Trẻ em luôn cần kỳ nghỉ hè đúng nghĩa
Kỳ nghỉ hè của học sinh đang trôi qua rất nhanh. Tuy nhiên, làm thế nào để các em có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn, lo lắng của không ít bậc phụ huynh.
Tham gia sinh hoạt hè tại khu dân cư giúp các em có những trải nghiệm thú vị trong những ngày hè. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ tạo ý nghĩa cho ngày hè của con
Lâu nay, dịp nghỉ hè được gọi vui là “học kỳ thứ 3″ bởi lịch trình trải nghiệm mà các bậc cha mẹ “vẽ” ra ngay từ khi năm học còn chưa kết thúc và nhiều trẻ gần như không được tham gia lựa chọn.
Trên thực tế, trước mỗi kỳ nghỉ hè, việc gửi con ở đâu, cho con học thế nào, chơi ra sao là bài toán đau đầu với nhiều bậc phụ huynh. Ở thành phố, các khu tập thể cũ thì hầu như không có sân chơi cho trẻ, còn các khu chung cư mới xây, diện tích vui chơi lẽ ra là dịch vụ công ích thì đều bị thương mại hóa.
Bởi vậy, nếu không cho con đi học thêm cũng không có bà con ở quê để gửi thì đa phần phụ huynh sẽ chọn giải pháp “nhốt” con trong nhà “làm bạn” với máy tính, điện thoại hoặc thậm chí phải mang con lên cơ quan vì không có người trông nom.
Câu hỏi nhiều phụ huynh đặt ra là, ngày hè các em sẽ làm gì khi cha mẹ vẫn phải đi làm, không có điều kiện cho các em về quê hay tham gia các khóa học trại hè kỹ năng?.
Theo TS Vũ Thu Hương, nguyên Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, “Để mang lại những ngày hè vui chơi an toàn, đúng nghĩa cho trẻ, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm của mỗi gia đình. Các bậc cha mẹ, ngoài việc dành thời gian cho con, cần hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động góp phần giúp các em phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách… một cách toàn diện”.
Trẻ cần được tôn trọng, có quyền được vui chơi nhưng cha mẹ cần giúp con hiểu nhiệm vụ của mình. Hãy cho trẻ cơ hội thảo luận về kế hoạch cho những ngày nghỉ hè mà chúng là nhân vật chính. Không nên quá gò ép trẻ theo ý kiến chủ quan của người lớn mà cùng con lên kế hoạch cho những ngày hè thực sự bổ ích và đúng nghĩa, phù hợp sở trường và mong muốn của con.
Video đang HOT
Tham gia làm việc nhà là hình thức trải nghiệm kỹ năng tuyệt vời cho trẻ (Ảnh minh họa)
Nghỉ hè sao cho đúng nghĩa và bổ ích?
Không nhất thiết phải cho trẻ tham gia các trại hè, khóa học kỹ năng mà ngay tại chính gia đình, các bậc phụ huynh cũng có thể tạo môi trường để trẻ có thể học được những kỹ năng bổ ích.
Các em không bao giờ là quá nhỏ để học về trách nhiệm và sự sẻ chia. Cha mẹ hãy tùy vào độ tuổi và khả năng của con để thu hút trẻ tham gia vào các công việc thường ngày trong gia đình, những việc mà trong năm học trẻ không có thời gian và cơ hội tham gia, như việc dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, mua sắm,…
“Khi được tham gia làm những công việc thường ngày, trẻ sẽ học được những bài học gắn liền với cuộc sống của mình, từ đó hình thành lối sống có trách nhiệm, biết chia sẻ, tính tự lập, không ỷ lại vào người khác.
Bên cạnh đó, khi được phân công công việc, những đứa trẻ sẽ cảm thấy chúng là người quan trọng, có ý nghĩa trong gia đình, từ đó tăng thêm tình cảm, sự gắn kết giữa các thành viên”, TS Vũ Thu Hương chia sẻ thêm.
Mặt khác, TS Vũ Thu Hương cho rằng, hầu hết trẻ nhỏ đều thích các trò chơi, trẻ sẽ rất vui nếu mình là người chiến thắng. Nắm bắt tâm lý đó, các bậc phụ huynh hãy lần lượt đưa ra thử thách và giới hạn thời gian cho trẻ hoàn thành thử thách ấy.
“Đó có thể đơn giản là đọc và tóm tắt một cuốn truyện ngắn trong vòng 2 tuần, tập chơi một môn thể thao mới trong 2 tháng hè, học thuộc 5 từ mới tiếng Anh mỗi ngày… Mỗi khi hoàn thành xong một thử thách, trẻ sẽ có mong muốn tiếp tục chinh phục các thử thách tiếp theo, từ đó tạo ra động lực học tập chủ động ở trẻ”, TS Vũ Thu Hương gợi ý.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, thay vì cho trẻ đến các lớp học thêm để kiểm soát trẻ, cha mẹ hãy cho con em mình tham gia các hoạt động ngoài trời tại các công viên, hội chợ vào những ngày cuối tuần.
Dưới sự hướng dẫn của các đoàn viên thanh niên, các em có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian: kéo co, nhảy bao bố, ô ăn quan…; tham gia câu lạc bộ vẽ tranh, múa hát, võ thuật đây cũng là dịp để các em khám phá bản thân, phát huy tài năng.
“Các câu lạc bộ sinh hoạt hè tại khu dân cư là một môi trường lý tưởng để trẻ có thể phát huy được kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn hơn trong các mối quan hệ, thể hiện tài năng của mình”, TS Vũ Thu Hương nhận định.
Kim Thoa
Theo GDTĐ
Để trẻ em có kỳ nghỉ hè bổ ích và ý nghĩa
Hè về, khi các em nhỏ được nghỉ ngơi, tạm rời xa sách vở, trường lớp, cũng là nỗi trăn trở, lo lắng của các bậc phụ huynh về việc làm thế nào để con em có một kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú, lại tránh được những tai nạn thương tích đáng tiếc. Đây là vấn đề cần sự quan tâm không riêng của mỗi gia đình, nhà trường, mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Hàng quán lấn chiếm khoảng sân chung tại Khu tập thể Thành Công (Hà Nội).Ảnh: THƯỜNG DUY
Cũng như nhiều gia đình, khi kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, chị Nguyễn Thu Thủy ở thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai (Hà Nội), khá đau đầu trước bài toán cho con làm gì, chơi ở đâu mỗi khi hè tới. ịa phương tuy có nhà văn hóa, nhưng thiếu trang, thiết bị và người dẫn dắt tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, hấp dẫn. Tình trạng các sân chơi dành riêng cho trẻ lại càng thiếu. Chính vì thế, dù không muốn, gia đình chị vẫn phải đăng ký các lớp học thêm cho con như một hình thức gửi trẻ.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Quang Huy ở khu tập thể Mai Dịch (Cầu Giấy), cũng đang lo tìm phương án nghỉ hè phù hợp, an toàn cho các cháu. Ông Huy cho biết: "Tôi có hai cháu đang là học sinh trung học cơ sở. Nghỉ hè, các cháu chủ yếu ở nhà đọc sách, xem ti-vi, vì sân chơi ở khu dân cư nhỏ hẹp, người lại đông. Tôi cũng đã tham khảo một vài chương trình trại hè như học kỳ quân đội, công an và một số kỳ học tiếng Anh kết hợp vui chơi cho trẻ trong dịp hè. Các gói trại hè tập trung, mặc dù rất hấp dẫn, bổ ích lý thú, giúp trẻ em biết được nhiều kỹ năng cũng như rèn tính kỷ luật trong sinh hoạt, nhưng phần lớn lại có mức phí quá cao (dao động từ năm đến bảy triệu đồng cho một kỳ khoảng từ 10 đến 15 ngày)". Mức phí này rất khó phù hợp đối với những gia đình công chức, viên chức, người lao động có mức thu nhập trung bình. Còn giải pháp cho các cháu vui chơi tại các sân chơi tại các nhà văn hóa hoặc sân khu chung cư, tập thể... cũ cũng rất khó khả thi. Nguyên nhân là do quỹ đất hạn hẹp, nhiều nơi sử dụng diện tích chung vào các mục đích khác. Và không chỉ ở các khu tập thể cũ, qua khảo sát, tình trạng này cũng xảy ra tại các khu chung cư cao cấp ở Mỹ ình, Trung Hòa - Nhân Chính, Huỳnh Thúc Kháng, Văn Quán (Hà Nội). Mặc dù, khi rao bán căn hộ, chủ đầu tư các khu chung cư luôn quảng cáo về các tiện ích đi kèm như khu vui chơi công cộng rộng rãi, tuy nhiên trên thực tế, khoảng sân dưới các tòa nhà vẫn bị biến thành bãi trông giữ ô-tô, xe máy cho khách vào siêu thị, ngân hàng, nhà hàng... Do thiếu sân chơi, nhiều nơi các em chơi bóng đá và trượt pa-tin ngay trên vỉa hè tiềm ẩn nhiều yếu tố gây nguy hiểm. Tại nhiều khu phố, cứ đến giờ tan tầm, trong khi các phương tiện giao thông đang chạy nườm nượp dưới lòng đường thì các em lại vô tư rủ nhau chơi đá bóng trên vỉa hè. Chắc hẳn, bất cứ ai khi nhìn thấy những hình ảnh này đều cảm thấy lo sợ, bởi chỉ cần sảy chân để bóng lăn xuống lòng đường, rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và chính các em.
Không chỉ ở các thành phố lớn, tại các vùng nông thôn, tuy được coi là nơi đất rộng, người thưa, song sân chơi an toàn cho trẻ em vẫn là bài toán khó. Bởi lẽ hiện nay, nhằm đáp ứng về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phần lớn các địa phương đều xây dựng nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ các hoạt động hội họp, sinh hoạt của người dân, còn sân chơi cho thiếu nhi rất ít vì không có đồ chơi, dụng cụ, sách báo... Một số nơi có tủ sách, thư viện thì chủ yếu là sách báo cũ, đầu sách dành cho thiếu nhi nghèo nàn, lại không mở cửa thường xuyên. Nhiều hội trường nhà văn hóa chủ yếu được dùng làm nơi hội họp của chính quyền và các đoàn thể, còn sân thì dành cho người dân phơi rơm, thóc mỗi khi mùa màng đến. Anh Trần Hoàn, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết: "Vào mùa hè trẻ em chỉ có thể chơi trong khu dân cư, quanh quẩn với các trò thả diều, nhảy dây, hoặc rủ nhau ra sông hồ gần nhà để bơi lội. Do thiếu nơi vui chơi, không ít các em nhỏ tụ tập chơi những trò nguy hiểm... ó là chưa kể nhiều em ở cả thành phố lẫn nông thôn lại đang "hoang phí" những ngày hè vào những trò chơi độc hại, nguy hiểm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thiếu sân chơi an toàn và lành mạnh không chỉ dẫn tới những nguy hiểm khó lường. Ngày hè không phải đi học, không có chỗ chơi, các em "cố thủ" trong những căn phòng chật hẹp và "dán" mắt vào các thiết bị điện tử. Ít vận động, chỉ được giải trí qua các phương tiện nghe nhìn làm các em lười giao tiếp với mọi người, sống thu mình, khép kín, ngôn ngữ chậm phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường và các vụ trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng nhiều, gây bức xúc trong xã hội.
Để mang lại những ngày hè vui chơi an toàn, đúng nghĩa cho trẻ em, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm của mỗi gia đình. Các bậc cha mẹ, ngoài việc dành thời gian cho con, cần hướng trẻ tham gia các hoạt động tập thể, giải trí lành mạnh, góp phần giúp các em phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách... một cách toàn diện. Chính quyền các địa phương và ngành chức năng cần sớm có kế hoạch dành ngân sách hoặc thực hiện chủ trương xã hội hóa để duy tu, tôn tạo, xây dựng mới các điểm vui chơi an toàn, thân thiện cho trẻ em. Cùng với đó là các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức oàn thanh niên cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tạo ra những hoạt động hè sôi nổi, hấp dẫn, đa dạng hóa hình thức tổ chức để thu hút được đông đảo các em tham gia. Tạo dựng những sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh trong dịp hè là để mọi trẻ em đều có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện, để có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
"Trẻ em là tương lai của đất nước"... Mỗi người, mỗi gia đình, khu phố, cấp chính quyền, đoàn thể quần chúng cần thể hiện sự quan tâm bằng những hành động cụ thể, thiết thực trong việc tạo dựng sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh, để mọi trẻ em đều có được cơ hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn."
NGUYỄN HOÀNG
(Hội chuyên gia tâm lý giáo dục Hà Nội)
"Hà Nội đang phát triển chóng mặt với những tòa nhà "chọc trời", khu chung cư, khu giải trí chất lượng cao... mọc lên như nấm. Tuy nhiên, sân chơi cho thiếu nhi vẫn đang thiếu trầm trọng. Các bậc cha mẹ tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy mấy địa điểm như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Công viên Cầu Giấy, Công viên Lê-nin, Công viên Nghĩa Đô...".
NGUYỄN TRẦN HOÀNG
(Phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
"Ở các huyện, xã miền núi vùng cao thì vấn đề không gian chơi cho trẻ em càng khó khăn. Nếu có dịp lên bất cứ địa phương vùng cao nào như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái..., không khó để bắt gặp những đám trẻ con chơi những trò dễ xảy ra thương tích, mất an toàn".
NGUYỄN HẢI HÒA
(Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái)
KIM OANH
Theo Nhân dân
Bồi dưỡng GV thế nào cho hiệu quả? Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc bồi dưỡng giáo viên là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để việc bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV, cần bồi dưỡng những kiến thức nào để thiết thực, hiệu quả, tổ chức các...