Trẻ em tập đu dây từ cao ốc thoát hoả hoạn
Sau nhiều vụ cháy cao ốc, một nhóm phụ huynh Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) đã cho con tham gia buổi học “thoát lửa” tại Đại học Phòng cháy Chữa cháy.
Mở đầu buổi học kỹ năng này, nhóm giảng viên đưa học sinh vào phòng kín và yêu cầu tất cả nhắm mắt để nghe kể chuyện. Sau đó, họ bất ngờ tạo ra đám cháy giả (bằng khói không độc) và hô hoán để các bé chạy ra ngoài. Cửa chính bị kẹt khiến cảnh tượng chen lấn hỗn độn. Có em bật khóc vì quá sợ hãi.
Buổi học được tổ chức tại Lương Sơn, Hòa Bình (cơ sở 2 của Đại học Phòng cháy Chữa cháy). Với trang thiết bị đầy đủ và đảm bảo an toàn, các giảng viên liên tiếp tạo ra những tình huống giả định như vượt chướng ngại vật hay đu dây thoát hiểm từ nhà cao tầng để rèn kỹ năng thoát hiểm cho học sinh.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng nhóm phụ huynh, là người đầu tiên tham gia màn đu dây thoát hiểm. Chị cho biết, nhóm thường xuyên tổ chức cho các con đi chơi, dã ngoại vào dịp cuối tuần. Đây là lần đầu tiên có buổi dã ngoại kết hợp học tập kỹ năng phòng cháy chữa cháy.
Khuôn mặt căng thẳng của bạn Nguyễn Hoàng khi lần đầu bị treo lơ lửng ở tầng 3. Sau khi xuống mặt đất an toàn, Hoàng tỏ ra thích thú và muốn trải nghiệm thêm lần nữa.
Hầu hết các bé tham gia buổi học đều là học sinh lớp 5. Số khác ít tuổi hơn được phụ huynh đưa đi cùng. Tất cả được dạy cách vượt qua nỗi sợ hãi để thoát hiểm.
Video đang HOT
Buổi học diễn ra với sự hướng dẫn của các sinh viên Khoa chữa cháy. Họ cho biết, lính cứu hỏa còn phải tập nhảy từ tầng 4, cứu người bằng thang chuyên dụng… Việc cứu người thoát nạn sẽ rất khó khăn nếu bản thân người dân không được trang bị kỹ năng cần thiết.
Bé Ngân mới 6 tuổi nhưng vẫn mạnh dạn tham gia màn đu dây từ tầng cao xuống mặt đất. Chị Thùy Dương, mẹ của bé, bảo, gia đình ở tầng 14 của một chung cư trên phố Trần Bình. “Sau khóa học này, tôi sẽ đề nghị chung cư lắp đặt thêm hệ thống dây cáp và ròng rọc để tăng cơ hội thoát hiểm cho cư dân”, chị Dương chia sẻ.
Thượng úy Nguyễn Danh Luân, giảng viên Khoa chữa cháy, cho biết, các khóa học Phòng vệ thông minh thường xuyên được nhà trường tổ chức phối hợp với các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội.
Anh Luân chia sẻ về những hiểm họa cháy nổ có thể xảy ra tại trường học và bày tỏ lo lắng khi nhiều học sinh còn thiếu kỹ năng thoát hiểm.
Sau những tai nạn cháy nổ, đặc biệt là vụ cháy lớn tại chung cư CT4 Xa La (Hà Đông), nhiều phụ huynh cảm thấy an tâm hơn khi được trang bị thêm kỹ năng thoát hiểm cho bản thân và các con của mình.
Theo Zing
Vật dụng cứu mạng cần phải có để phòng cháy chung cư
Liên tiếp các vụ cháy chung cư ở Hà Nội khiến người dân không khỏi lo lắng nhiều người tìm mua các đồ bảo hộ chữa cháy để thoát hiểm.
Thang dây thoát hiểm là một trong những món đồ được nhiều người ưu tiên mua khi ở các tầng cao của chung cư, đặc biệt ở những tầng thang cứu hộ không thể đến.
Tại các cửa hàng bán đồ bảo hộ chữa cháy, bán thang dây trên đường Yết Kiêu, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn, Nguyễn An Ninh, khách hàng có thể mua được sản phẩm này với giá từ 500.000 đồng trở lên (với loại xuất xứ Trung Quốc, tùy độ dài, ngắn của thang dây).
Ngoài ra các loại thang dây thoát hiểm TH02 (giá 2,1 triệu), TH01 (1,1 triệu loại 10m), Aptes... hoặc dây đai Autoland (khoảng 3 triệu). Tùy theo độ dài của thang, giá thang dây có thể lên tới 9 - 15 triệu đồng/bộ.
Hiện nay, đai dây và thang dây là hai dạng bán phổ biến. Đai dây gồm điều tốc- điều chỉnh tốc độ của người sử dụng khi tiếp đất. Phần đai ôm quanh hông được thiết kế với bản to, độn mút mềm giúp hạn chế ma sát giữa lưng và đai đỡ. Phần giá đỡ của thang dây làm bằng thép, tạo điểm bám một phía. Giá của đai dây khá đắt đỏ.
Thang dây loại đơn giản hơn gồm các hai móc khóa cố định một đầu, trục thang là hai dây bản sợi tổng hợp, các thanh thép được gắn vào dây chịu lực để người dùng bước theo bậc xuống phía dưới. Chúng có giá "mềm" hơn.
Mặt nạ chống khói cũng là món đồ thoát hiểm được người dân ở các chung cư tìm mua. Khảo sát thị trường, giámặt nạ chống ngạt khói dao động từ 70.000 - 300.000 đồng/chiếc (tùy nhãn hiệu). Loại đơn giản chỉ có phần chụp vào mũi, có thể thay lõi than hoạt tính sau các lần sử dụng, mỗi lõi than giá 15.000 - 20.000 đồng.
Trong khi đó, loại đắt hơn, giá trên 200.000 đồng có thêm lớp bọc đầu. Theo quảng cáo, các loại mặt nạ này có thời gian phòng hộ từ 20 - 40 phút, bảo vệ toàn bộ vùng đầu trước tác hại của nhiệt độ và khói, lọc các loại hơi và khí độc phát sinh trong đám cháy.
Bình cứu hỏa cá nhân cũng là giải pháp có thể giúp người dân thoát hiểm nhanh chóng trong trường hợp chung cư cháy. Hai loại: Bình bột và bình khí CO2 có giá dao động từ 200.000 - 300.000 đồng (tùy trọng lượng bình).
Loại bình bột có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, được ký hiệu là A (chữa cháy chất rắn), B (chất lỏng), C (chất khí) và D hoặc E (điện). Nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.
Bình CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.
Thông thường, bình chữa cháy gia đình có thể chọn loại 2-5kg. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là người dùng phải tìm hiểu kỹ và biết cách sử dụng sản phẩm để ứng phó kịp khi có đám cháy. Kiểm tra đồng hồ đo áp, nếu đồng hồ về vạch đỏ thì bình không thể sử dụng.
Trang bị các vật dụng cứu hộ, thoát hiểm chống cháy khi ở nhà chung cư là điều cần thiết, song hơn hết người dân phải biết cách sử dụng chúng an toàn, thuần thục, đặc biệt khi dùng với trẻ em và người già phải lưu tâm.
Phối hợp kịp thời với đội cứu hỏa, cứu hộ cũng là một cách thoát hiểm an toàn. Ngoài ra, các buổi diễn tập về phòng cháy chữa cháy, các quy định về phòng cháy ở chung cư cũng là những điều không nên chủ quan bỏ qua, bởi những điều đó có thể hạn chế cháy nổ và có thể cứu mạng người dân trong tình huống nguy hiểm.
Theo_Kiến Thức
Liên tiếp cháy chung cư ở Hà Nội, trách nhiệm thuộc về ai? Liên tiếp xảy ra tình trạng cháy chung cư ở Hà Nội trong một thời gian ngắn, nhiều người đặt ra câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm? Liên tiếp xảy ra tình trạng cháy chung cư ở Hà Nội trong một thời gian ngắn, nhiều người đặt ra câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm? Giữa tháng 9/2015, chung cư HH4A Linh...