Trẻ em nên học một ngôn ngữ mới như thế nào?
Làm sao để trẻ học một ngôn ngữ mới, hay bất cứ một điều gì mới, là một câu hỏi lớn. Chúng ta thực chất chưa từng hiểu một cách trọn vẹn quá trình học một điều mới diễn ra trong trí não của con người. Việc tiếp thu một ngôn ngữ của trẻ nhỏ cũng vậy.
Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta không thể đưa ra kết luận về phương pháp học như thế nào cho hiệu quả. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của chuyên gia về giáo dục trẻ em Mitchell Willcox – giảng viên tiếng Anh tạiLanguage Link Việt Nam. Ông cho biết, thực tế, dựa vào những phương pháp học khác nhau của trẻ, chúng ta có thể nhận thấy đâu là cách tốt nhất.
Từ một thí nghiệm giáo dục
Các nhà tâm lý học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) vừa đưa ra một bản nghiên cứu dựa trên một thí nghiệm đơn giản và chứa nhiều thông tin (Những chỉ dẫn hạn chế khả năng tìm tòi và khám phá tự nhiên). Họ đã đưa cho hai nhóm trẻ em riêng biệt một thứ đồ chơi làm từ rất nhiều những chiếc ống khác nhau. Mỗi ống có một đặc điểm riêng. Có chiếc kêu cọt kẹt, có chiếc có gắn một tấm gương bên trong…
Cả 2 nhóm trẻ đều được một người lớn hướng dẫn cách chơi đồ chơi đó. Ở nhóm thứ nhất, người chỉ dẫn hướng dẫn trẻ cách chơi trực tiếp và không đề cập hết tất cả những chức năng của những chiếc ống. Nhóm thứ hai được một người lớn phát đồ chơi cho một cách hào hứng. Thay vì hướng dẫn trẻ cách chơi, người này tạo cảm hứng cho trẻ thấy khám phá thứ đồ chơi này thật thú vị. Người hướng dẫn này kéo 1 chiếc ống và tỏ ra ngạc nhiên khi chiếc ống phát ra tiếng cọt kẹt và lặp đi lặp lại hành động đó. Và cô ấy tiếp tục nói chuyện với các emtrong khi không ngừng khám phá những chiếc ống. Giống như nhóm 1, giáo viên không đề cập tới tất cả những chức năng.
Sau đó, họ quan sát 2 nhóm trẻ chơi thứ đồ chơi này. Theo những gì các nhà khoa học nhìn thấy, nhóm trẻ thứ nhất không chơi lâu và cũng không khám phá được thêm nhiều chức năng của đồ chơi mà chỉ lặp lại những gì người chỉ dẫn đã làm mẫu (kéo cho ống kêu) rồi dừng lại. Tuy nhiên, nhóm thứ 2 chơi đồ chơi này lâu hơn và khám phá được thêm rất nhiều chức năng của nó. Một nhóm các nhà khoa học khác của Trường Đại học California, Berkeley cũng tiến hành một thí nghiệm tương tự nhưng phức tạp hơn một chút và đều đi đến cùng một kết luận.
Phương pháp những người lớn tương tác với mỗi nhóm trẻ đại diện cho những ý tưởng giáo dục khác nhau. Nhóm đầu tiên – với người chỉ dẫn cách chơi đồ chơi – là ví dụ của phương pháp hướng dẫn trực tiếp. Đây là phương pháp giảng dạy truyền thống, các giáo viên sẽ hướng dẫn tất cả mọi thứ. Nhóm thứ hai là ví dụ cho phương pháp học qua tham gia các trò chơi tương tác. Thí nghiệm đã cho thấy, phương pháp hướng dẫn trực tiếp đã hạn chế sự thích thú của trẻ trước đồ chơi cũng như khả năng tự khám phá và tìm hiểu của trẻ. Các em chỉ bắt chước người lớn và dừng lại ở đó. Nhóm thứ 2 cho thấy trẻ có thể tự học thông qua việc tự tìm tòi và khám phá. Thực tế, trong trường hợp này, trẻ học được nhiều hơn nhờ khám phá của chính mình.
Áp dụng trong dạy học ngôn ngữ thứ hai
Chúng ta đều học thứ ngôn ngữ đầu tiên khi chúng ta chưa biết đọc, và đó là ngôn ngữ mà ta thành thạo 100%. Con người sinh ra với bản năng tự nhiên trong học ngôn ngữ và nhu cầu giao tiếp. Đầu tiên, chúng ta chỉ biết khóc nhưng cho đến khi lên bốn, chúng ta lại có thể giao tiếp với gia đình và bạn bè như một điều kỳ diệu. Đó là một sự thay đổi đáng kinh ngạc từ việc không biết một ngôn ngữ nào trở thành thuần thục một ngôn ngữ khi 4 tuổi. Và bước tiến này được thấy ở tất cả chúng ta và ở mỗi đứa trẻ ta vẫn thấy thường ngày.
Quan sát những đứa trẻ trong một thời gian ngắn, chúng ta có thể thấy ba điều về cách các em học ngôn ngữ đầu tiên. Thứ nhất: trẻ không học ngôn ngữ đầu tiên tại trường vì vốn ở độ tuổi đó các em chưa đi học. Thứ hai: trẻ học được rất nhiều khi nghe người lớn nói chuyện dù không được học một bài học nào về các cấu trúc ngữ pháp. Thứ ba: trẻ khám phá ngôn ngữ đó qua việc trò chuyện với người lớn và mắc các lỗi sai trong ngôn ngữ hay qua chơi đùa và trò chuyện với những bạn cùng tuổi. Nhớ lại 2 nhóm trẻ trong thí nghiệm về đồ chơi. Một nhóm được hướng dẫn trực tiếp, trong khi nhóm thứ 2 được khơi gợi sự thích thú và khuyến khích tự khám phá. Kết quả là nhóm 2 đã học được nhiều hơn.
Ngôn ngữ là một dạng thức phức tạp hơn nhiều so với thứ đồ chơi đưa cho 2 nhóm trẻ đó. Như đã thấy, trẻ em có một khả năng đặc biệt trong học ngôn ngữ qua tự khám phá và nhận thức chức năng của nó. Giáo viên ngoại ngữ khi dạy một ngôn ngữ mới cho các em nên tận dụng khả năng đặc biệt này. Trẻ em thích vui chơi và thử khám phá bởi đó là cách học tốt nhất cho trẻ. Khi các em học ngôn ngữ thứ hai trên lớp, giáo viên phải hiểu sâu sắc cấu trúc của chương trình bao gồm mục tiêu của việc học từ vựng và ngữ pháp cơ bản, nhưng chương trình học cần được xây dựng dựa theo sở thích của các em, và cho các em được tự do nghe, thử khám phá và vui đùa với ngôn ngữ đó. Mặt khác, phương pháp hướng dẫn trực tiếp sẽ lấy đi những khả năng tuyệt vời nhất và quan trọng nhất trong việc tiếp thu của các em: tự khám phá và thử nghiệm. Với phương pháp hướng dẫn trực tiếp trong dạy ngữ pháp cho trẻ em, cho các em làm bài tập và học cho các bài thi, sử dụng sách giáo khoa, học thuộc lòng từ vựng đều là những phương pháp phản tác dụng.
Như thí nghiệm đồ chơi nói trên, những phương pháp này có thể kìm hãm khả năng khám phá và tác động tiêu cực đến khả năng tiếp thu của trẻ.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng với trẻ dưới 7 tuổi. Vì một lý do nào đó, trí não con người bắt đầu thay đổi trước tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành, mất đi khả năng dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ một cách tự nhiên. Và để học một ngôn ngữ mới ở độ tuổi này trở đi, trẻ cần được người lớn hướng dẫn trực tiếp.
Video đang HOT
Một buổi học của lớp Pre-Starters tại Language Link.
Câu chuyện Vua Khủng long
Tôi dạy lớp Pre-Starters 2 tại Language Link. Đây là lớp học cho những trẻ lần đầu học tiếng Anh. Lớp tôi có một cậu bé 6 tuổi mỗi ngày bước vào lớp đều nói với tôi: “Em là vua khủng long! Whoaaaaa!!!”. Và tôi trả lời: “Vậy ngài có thể làm gì thưa vua Khủng long?” Cậu bé sẽ kể cho tôi những sức mạnh đặc biệt của mình. Có thể nói cậu bé này có những kỹ năng xuất sắc nhất trong lớp. Tôi nghĩ điều này phần lớn nhờ có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh tại nhà. Tuy nhiên, việc cậu bé luôn chủ động sẵn sàng khám phá và vui đùa bằng tiếng Anh với tôi khiến tôi tin rằng cậu bé sẽ tiếp tục phát triển năng khiếu tiếng Anh xuất sắc nhất. Và tôi cũng tin cậu bé đạt được sự trôi chảy trong tiếng Anh sớm hơn các bạn không chủ động vui đùa bằng tiếng Anh trong lớp. Nói cách khác, với cậu bé này, tiếng Anh như một thứ đồ chơi để khám phá và vui đùa. Rõ ràng, cậu bé đã học rất nhanh.
Theo Mitchell Willcox
Theo dân trí
Tiếng Anh cũng có thể... đánh vần?.
Ai cũng nghĩ, để đọc, viết được một từ tiếng Anh nào đó, chỉ có cách học thuộc cách viết và cách phát âm từ đó
Nhưng theo các nhà khoa học, bộ não người trưởng thành chỉ chứa tối đa 1.800 từ. Vì vậy, để "đọc thông, viết thạo" tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào dường như cũng là điều rất khó khăn. Nhưng, ở I Cand Read, hệ thống học tiếng Anh mới du nhập vào Việt Nam, bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện tiếng Anh cũng có quy luật đánh vần giống tiếng Việt.
Tiếng Anh - ngôn ngữ "bất trị"?
Chị Nguyễn Vân Anh, mẹ của bé Mỹ Anh, học viên khóa đầu tiên của I Cand Read Hà Nội) chia sẻ: "Trước khi đi học thử cho con tại I Cand Read, mình cứ nghĩ tiếng Anh là ngôn ngữ "bất trị". Ngày học phổ thông, mỗi năm mình học tiếng Anh một thầy/ cô giáo khác nhau. Mỗi thầy/ cô lại phát âm một kiểu khác nhau. Kết quả là mình bị "tẩu hỏa nhập ma", không biết đâu là cách phát âm chuẩn, nên khi ra ngoài mình ngại giao tiếp bằng tiếng Anh lắm".
Không chỉ chị Vân Anh, bấy lâu nay, tất cả mọi người học tiếng Anh đều nghĩ, muốn phát âm được tiếng Anh chỉ có cách học thuộc từng chữ. Bởi vì, một chữ a có thể đọc là e trong apple, đọc là ây trong may, đọc là a trong mars. Chữ i trong line đọc là ai, nhưng chữ i trong linear đọc là "i".
Đó là chưa kể, bảng chữ cái tiếng anh lại được đọc theo tên của chữ cái ây(a), bi(b), xi(c), đi(d), i(e)... vốn không bao giờ có tác dụng gì trong việc đọc hay phát âm bởi vì các chữ đó khi ghép vào từ sẽ được phát âm theo cách khác.
Có lẽ đó là lý do tại sao tất cả mọi người học tiếng Anh đều chịu bó tay trong việc tìm ra quy luật đánh vần các từ mới và phải dựa vào trí nhớ để nhớ xem một từ được người khác (thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp) phát âm như thế nào và bắt chước theo. Tuy vậy, vấn đề là ở chỗ người dạy bạn từ mới đó lại nghe từ người khác và bắt chước lại và người khác đó lại nghe từ một người khác nữa. Chính vì vậy mà xảy ra tình trạng tam sao thất bản, mỗi thầy cô giáo đọc một kiểu.
Người học vì thế trở nên rất bối rối, không biết cách nào để đọc đúng. Thường họ sẽ áp dụng giải pháp trung bình, tức là tổng hợp tất cả những cách đọc mình được dạy và chọn phát âm theo cách đâu đó ở khoảng giữa hoặc chọn cách phát âm mà đa số người xung quanh mình dùng. Điều này khiến người sử dụng tiếng Anh hết sức thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài hoặc môi trường lạ vì luôn luôn không chắc cách mình phát âm có chuẩn không, người nghe có hiểu được không. Điều này đúng cả với những người thành thạo tiếng Anh và là một rào cản rất lớn cho việc giao tiếp.
Chính vì sự thiếu phương pháp trong việc đánh vần để đọc tiếng Anh, hầu hết người học dựa vào trí nhớ để nhớ cách phát âm các từ mới. Nhưng não bộ người trưởng thành chỉ chứa được tối đa 1800 từ (cách viết, cách đọc), ngoài giới hạn đó, rất khó để người học có thể nhớ thêm.
Reading class
"Từ kinh nghiệm xương máu của bản thân, mình hơi lo cho con khi bé bước vào tuổi đi học. Vì với người lớn, tìm ra được quy luật đánh vần và phát âm chuẩn tiếng Anh đã khó thì với trẻ em, việc này sẽ khó gấp bội. Nhưng khi đi học thử cho con ở I Cand Read, mình quá bất ngờ vì có thể học cách... đánh vần tiếng Anh tương tự như tiếng Việt. Mình tưởng như đang trở lại thời học lớp 1 với bảng chữ cái A, B, C vậy, thật thú vị".
Để có được lớp học đánh vần tiếng Anh như vậy, cách đây 20 năm, hai nhà tâm lý học là giáo sư Anthony Earnshaw và giáo sư Annabel Seargent của trường ĐH Charles Sturt, Úc đã cộng tác với nhau để gây dựng lên hệ thống dạy tiếng Anh được cho là thành công nhất tại châu Á hiện nay và lấy một cái tên rất đơn giản và ý nghĩa là I Can Read. Mục tiêu của I Cand Read là đơn giản hóa các quy luật đánh vần, biến nó từ một thứ rất hàn lâm thành các bài học vô cùng đơn giản và dễ hiểu cho trẻ em. I Can Read là một thành công lớn nhờ vào chương trình học độc đáo giúp học viên có thể phát âm chuẩn bất kỳ từ tiếng Anh nào ngay cả khi học viên chưa tiếp xúc với từ đó bao giờ.
Chương trình đặc biệt thành công ở Singapore nơi đa số người dân nói tiếng Anh theo một âm điệu mang nặng ảnh hưởng của tiếng Malay và tiếng Trung. I Can Read đã được hưởng ứng nhiệt liệt ở Singapore nhờ khả năng dạy cho các em bé Singapore phát âm rõ ràng và dễ nghe hơn rất nhiều. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có 17 trung tâm I Can Read mọc lên ở một quốc đảo nhỏ bé như Singapore với dân số chỉ trên 4 triệu người.
Ở các nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính như Thailand, Thổ Nhĩ Kỳ hay Indonesia, I Can Read cũng được hưởng ứng nhiệt liệt nhờ một chương trình kết hợp giữa chương trình đọc nói trên và chương trình giảng dạy mô phỏng một cách tự nhiên nhất quá trình trẻ em học ngôn ngữ của các nhà tâm lý giáo dục học.
Điều đặc biệt đó là hệ thống I Can Read hiện đã có mặt tai Việt Nam với 2 trung tâm ở TP.HCM và 1 ở Hà Nội. Sự xuất hiện của hệ thống mới mẻ này hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn phương pháp học tiếng Anh tại Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng một ngày nào đó người Việt Nam khi đi ra nước ngoài có thể tự tin chỉnh sửa lại cách phát âm của bạn bè nước ngoài, bất kể người bạn đó đến từ Anh, Úc, Mỹ nhờ những kiến thức độc đáo học từ I Can Read.
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm quận 3
15 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3, TP.HCM
Tel: (08) 3830 6775
Hotline: 0919 17 88 19
Email: nguyen.thien.thuat@icanreadsystem.com.vn
Trung tâm Phú Mỹ Hưng
S68-1 Lô R1-3, Sky Garden 3, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Tel: (08) 5410 6176
Email: phu.my.hung@icanreadsystem.com.vn
Hà Nội
Tầng 6, Tòa nhà Khu Vườn Nhỏ, Số 66 tổ 36 khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy
(Đi kịch đường Trung Hòa, rẽ phải, gần chung cư cao cấp Chelsea Park)
Điện thoại: 0966620066
Email: yen.hoa@icanreadsystem.com.vn
Theo VNE
Định hướng du học sớm cho con Để giúp con có thể du học thành công, phụ huynh cần chuẩn bị cho con hành trang để có thể vượt qua nhiều khó khăn đang đợi con mình phía trước như: rào cản về ngôn ngữ, khác biệt về phương pháp học, khó hòa nhập trong môi trường văn hóa mới, thiếu kỹ năng sống... Kinh tế ngày càng phát triển...