Trẻ em ở độ tuổi 5-15, nhất định phải học được 4 điều này
Nếu học được 4 điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống về sau.
Có những “ nhà giáo không cầm phấn”, đó chính là cha mẹ với con cái trong mỗi gia đình. Gia đình chính là “ trường học đầu tiên” và cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con. Mỗi lời nói và hành động của họ đều sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc xây dựng và phát triển tính cách của trẻ.
Khả năng bắt chước của trẻ vô cùng mạnh mẽ. Cha mẹ có thói quen hành vi tốt, trẻ cũng sẽ phát triển thói quen, hành vi tốt và ngược lại. Nhìn vào hành xử của một đứa trẻ, ta có thể thấy một phần văn hóa gia đình đó.
Từ sự đúc kết kinh nghiệm của rất nhiều gia đình có con thi đỗ vào Đại học Bắc Đại – Thanh Hoa – những trường đại học hàng đầu Trung Quốc và châu Á, người ra rút ra kết luận: Thành công của đứa trẻ phần lớn là do giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ. Trong đó, khi trẻ ở độ tuổi từ 5-15 tuổi, nếu học được bốn điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống về sau.
Thứ nhất, về bữa ăn
Không khó để thấy hình ảnh cha mẹ đuổi theo con cái, vừa năn nỉ, vừa dọa nạt để đút từng muỗng thức ăn. Nhưng từ khi còn nhỏ, tập để con ăn một mình so với cho ăn, lợi ích hơn rất nhiều. Khi tự xúc ăn, trẻ có thể tự mình phán đoán đã no hay chưa, tự mình học cách nhai kỹ nuốt chậm. Bản thân trong quá trình ăn uống, cũng sẽ học được cách phối hợp tốt hơn giữa đôi tay, miệng, bộ não.
Về thức ăn, dù con thích cũng không nên chiều trẻ cho ăn thịt càng nhiều càng tốt, bởi vì thịt nhiều chất béo, không có lợi cho sự phát triển trí tuệ. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn nhiều rau và trái cây hơn, tránh ăn quá nhiều đồ vặt. Trẻ phát triển tốt về thể chất mới có thể có năng lượng để học hành, vui chơi. Nếu không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu chất, trẻ bị suy giảm đề kháng, trẻ dễ mắc bệnh, mệt mỏi, thiếu tập trung, ảnh hưởng lớn đến học tập.
Thứ hai, về khía cạnh sức khỏe
Video đang HOT
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một giấc ngủ sớm và đều đặn có tác dụng giúp tăng chiều cao cho trẻ. Ngoài ra, trẻ nhỏ ngủ sớm còn nhận được một số lợi ích khác như cải thiện khả năng tập trung, học tập, tăng trí nhớ, thúc đẩy sức khỏe thể chất và tâm lý. Đừng bắt con học ngày học đêm, thay vào đó hãy lên kế hoạch học tập, giải lao hợp lý để trẻ có thể đi ngủ sớm và dậy sớm.
Khuyến khích con tập thể dục để tăng cường sức dẻo dai. Cho con thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời, hạn chế điện thoại di động, xem TV…
Thứ ba, về khía cạnh nghi thức
Một người có phẩm chất tốt không phải qua một đêm là có thể hình thành. Đây là quá trình tích lũy từ nhỏ bằng cách phát triển thói quen tốt, học cách cư xử, lịch sự. Ví dụ, khi ăn không nói chuyện, miệng không phát ra âm thanh, không cãi nhau; Khi đến nhà người khác làm khách, không thể tùy ý lấy đồ; Khi người ta giúp đỡ phải biết nói cảm ơn.
Không chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm vào người khác; Kính trọng người lớn tuổi; Chu đáo và tử tế với người khuyết tật; Hết giấy vệ sinh hãy tự thay cho người dùng sau; Khi có lỗi sai không đổ lỗi cho người khác, hãy tự mình thừa nhận thất bại và lỗi sai; Khi muốn đi qua ai đó hãy đi vòng sau lưng họ; Khi va vào ai phải xin lỗi trước.
Khi muốn mượn đồ hãy xin phép, và đợi người khác đồng ý mới được phép dùng; Thấy đồ rơi trên sàn hãy tự giác nhặt lên; Im lặng lắng nghe khi người khác nói, và nhìn vào mắt họ khi nói…
Đây là những nghi thức cơ bản và là những thói quen tốt trẻ cần hình thành từ khi còn nhỏ.
Thứ tư, trách nhiệm và tính toàn vẹn
Không ít đứa trẻ nghĩ rằng, thế giới phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Và hệ lụy là một đứa trẻ vô trách nhiệm với bản thân khi lớn lên khó có thể trở thành người có ích cho xã hội.
Nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của trẻ em từ khi còn nhỏ, hãy để trẻ học được những gì chúng có thể phải tự làm. Hãy khuyến khích con biết tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, tự chuẩn bị áo quần, sách vở để đi học, tự dọn giường ngủ, thu dọn góc học tập, đồ chơi gọn gàng. Trẻ phải làm các việc đó một cách tự nguyện và hiệu quả. Từ đó, trẻ mới hình thành được tinh thần trách nhiệm cho những việc lớn sau này.
Bài tập về nhà phải được hoàn thành trong thời gian quy định, không kéo dài để giúp trẻ có một khái niệm thời gian hiệu quả.
Một điều quan trọng khi dạy về trách nhiệm cho trẻ em là chính cha mẹ phải làm gương cho con về việc biết chịu trách nhiệm trước mọi việc. Không bao giờ dạy trẻ những điều mà chính cha mẹ lại không thực hiện được.
Khi giao công việc cho trẻ, cần chú ý không giao những việc vượt quá khả năng của trẻ. Nếu cần, bố mẹ có thể chia nhỏ những công việc lớn thành những việc nhỏ và hướng dẫn trẻ từng cách làm cụ thể.
Một đứa trẻ chỉ trưởng thành khi có trách nhiệm với chính bản thân mình. Rồi sau đó là trách nhiệm với gia đình mình. Trách nhiệm với người thân trong gia đình, và trách nhiệm với cộng đồng mình đang sống để có một xã hội tốt hơn, tử tế hơn.
Đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực
Thái độ sống là chìa khóa của hạnh phúc' và mỗi đứa trẻ khi lớn lên với suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.
Không ai khác, chính cha mẹ là người dạy cho trẻ những bài học đầu tiên, là người đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực mỗi ngày.
Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng tại trại hè do Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa) tổ chức.
Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên có những hành động tiêu cực, hủy hoại bản thân do nhiều nguyên nhân như: trầm cảm, áp lực học tập, bất đồng quan điểm với bố mẹ hoặc khi xảy ra các vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống. Khi sự việc xảy ra, dư luận xã hội đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thương cảm có, xót xa có và có cả những lời chỉ trích nặng nề... Thế nhưng, đằng sau mỗi câu chuyện đều là một bài học cay đắng, thức tỉnh các bố mẹ trong việc giáo dục, đặc biệt là xây dựng suy nghĩ tích cực cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Chị Lê Thị Phương, Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) cho rằng: "Trong thời đại công nghệ 4.0, làm bố mẹ hay con trẻ ít nhiều cũng đều chịu những áp lực riêng. Bố mẹ nào cũng yêu con và mong muốn điều tốt nhất cho con mình. Ý thức được những áp lực trong công việc, cuộc sống nên điều tốt nhất mà gia đình chúng tôi làm cho các con đó là xây dựng lối sống tích cực ngay từ khi còn nhỏ".
Chị Phương tâm sự, chị có 2 đứa con (con trai 14 tuổi và con gái 9 tuổi), mặc dù không có nhiều thời gian trò chuyện cùng các con, song thi thoảng chị vẫn kể những mẩu chuyện nhỏ về cuộc sống và mỗi tình huống xảy ra đều được chị hướng dẫn các con giải quyết theo hướng tích cực nhất. Thay vì những câu phàn nàn trước mặt các con thì chị thường nói về những việc tốt hoặc điều tích cực của vấn đề như: "Cô đồng nghiệp mới ở văn phòng mẹ tốt bụng lắm, cô thường xuyên giúp đỡ mẹ", "hôm nay con ném bóng tốt hơn buổi học trước"... đặc biệt là khi cả nhà cùng quây quần, vui vẻ bên nhau. Và chị cũng luôn nhắc nhở các con rằng, người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi mà là người có thái độ tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vào mỗi dịp hè, chị Phương cũng khuyến khích, đăng ký cho các con tham gia các khóa học trải nghiệm hoặc khóa học thể thao yêu thích để rèn luyện bản thân.
Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển các trung tâm giáo dục kỹ năng sống. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 28 công ty được cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ hành chính.
Tại Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa), vào mỗi dịp hè thường thu hút khoảng 200 - 300 học viên từ học sinh cấp tiểu học đến THPT tham gia các khóa trải nghiệm. Trong đó, các khóa học đều hướng đến 7 giá trị cốt lõi bao gồm: yêu thương, kiên trì, tích cực, dũng cảm, trách nhiệm, tự lập và tự tin.
Chị Nguyễn Thị Huế, Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa) cho biết: Thông qua các hoạt động theo đội nhóm, các con được giao lưu với nhiều độ tuổi, được sinh hoạt trong môi trường tập thể đầy tích cực và tính kỷ luật, trách nhiệm, đòi hỏi tình yêu thương bao bọc lẫn nhau. Đặc biệt, đối với các khóa rèn luyện về giao tiếp, ứng xử dành cho học sinh THCS, THPT sẽ giúp các em xây dựng niềm tin vào bản thân, vui vẻ, tích cực trong giao tiếp, ứng xử văn minh khi gặp xung đột. Mặc dù mỗi khóa học chỉ kéo dài 5 ngày, song điều quan trọng mà mỗi học viên được trang bị đó là sự tự tin, tích cực, tự chủ và tự giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, điều quan trọng của các chương trình rèn luyện còn giúp trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, lạc quan ngay cả với những điều rất nhỏ.
Hiện nay, cùng với việc giáo dục lối sống hàng ngày, rất nhiều gia đình khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao. Theo một số nghiên cứu, vận động thể thao sẽ giúp cơ thể tiết ra Endorphin và các hormone khác giúp giảm lo âu, tăng cảm giác vui vẻ, yêu đời. Trẻ được luyện tập thể thao thường xuyên sẽ khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần, góp phần bồi đắp lối sống tích cực.
Có thể nói rằng, việc xây dựng thái độ sống tích cực ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có xu hướng giải quyết các vấn đề một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, việc đồng hành cùng con xây dựng lối sống tích cực không có nghĩa rằng chúng ta thỏa hiệp mọi vấn đề và phớt lờ những mặt tiêu cực, mà quan trọng là các bậc cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực để nuôi dưỡng khả năng thích ứng của trẻ trong cuộc sống.
Lịch nghỉ hè năm 2022 của học sinh TPHCM Lịch nghỉ hè năm 2022 của học sinh TPHCM bắt đầu từ ngày nào? Nghỉ hè sẽ kéo dài bao lâu? Đọc ngay bài viết. Lịch nghỉ hè năm 2022 của học sinh TPHCM kéo dài bao lâu? Các cấp học, trường học ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có thời gian kiểm tra học kỳ và nghỉ hè trong khoảng thời gian...