàn có thể khởi nghiệp, kinh doanh, tự do sáng tạo, phát triển toàn diện nếu người lớn có những phương pháp đúng đắn. Những câu chuyện trong chương trình truyền hình thực tế về các nhà khởi nghiệp nhí đáng để ba mẹ suy nghĩ.
Những nhà khởi nghiệp nhí
Những dự án kinh doanh như hồ bơi di động, nhà hàng, lớp dạy chữ đẹp cho trẻ em… là những dự án khởi nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư thành công lên đến vài chục, vài trăm triệu của các bé từ 7 đến 15 tuổi trong một chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp cho trẻ em.
Trong chương trình Kiddie Shark – Sếp nhí khởi nghiệp, một dự án giao hàng ở chung cư đến từ đội Shipper “nhanh như chớp” của bé Vân Lê đã kêu gọi thành công 50 triệu đồng đầu tư cho 15% cổ phần.
Về ý tưởng, Vân Lê chia sẻ: “Dự án Shipper Kids (giao hàng nhí) hoạt động vào ngày hè ngay trong khu đô thị của mình. Dự án ra đời sẽ giúp các bạn nhỏ có thể hạn chế việc phụ thuộc vào thiết bị công nghệ, có thể giao lưu vận động nhiều hơn và đặc biệt là kiếm được thu nhập để mua món đồ mình thích”.
Dù khởi nghiệp ở tuổi nhỏ lại chọn ngành shipper vất vả và nhiều rủi ro, với sự am hiểu và quyết tâm, cô bé đã hoàn toàn chinh phục được người lớn. “Con sẽ không hủy bỏ vì dự án này con đã đặt rất nhiều tâm huyết vào nó nếu không được đầu tư con vẫn giữ hoạt động kinh doanh này vì nó là một dấu mốc của con. Dấu mốc đầu tiên con bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của con” – Vân Lê quyết tâm.
Tương tự, dự án mở trường dạy viết chữ đẹp của bé Nguyễn Hồ Vy (9 tuổi) đã kêu gọi thành công 60 triệu đầu tư từ Shark Thuỷ cho 25% cổ phẩn và đầu tư cơ sở vật chất để mở trường. Vy đã có ba năm đứng lớp dạy viết chữ đẹp cho các bạn nhỏ trong xóm, bên cạnh kèm làm bài tập toán, Anh văn, Tiếng Việt và có dịch vụ cộng thêm như bán mực, bút máy, sửa bút…
Bé Hồ Vy dù mới 9 tuổi nhưng em đã bắt đầu dạy rèn chữ đẹp cho các bạn nhỏ từ lúc 6 tuổi
Chị em sinh đôi Khuê Lâm, Hương Lâm thì thuyết phục các nhà đầu tư với dự án khởi nghiệp táo bạo: dạy bơi cho trẻ em trên hồ bơi di động. Bố là thầy dạy bơi, hai bé xin bố thuê hồ bơi để dạy bơi cho các bạn nhỏ, bố đồng ý với điều kiện chia khoảng 50% học phí mỗi bạn.
Dự án này khiến nhiều người phải băn khoăn vì những rủi ro có thể xảy đến khi để trẻ em dạy bơi. Nhưng các con đã gọi vốn thành công, con có thể biến ước mơ thành hiện thực nhờ bố sẽ là người đỡ đầu, cam kết giúp con thực hiện dự án khi nhà đầu tư 90 triệu với 20% cổ phần.
Video đang HOT
Chị em sinh đôi Song Lâm tham gia Kiddie Shark gọi vốn cho dự án hồ bơi di động để không phải trả bố tiền phí thuê hồ bơi nữa
Thế mới thấy, trẻ em hoàn toàn có khả năng kinh doanh, khởi nghiệp với số tiền lớn với những ý tưởng được nảy nở từ chính cuộc sống hàng ngày của các em nếu được ba mẹ và cộng đồng khuyến khích, tin tưởng.
Tư duy khởi nghiệp và phát triển toàn diện
Thông qua những ý tưởng, cách trình bày, thuyết phục người lớn đầu tư của các bé, nhiều phụ huynh ngạc nhiên và học hỏi được nhiều điều trong việc giáo dục con.
Chị Kim Ngọc (quận 11, TP.HCM) chia sẻ: “Bình thường tôi rất hiếm khi nói chuyện với con về tiền bạc, về công việc kinh doanh của mình. Nhưng qua các ý tưởng khởi nghiệp tôi xem được, quan trọng là con có một kế hoạch rất bài bản, khoa học và sự quyết tâm như lúc trình bày thì tôi nghĩ các con hoàn toàn làm được và bé nhà tôi cũng có thể như thế. Tôi nghĩ mình cần nghe con, hỏi con và đồng hành cũng con nếu con thích kinh doanh từ nhỏ”.
Cho con theo dõi chương trình khởi nghiệp, chị Ngọc nhận thấy những chương trình này giúp con hiểu được các kiến thức khô khan về tài chính một cách nhẹ nhàng hơn, biết cách chủ động trong chi tiêu cá nhân hay hình thành ước mơ từ sớm.
Phụ huynh cũng có được những phương pháp giáo dục con sáng tạo như phải tạo động lực sự hào hứng cho các con bằng dự án có tính thực tế, khởi nghiệp cũng nằm trong số đó để dám đối mặt với thất bại, phải tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình.
ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh – thành viên Hiệp hội Tâm lý TP.HCM, chuyên gia nghiên cứu tâm lý trẻ em của Công ty CP Anh ngữ Apax Leaders – cho rằng trẻ từ 2 đến 6 tuổi thì được sống trong thế giới tưởng tượng, còn trẻ từ 7 đến 10 tuổi và hơn nữa, bắt đầu mang những trí tưởng tượng của chúng sang thế giới thực tế.
Đó cũng là lúc chúng cảm thấy thế giới không còn thần tiên nữa, cho chúng biết được rằng để biến được ước mơ thành sự thật thì con phải chuẩn bị cho mình nhiều kỹ năng. Con phải có kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng triển khai kế hoạch, chưa hết, con phải có kỹ năng thuyết phục người khác, kỹ năng làm cho người ta tin điều con tin sẽ trở thành sự thật.
Với vai trò là đơn vị phối hợp thực hiện và tài trợ chính cho sân chơi khởi nghiệp nhí – Kiddie Shark, ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) – người sáng lập, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Egroup, đơn vị sở hữu chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax, chủ tịch của Quỹ Tài năng khởi nghiệp Apax Leaders – cho rằng:
“ Trong nhiều mảng đầu tư, tôi xem ba yếu tố sau là quan trọng: ngoại ngữ, khả năng quản trị công nghệ và khả năng lãnh đạo. Với chương trình Sếp nhí khởi nghiệp – Kiddie Shark, các em nhỏ được tạo môi trường khởi nghiệp ngay từ nhỏ. Thông qua đó, các em vừa được học, vừa được làm, đồng thời có thêm nhiều kiến thức khác“.
Chủ tịch của Quỹ Tài năng khởi nghiệp Apax Leaders – ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy)
Với việc thành lập Quỹ Tài năng khởi nghiệp Apax Leaders, Shark Thủy cho biết phải đầu tư vào con người để làm sao có được đầu ra là những đứa trẻ lớn lên thành người và thành công. Kiến thức chuyên môn là cần thiết, song lối sống cần có định hướng, ước mơ.
Kiddie Shark là sân chơi cho các bạn nhỏ có cơ hội trình bày các ý tưởng, dự án hoặc sản phẩm cụ thể, được gọi tắt là các Dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư của chương trình để gọi vốn.
Chương trình tìm kiếm, nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp. Đồng thời hướng dẫn, thực hành các kỹ năng lãnh đạo từ việc thiết lập mục tiêu, xây dựng dự án, kết nối nguồn lực, vận hành và tổ chức kinh doanh với những mô hình phù hợp với lứa tuổi của các bạn nhỏ.
Đặc biệt chương trình hướng đến việc khuyến khích sự tự tin, khơi dậy năng lực, giúp trẻ có những ước mơ, mục tiêu rõ ràng, có ý thức quan tâm đóng góp các giải pháp cho cộng đồng và xã hội.
Kiddie Shark mong muốn mở ra hướng đi mới trong cách giáo dục con trẻ theo phương thức rèn luyện kỹ năng bằng trải nghiệm thực tế, chính vì vậy chương trình không chỉ tạo được sự hào hứng đối với các bạn nhỏ khi tham gia chương trình, mà các các khán giả nhí cũng sẽ nhận được những bài học bổ ích, lý thú khi theo dõi qua màn ảnh nhỏ.
Theo Tuổi trẻ
Tại sao học sinh cần trải nghiệm thực tế?
Báo cáo mới nhất của Viện Mitchell, Kết nối thế giới học tập và công việc, cho biết, hợp tác với ngành công nghiệp và cộng đồng là yếu tố quan trọng để chuẩn bị tốt hơn cho trẻ em và thanh thiếu niên cho công việc và cuộc sống trong tương lai. Chính phủ các nước cần đóng vai trò hàng đầu để đảm bảo điều này sẽ được thực hiện.
HSSV có thể tích lũy kinh nghiệm quý giá từ các chương trình tư vấn và khởi nghiệp. Ảnh: alliancebusinesscoaching
Tầm quan trọng của sự hợp tác
Tiếp xúc với thế giới công việc tạo cơ hội cho sinh viên xây dựng mối liên hệ với các chuyên gia bên ngoài mạng lưới gia đình thông thường của họ, từ đó tích lũy kiến thức bằng cách thực hiện các thử thách trong bối cảnh thực tế. Điều này mang lại một số lợi ích giá trị, làm phong phú thêm việc học ở trường, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên và giúp họ phát triển các kỹ năng như giải quyết vấn đề, hợp tác và khả năng phục hồi. Đây là những yếu tố rất hữu ích trong công việc và cuộc sống.
HSSV đã có thể tích lũy kinh nghiệm quý giá từ các chương trình tư vấn và khởi nghiệp trong ngành, nhưng đây không phải là hướng đi của tất cả. Với những người trẻ tuổi dành nhiều thời gian hơn cho giáo dục chính quy, họ thường không kết nối với môi trường công việc trước 20 tuổi. Đối với những học sinh này, khi họ hoàn thành chương trình giáo dục của mình, thời gian chuyển đổi trung bình từ giáo dục sang làm việc toàn thời gian có thể lên đến 5 năm, thay vì 1 năm. Theo truyền thống, học tập tập trung vào ngành công nghiệp thực tế đã được đề cập trong giáo dục và đào tạo nghề, nhưng tỷ lệ tham gia vào con đường hướng nghiệp đang giảm.
Định hình sự lựa chọn nghề nghiệp
Giới trẻ ngày nay có nhiều cơ hội tiếp cận thế giới công việc, thông qua các buổi nói chuyện về nghề nghiệp, cố vấn và du ngoạn đến các trang web việc làm có thể áp dụng cho học sinh từ bậc tiểu học đến trung học, đặc biệt đối với học sinh có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tiếp xúc sớm với công việc là yếu tố quan trọng để đảm bảo HSSV có thể đưa ra quyết định sáng suốt về con đường sự nghiệp trong tương lai.
Các nhà giáo dục cần làm gì?
Đã có những nỗ lực đưa quan hệ đối tác trong ngành học vào chương trình nghị sự quốc gia trong thập kỷ qua. Các nhà giáo dục cũng đã có sáng kiến nhằm mang lại những lớp học hiệu quả nhờ sự kết nối với công việc thực tế. Tuy nhiên, họ cần giải quyết một số rào cản mang tính hệ thống đang ngăn cách mối quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp phát triển với các trường học, bao gồm các yêu cầu về an toàn cho trẻ em, sức khỏe, an toàn nghề nghiệp, và các chính sách mua sắm thiết bị mới. Tại Australia, các nhà hoạch định đang thiết kế một hệ thống giúp việc hợp tác trở nên dễ dàng hơn và đảm bảo chúng có sẵn trong tất cả các trường học trên khắp đất nước Australia.
Những gì chính phủ Australia có thể làm
Tiếp xúc sớm với công việc là yếu tố quan trọng để bảo đảm HSSV có thể đưa ra quyết định sáng suốt về con đường sự nghiệp trong tương lai. Ảnh: washington
- Theo dõi các mối quan hệ đối tác trong ngành học để đảm bảo công bằng và hỗ trợ lập kế hoạch. Ngoài ra, chính phủ cần theo dõi nơi đang diễn ra sự hợp tác, những vấn đề liên quan, sự hiệu quả và những gì họ đã bỏ lỡ. Thông tin này có thể thông báo cho các nhà cải cách của chính phủ nhằm đảm bảo các nguồn lực được phân bổ công bằng trên toàn hệ thống giáo dục, hỗ trợ các trường học và ngành công nghiệp lên kế hoạch hợp tác hiệu quả.
- Quan hệ đối tác cần thời gian và nguồn lực. Vì thế, chính phủ có thể hỗ trợ giáo viên 2 điều này. Giáo viên cần thời gian để tham gia vào các mối quan hệ đối tác, mang lại cho họ sự học hỏi và hỗ trợ chuyên nghiệp để dễ dàng tạo điều kiện cho các mối quan hệ đối tác hiệu quả. Điều này có thể bao gồm sử dụng các trung gian, có nhiều hình thức, chẳng hạn như các cơ quan cao nhất của ngành, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.
- Để quan hệ đối tác thành công ở mọi nơi, chính phủ cần giải quyết các rào cản cơ cấu (vấn đề pháp lý và quản trị), rào cản thông tin (tìm đối tác để kết nối và hiểu cách đáp ứng cả nhu cầu của trường và ngành), rào cản công bằng (đảm bảo các trường đều được kết nối với những đối tác công nghiệp phù hợp).
Những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc trong thời đại kỹ thuật số đang chuyển đổi với tốc độ chóng mặt. Vì thế, nếu hoạt động độc lập, các trường học không thể thúc đẩy sự kết hợp phức tạp của STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học), kỹ năng số và chuyển giao, như hợp tác, giải quyết vấn đề và giao tiếp, mà những người trẻ sẽ cần trong sự nghiệp tương lai. Những điều này nằm ngoài khả năng của giáo dục thuần túy. Kết hợp lớp học và nơi làm việc mang lại nhiều lợi ích chung, nhưng có thể khó thực hiện trong thực tế.
Thục Uyên
Theo Theconversation/GDTĐ
Trẻ em có như búp trên cành? Hết bị đánh, bị xâm hại, bị đuối nước, bị bạo hành đến bị bỏ quên trên xe bus dẫn đến tử vong, điều đó khiến dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi liệu giờ đây trẻ em có còn được xem là "búp trên cành"? "Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan" là hai câu...