Trẻ em, người già “gồng mình” chống chọi với giá rét
Rét đến tê cóng đang là cảm nhận của toàn bộ người dân thủ đô. Thời tiết chuyển rét hại khiến người già, trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch gia tăng
Trẻ em dễ mắc các bệnh về hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh
Gia tăng số ca mắc bệnh nặng
Toàn miền Bắc đang phải đối mặt với đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa đông. Nhiệt độ xuống thấp đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em. Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa Nhi tổng hợp (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, thời tiết chuyển rét đột ngột, không khí lạnh cường độ mạnh kèm theo mưa ẩm là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, hen suyễn, viêm phế quản… Tại Khoa Nhi tổng hợp, số ca mắc bệnh nặng có dấu hiệu gia tăng. Thông thường sau khoảng 4-5 ngày rét liên tục số bệnh nhi nhập viện tăng mạnh.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trong những ngày thời tiết lạnh đột ngột, trẻ nhập viện chủ yếu mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó nhiều trường hợp mắc viêm phổi nặng. Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hiện toàn khoa đang điều trị cho khoảng 100 trường hợp nội trú và dự báo số bệnh nhân sẽ tăng nhanh trong khoảng 1-2 ngày tới.
Thông thường, thời tiết lạnh, ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển, đặc biệt là virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố không thuận lợi về môi trường làm virus, vi khuẩn biến đổi dễ xâm nhập vào cơ thể gây ra các biến chứng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, cần giữ ấm đủ cho trẻ nhưng cũng lưu ý tránh trường hợp trẻ mặc quá ấm, toát mồ hôi rồi ngấm ngược vào trong, khiến trẻ bị cảm lạnh và sốt.
Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, uống đủ nước, ăn đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen rửa tay hàng ngày. Đặc biệt lưu ý, những ngày trời lạnh giá (dưới 10 độ C) chỉ nên cho trẻ chơi trong phòng, có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm nhưng phải đảm bảo không khí lưu thông.
Phòng tránh đột quỵ do trời rét
Trời rét cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người già. Bởi người cao tuổi thường ăn uống kém, thời tiết lạnh lại đòi hỏi phải có nhiều năng lượng để chống rét nên dễ dẫn đến suy yếu về mặt sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, nếu như ở trẻ em bệnh lý thường gặp khi thời tiết lạnh giá là các bệnh về đường hô hấp thì đối với người cao tuổi, nguy cơ thường trực là các bệnh tim mạch, huyết áp và đột quỵ. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu lạnh giá, số bệnh nhân đột quỵ nhập viện thường tăng khoảng 15-30%.
Bên cạnh đó, người cao tuổi thường gặp phải vấn đề suy giảm hệ miễn dịch, khi thời tiết lạnh buốt tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, từ đó dẫn đến tổn thương tim mạch. Đối với những người có sẵn bệnh tim mạch và huyết áp, nguy cơ đột quỵ càng tăng cao vào sáng sớm hoặc đêm khuya.
Video đang HOT
Để phòng bệnh hiệu quả, người cao tuổi cần phải bảo đảm chế độ dinh dưỡng, mặc đủ ấm đặc biệt giữ ấm đầu, cổ, bàn chân. Trước khi ngủ dậy, nên xoa tay, xoa chân cho ấm rồi mới bước xuống giường. Nên vận động, đi lại trong nhà, không nên ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Đối với những bệnh nhân có tiền sử tim mạch, huyết áp… cần đo huyết áp thường xuyên, uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ, kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt ăn nhạt.
Sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân nhập viện
Chiều 24-1, Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội do Phó giám đốc Hoàng Đức Hạnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống rét cho bệnh nhân tại Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Qua kiểm tra tại 2 bệnh viện: Số bệnh nhân vào điều trị giảm so với ngày thường nhưng số ca nặng do diễn biến thời tiết tăng lên. Trao đổi với PV Báo An ninh thủ đô, ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, đợt rét này, Sở Y tế đã yêu cầu toàn bộ các bệnh viện của thành phố phải tăng cường tránh rét cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phải bố trí đủ kíp trực, cơ số thuốc, sẵn sàng cấp cứu cho các bệnh nhân nhập viện.
Theo_An ninh thủ đô
Xem lại những hình ảnh của cụ Rùa hồ Gươm khi còn sống
Người Việt Nam vẫn thường gọi rùa khổng lồ sống ở hồ Gươm là "Cụ" với hàm ý tôn kính. Khi còn sống, cụ Rùa cũng luôn được người dân Thủ đô và cả nước đặc biệt trân trọng, quan tâm.
Rùa hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus leloii, họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudies), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn).
Trước đó, rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể nhưng có ba cá thể đã chết từ lâu (một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội và một đã chết năm 1962 - 1963 tại vườn hoa Chí Linh): Nguồn: hanoi.gov.vn
Theo giả thuyết của "nhà rùa học", PGS Hà Đình Đức, cụ rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào hồ Gươm. Chính vì vậy, người Việt Nam vẫn thường gọi rùa khổng lồ sống ở Hồ Gươm là "Cụ" với hàm ý tôn kính. Đây cũng là biểu tượng gắn liền với truyền thuyết Gươm thần và lịch sử giữ nước, là một phần tâm linh đáng trân trọng.
Cụ rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Theo thông tin chính thức, cụ Rùa là một cá thể cái, dài 1.260 mm, rộng 1.030 mm, nặng 169 kg khi bắt lên.
Vào khoảng năm 2011, cụ Rùa hồ Gươm liên tục nổi trên mặt nước do bị thương và môi trường ô nhiễm.
Những vết thương của cụ Rùa được chụp lại
Sau đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc, quyết định đưa cụ rùa hồ Gươm cách ly khám bệnh và chữa trị trong hơn 3 tháng rồi lại thả về tự nhiên. Đây cũng là khoảng thời gian nước hồ được làm sạch.
Chiến dịch quây bắt đưa cụ Rùa lên cạn đầy kịch tính khi đó đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân sở tại, các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước.
Đây là hình ảnh cụ Rùa hồ Gươm trong lần chữa trị vào năm 2011. Thời gian này, các nhà khoa học cũng tranh cãi về giả thiết ngoài cụ Rùa đang dưỡng thương trong hồ còn có hai cụ Rùa khác.
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh một cách thuyết phục và khẳng định rằng Hồ Gươm chỉ có duy nhất một cụ rùa. Theo PGS.TS Hà Đình Đức, trong suốt hơn 3 tháng đưa cụ rùa vào bể chữa trị, không thấy cụ rùa thứ 2, thứ 3... nào xuất hiện ngoài hồ nữa. Ở hồ Gươm lúc nào cũng có nhiều người túc trực, nếu có cụ rùa nào nữa xuất hiện thì chắc chắn sẽ phát hiện được ngay. "Tôi luôn khẳng định hồ Gươm chỉ có một cụ rùa", "nhà rùa học" cho hay.
Theo thống kê của PGS.TS Hà Đình Đức, sau khi được chữa thương, hàng tháng, rùa hồ Gươm đều nổi lên vài lần. Lần nổi lên gần đây nhất của "cụ Rùa Hồ Gươm" là vào trưa ngày 21/12/2015. Khi đó, "cụ Rùa" nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm - Hà Nội), "cụ" xuất hiện với mai bóng nhẫy, trơn mượt.
Vào chiều tối qua, cụ Rùa được phát hiện đã chết Sự ra đi của cụ Rùa hồ Gươm để lại nhiều tiếc nuối cho người dân bởi bởi hình ảnh "cụ Rùa" và Hồ Gươm từ lâu nay vẫn khá gắn bó với những hoài niệm về một Hà Nội giàu truyền thống lịch sử
Theo_VietNamNet
Chăm người già thành thị: Bài toán nan giải Không thê gửi cha mẹ vào các trung tâm dưỡng lão như kiểu Mỹ nhưng thu nhâp thâp mà còn phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc cha mẹ già yêu, ôm đau thì không biết lấy gì mà sống! Theo thống kê mới nhất, ở Nhật mỗi năm có hơn 100.000 người bị thất nghiệp vì phải xin nghỉ việc ở nhà...